CTR là gì? Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt? Cách tính CTR

Hiện nay tỉ lệ CTR đã được biết đến tương đối rộng rãi tuy nhiên, nhưng vẫn còn không ít những thắc mắc được đặt ra xoay quanh chỉ số CTR là gì, chỉ số CTR đạt bao nhiêu là tốt nhất? Làm thế nào để tính cũng như đo lường được nó? Tất cả những câu hỏi này sẽ được supperclean.vn ciải đáp cho bạn thông qua bài viết ngay sau đây.

Chỉ số CTR là gì?

CTR là viết tắt của từ gì? What is CTR? CTR là từ được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “click-through rate”. Và nó có nghĩa là chỉ số thể hiện tỷ lệ nhấp chuột cho mỗi quảng cáo của bạn trên số lượt hiển thị tới các đối tượng khách hàng tiềm năng.

ctr là gì
CTR Facebook là gì?

CTR được cho là chỉ số quan trọng cho hầu như mọi chiến lược digital marketing của bất cứ doanh nghiệp nào để bạn có thể đo lường và đưa ra các kế hoạch nhằm tối ưu hiệu quả quảng cáo hơn.

Một tỷ lệ CTR cao có thể thông báo cho bạn biết rằng mẫu quảng cáo, nội dung và hình ảnh của bạn đã và đang hoạt động cực kỳ hiệu quả và không cần có thêm thay đổi gì. Chúng thu hút được sự chú ý lớn từ những đối tượng khách hàng tiềm năng. Và ngược lại, nếu tỷ lệ CTR quá thấp, bạn cần ngay lập tức điều chỉnh lại những nội dung quảng cáo của mình để tránh thất thoát chi phí không đáng có.

Tỷ lệ CTR cũng được nằm trong hệ thống thuật toán đánh giá của cả Google và Facebook. Nếu quảng cáo của bạn có tỷ lệ CTR tốt thì Google, Facebook sẽ chấm điểm chất lượng rất cao và ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn hơn nhiều lần so với những mẫu khác có độ uy tín thấp. Vậy nên, việc cải thiện tỷ lệ CTR là nhiệm vụ bắt buộc mà mỗi một marketer trong môi trường marketing online đều phải biết và học hỏi thêm.

Bài viết tham khảo: KOL là gì? KOLs là gì? Ý nghĩa của KOL & KOLs trong marketing

Một số thông tin cần biết về chỉ số CTR

CTR là chỉ số chính quan trọng

Tỷ lệ CTR cao được đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể sẽ liên quan đến thực tế nếu mọi người nhấp vào quảng cáo đó của bạn thì có nghĩa rằng chúng có đủ sự hấp dẫn để thu hút họ. Thêm vào đó, người nhấp vào quảng cáo càng nhiều thì tỷ lệ tương tác sẽ càng cao hơn và từ đó điểm CTR cũng được cải thiện rất nhiều, giá mỗi click cũng sẽ thấp hơn đồng thời tỷ lệ hiển thị cũng tăng theo, tiếp cận được lượng khách hàng lớn.

ctr là gì
CTR có vai trò quan trọng trong các chiến lược quảng cáo

CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác

CTR chính là thước đo chính xác nhất số người nhấp vào quảng cáo của bạn. Tuy nhiên nó cũng không trực tiếp phản ánh được tỷ lệ chuyển đổi trang đích như là số người gọi điện thoại đến các nhân viên kinh doanh của bạn. Chính vì thế mà CTR có thể chỉ có thể cho bạn biết được mức độ hấp dẫn quảng cáo là số lần nhấp chuột, nếu bạn đang cần kiểm tra mục tiêu chuyển đổi chứ không phải người xem thì CTR có lẽ sẽ không thể cung cấp được quá nhiều thông tin. Ví dụ cụ thể: Nếu bạn thấy quảng cáo đang có chỉ số CTR rất cao thế nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại rất thấp thì có thể cho thấy bạn đang tiếp cận 1 lượng đối tượng quá rộng vì vậy nên đã có những sự thay đổi.

CTR có  những mối quan hệ chặt chẽ với SEO

Đối với những bạn đang làm SEO thì chỉ số CTR cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi tỷ lệ nhấp chuột sẽ được xem là chỉ số đánh giá xếp hạng website có uy tín không. Nếu chỉ số CTR càng cao thì điều đó đã minh chứng rằng website của bạn có độ uy tín lớn và có sự thu hút tương đối ổn đến người xem. Google cũng sẽ ưu ái hơn cho những website có sự ủng hộ tích cực từ phía  người dùng.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt nhất?

Mỗi chiến dịch và mỗi từ khóa khác nhau thì đều sẽ có những chỉ số CTR khác nhau. CTR thì phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt trong đó phải kể đến nó phải phụ thuộc vào vị trí hiển thị quảng cáo cũng như site đặt.

Thông thường, đối với những tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR có tỷ lệ 2% trở lên sẽ được coi là tốt. Tuy nhiên, đối với các quảng cáo Facebook (CTR của Facebook ads), CTR tốt được đặt ra sẽ là 0,9%. 

ctr là gì
Chỉ số CTR bao nhiêu được cho là tốt?

Và nó cũng khác nhau khi phải phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng bạn đang bày bán là hàng cao cấp hay phổ thông. Chính vì thế, bạn cần theo dõi sát sao chỉ số CTR trung bình của từng ngành để có thể biết về đối thủ hiện đang ở mức bao nhiêu và cố gắng nâng chỉ số này lên trong các chiến dịch quảng cáo tiếp theo của mình.

Bài viết tham khảo: Thruplay là gì? Lượt thruplay là gì? Những thông tin cần thiết

Cách tính CTR như thế nào?

Cách tích chỉ số CTR khá đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được điều này 1 cách dễ dàng. CTR sẽ được tính bằng số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo trên số lần quảng cáo được hiển thị. Bởi vậy, nếu quảng cáo của bạn được hiển thị 100 lần và được click vào 1 lần thì tỉ lệ CTR tính ra sẽ là 1%.

Với mỗi dự án quảng cáo hay từ khóa khác nhau thì sẽ lại có một tỉ lệ CTR riêng được liệt kê cụ thể trong các tài khoản quảng cáo để người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và so sánh.

Cách giúp bạn tăng được chỉ số CTR

Xác định chính xác content của bài viết nào có CTR thấp nhất

Bạn có thể dựa vào các dữ liệu phân tích từ Google Search Console để có thể nắm được các số liệu quan trọng như là số lần nhấp chuột, số lần quảng cáo hiển thị, CTR, vị trí,… Lưu ý rằng, hãy tập trung kỹ vào các từ khóa/trang có tỷ lệ CTR dưới 20% và bỏ qua những từ khóa/trang có tỷ lệ nhấp trên 20%.

Tăng thêm cảm xúc cho người đọc

Cảm xúc có liên quan mật thiết đến lượt click chuột của người xem. Chính vì vậy muốn tăng được CTR thì bạn cần phải sử dụng các tiêu đề nhằm gia tăng cảm xúc đối với người đọc. Hãy xem 1 ví dụ cụ thể dưới đây:

Một tiêu đề tập trung vào nội dung SEO sẽ có dạng như sau: “Ung thư vú ở giai đoạn cuối: 10 điều mà bạn cần biết”. Tuy nhiên, hãy xem điều gì bất ngờ xảy ra nếu chúng ta viết lại nó và kèm theo dòng cảm xúc (sợ hãi): “Chẩn đoán mắc ung thư vú muộn, tỉ lệ sống chỉ còn lại 22% – Kiểm tra ngay ngày hôm nay” có lẽ sẽ khiến cho những người nhìn thấy tiêu đề muốn xem xét bài viết ngay lập tức đấy.

cách tăng chỉ số ctr
Thêm cảm xúc cho người đọc khi thấy tiêu đề

Không nên đặt những tiêu đề quá tập trung vào từ khóa

Một bài viết chuẩn SEO vẫn sẽ được áp dụng rằng đẩy từ khóa lên đầu là quan trọng nhất. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến tiêu đề trở nên rất nhạt nhẽo và khó làm người đọc nhấp chuột vào. Chính vì vậy bạn cần phải mạnh dạn để thay đổi cách đặt nặng tiêu đề kèm với từ khóa.

Viết bài dựa trên quan điểm cá nhân

Quan điểm cá nhân thường sẽ gây kích thích hơn cho người đọc để học click vào và ở lại bài viết được lâu hơn. Hãy thử đặt mình vào 1 vị trí khác có mối quan hệ như khách hàng thì bạn có thể sáng tạo hơn rất nhiều đấy.

Dùng các URL mạng thân thiện với người dùng

Một nghiên cứu uy tín của Microsoft đã chỉ ra rằng, những URL có mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung chính của chủ đề sẽ nhận được nhiều hơn 25% lượt click so với những URL chung chung không có chủ đề chính.

Dùng những từ ngữ có tính nhấn mạnh vào phần mô tả của bạn

Sử dụng những từ ngữ như khổng lồ, bí mật, gây shock, tiết lộ,… ở trong tiêu đề quảng cáo thường sẽ khiến người đọc cảm thấy tò mò hơn trong việc click vào đọc bài viết nhiều hơn.

Sử dụng những con số ở tiêu đề

Những con số xuất hiện ở tiêu đề luôn có 1 ma lực mãnh liệt khiến người dùng muốn click chuột vào đọc. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng những con số ở tiêu đề có thể làm tăng 36% tỷ lệ CTR.

Bài viết tham khảo: Bluezoner là gì? Giải đáp những thắc mắc về Bluezoner

Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được CTR trong quảng cáo là gì cũng như cách tính được chỉ số này. Chúc các dự án quảng cáo của bạn sẽ luôn đạt được hiệu quả nhờ những kiến thức này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *