Hoàng sa thuộc tỉnh nào? Cập nhật ngay những thông tin về Hoàng Sa

Là một người dân Việt Nam thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ gì với Hoàng Sa. Nhưng Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Và có những đặc điểm gì thì chắc không phải ai cũng biết. Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

Đôi nét về quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa hay còn có tên gọi khác là Tây Sa, đây là một tập hợp các hòn đảo thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một sự thật không thể phủ nhận là Hoàng Sa và cả Trường Sa đều là của Việt Nam.

hoàng sa thuộc tỉnh nào
Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15º45 đến 17º15 bắc; 111º đến 113º đông, án ngữ ngang tại cửa vịnh Bắc bộ, cách Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) – Quảng Ngãi hơn 120 hải lý.

Huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km², chiếm khoảng 23,76% tổng diện tích của thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa nằm cách đất liền 170 hải lý (khoảng 315 km).

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?

Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam đã từ rất lâu đời. Trong lịch sử hình thành, quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là “Bãi cát vàng”. 

Trong khi đó, tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ thế giới là Paracels. Quần đảo này bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm cũng như một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo Hoàng Sa nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2.

Phân nhóm quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa hiện nay được chia thành hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có một số tài liệu chia quần đảo này làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nhỏ nữa gọi là nhóm Linh Côn.

Nhóm An Vĩnh

Nhóm này sẽ bao gồm đảo Bắc, đảo Cây (hay đảo Cù Mộc), đảo Trung (đảo Giữa), đảo Đá, Đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay, cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, đảo Linh Côn, cồn cát Trung, hòn Tháp, đá Trương Nghĩa,  bãi Châu Nhai, bãi Bình Sơn, bãi Gò Nổi, bãi La Mác (phần kéo dài ở phía nam của bãi ngầm chứa đảo Linh Côn), bãi Quảng Nghĩa, bãi Ốc Tai Voi, bãi Thủy Tề.

nhóm đảo An Vĩnh
Nhóm đảo An Vĩnh nhìn từ trên cao

Nhóm Lưỡi Liềm

Nhóm đảo này bao gồm các thực thể địa lý nằm ở phía tây nam của quần đảo. Nhóm này hay còn được gọi là nhóm Trăng Khuyết hay là nhóm Nguyệt Thiềm. Nhóm Lưỡi Liềm thì bao gồm các đảo là Ba Ba, đảo Duy Mộng, đảo Bạch Quyđảo Hoàng Sa, đảo Lưỡi Liềm (là bãi đá trên đó có đảo Duy Mộng), đảo Hữu Nhật, đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo đá Bắc, đảo Tri Tôn, đá Chim Én (Yến), đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Hải Sâm, đá Trà Tây, bãi Đèn Pha chính là bãi đá trên có đảo Hoàng Sa, bãi Ngự Bình (là bãi đá ngầm nằm giữa đá Hải Sâm và cặp đảo Quang Hòa), bãi Xà Cừ,…

Thời tiết tại Hoàng Sa

Nhờ vị trí địa lý nằm giữa biển Đông nên quần đảo Hoàng Sa có một nền khí hậu điều hòa, không quá lạnh khi vào mùa đông và cũng không quá nóng khi sang mùa hè nếu đem so với những vùng đất ở cùng vĩ độ trong lục địa. 

Mưa ngoài biển thường xảy ra nhanh, ở Hoàng Sa thì không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có hiện tượng sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm trong khoảng 1170 mm. Vào tháng 10 thì có 17 ngày có mưa, trung bình 228 mm và đây sẽ là tháng mưa nhiều nhất. 

Không khí ở Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới nên ở cả Hoàng Sa Trường Sa đều có độ ẩm rất cao, ít khi nào độ ẩm rơi xuống dưới 80%. Trung bình vào tháng 6 thì độ ẩm ở Hoàng Sa sẽ suýt soát 85%.

hoàng sa thuộc tỉnh nào
Thời tiết một ngày hè tại Hoàng Sa

Bài viết tham khảo: Lục sát là gì? Ý nghĩa cùng cách hóa giải lục sát tránh vận hạn

Hy vọng rằng bài viết trên đây của supperclean.vn đã giúp bạn biết được Hoàng Sa thuộc tỉnh nào cũng như các thông tin khác có liên quan. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay trong bài viết này để chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé! Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.

4/5 - (24 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *