Junko Tabei là ai mà lại được Google vinh danh?

Là người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh núi Everest cùng nhiều thành tích nổi bật khác, Junko Tabei đã được Google vinh danh vào ngày 22/9/2019 vừa qua nhân dịp sinh nhật thứ 80 của bà. Vậy Junko Tabei là ai mà lại được nhiều người ngưỡng mộ đến vậy? Những thông tin trong bài viết dưới đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Junko Tabei là ai? Tiểu sử nhà leo núi Junko Tabei

Junko Tabei có tên tiếng nhật là 田部井淳子, tên khai sinh là Junko Ishibashi; sinh ngày 22/9/1939 tại Miharu, Fukushima, Nhật Bản. Bà m.ất ngày 20/10/2016 tại Kawagoe, Saitama, Nhật Bản; hưởng thọ 77 tuổi. 

Junko Tabei được biết đến là nhà leo núi nữ tài giỏi của Nhật Bản, là người phụ nữ đầu tiên chinh phục nóc nhà thế giới – đỉnh núi Everest. Trong suốt cuộc đời của mình, Junko Tabei đã thách thức mọi chuẩn mực về văn hóa liên quan đến giới tính ở Nhật Bản và chinh phục các đỉnh núi cao nhất tại 76 quốc gia khác nhau. 

junko-tabei-la-ai
Junko Tabei là ai?

Không chỉ vậy, bà còn được biết đến là người phụ nữ đầu tiên chinh phục 7 đỉnh núi cao nhất trên mọi lục địa là: đỉnh Kilimanjaro (Châu Phi), Kim tự tháp Carstensz (Úc), Denali (Bắc Mỹ), Vinson (Nam Cực), Aconcagua (Nam Mỹ), Everest (Châu Á) và đỉnh Elbrus (Châu Âu). Sự thành công lúc đó của Tabei Junko đã phá vỡ mọi định kiến về phụ nữ lúc bấy giờ của Nhật Bản: “Hầu hết đàn ông Nhật Bản đều mong muốn phụ nữ ở nhà và dọn dẹp nhà cửa”. 

Về đời sống cá nhân, Junko Tabei kết hôn cùng với một nhà leo núi Nhật Bản nổi tiếng là Masanobu Tabei. Họ gặp nhau trong một chuyến cùng đi leo núi rồi kết hôn. Masanobu Tabei là một người chồng tuyệt vời; ông luôn luôn ủng hộ sở thích của Junko và nuôi dạy tốt hai đứa con của họ là: Noriko Tabei và Shinya Tabei. 

Ngày 22/9/2019 vừa qua, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Junko Tabei, Google đã vinh danh bà bởi những gì mà Junko đã nỗ lực đạt được trong suốt cuộc đời của mình.

Bài viết tham khảo: Thông tin về DJ “bí ẩn” nhất thế giới Alan Walker

Hành trình đến với môn thể thao leo núi của Junko Tabei

Junko Tabei sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ tên là Miharu của Nhật Bản trong gia đình có 7 người con và bà là người thứ 5. Cha làm nghề thợ in. Lúc mới sinh, bà là một đứa trẻ yếu đuối. 

Cái mác yếu đuối đó cứ thế gắn liền cho tới khi bà được 10 tuổi. Khi đó, bà tham gia chuyển leo núi cùng lớp lên ngọn núi Nasu – một ngọn núi lửa của địa phương. Cũng chính nhờ chuyển đi này mà Junko Tabei nhận ra sự yêu thích của mình đối với môn thể thao leo núi. Mặc dù rất yêu thích nhưng do điều kiện gia đình không cho phép nên bà chỉ có thể thực hiện nó mỗi năm vài lần trong suốt thời gian học Trung học. Mãi đến khi lên đại học, Tabei Junko đã xin vào câu lạc bộ leo núi – nơi mà ở đó chỉ có thành viên nam là chủ yếu. 

nha-leo-nui-Junko-Tabei-la-ai
Hình ảnh nhà leo núi Junko Tabei lúc bắt đầu tham gia câu lạc bộ leo núi

Sau khi Junko Tabei tốt nghiệp trường Showa Women’s University (Đại học Phụ nữ) chuyên ngành Văn học, với ước mơ ấp ủ từ lâu, bà đã thành lập câu lạc bộ leo núi nữ với khẩu hiệu “Hãy tự mình thám hiểm nước ngoài” vào năm 1969 nhưng nhận được ánh mắt kỳ thị từ các nhà leo núi nam. Vào thời điểm đó, họ luôn giữ trong mình tư tưởng “phụ nữ thì nên ở nhà chăm con, chăm sóc gia đình” nên nhiều người còn từ chối tham gia cùng bà. Không chỉ vậy, một số người phụ nữ tham gia cùng bà chỉ mới mong muốn có thể tìm được chồng. 

Nhưng Junko Tabei lại khác, bà đến với leo núi bằng niềm đam mê cháy bỏng, khát khao có thể chinh phục được nhiều đỉnh núi và đặc biệt là làm những điều mà người ta quan niệm rằng “chỉ có đàn ông mới thực hiện được”. Và chính sự đam mê đó là nguồn động lực to lớn để một người phụ nữ bé nhỏ, chỉ cao khoảng 150cm trở thành người phụ nữ được nhiều người ngưỡng mộ nhất như hiện nay. 

Bài viết tham khảo: Else lasker-schüler | Nữ thi sĩ vĩ đại được Google vinh danh

Hành trình gian khổ trước khi trở thành người phụ nữ đáng được “ngưỡng mộ” của Junko Tabei

Sau khi đã hiểu rõ Junko Tabei là ai và chặng đường đến với bộ môn thể thao leo núi của bà, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết người phụ nữ này đã làm được những gì mà phải khiến cả thế giới ngưỡng mộ phải không? 

Trong suốt cuộc đời của mình, Junko Tabei đã không ngừng nỗ lực, cố gắng để phá vỡ định kiến về người phụ nữ lúc bấy giờ với các chiến tích khiến nhiều người phải thán phục. Một trong số đó phải kể đến hành trình chinh phục đỉnh núi Everest của bà. 

Với mục tiêu chinh phục đỉnh núi Everest với độ cao 8848m, câu lạc bộ của bà được thành lập mang tên “Cuộc thám hiểm đỉnh cao của những người phụ nữ Nhật Bản” (JWEE) với 15 người phụ nữ đến từ nhiều vùng miền và có công việc khác nhau. 

junko-tabei-la-ai
Hành trình chinh phục đỉnh núi Everest của Junko Tabei và các đồng đội

Ngày 19/5/1970, họ bắt đầu chuẩn cho hành trình chinh phục đỉnh núi Everest. Junko Tabei bắt đầu kêu gọi tài trợ nhưng hầu như bị phản đối. Thậm chí, đội thám hiểm còn bị rất nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản khinh miệt, mỉa mai: “Các bài báo thích chế nhạo chúng tôi. Họ sử dụng hình ảnh chúng tôi đang thoa son dưỡng môi và nói rằng “dù ở trên núi, họ cũng không bỏ qua việc trang điểm”. Cũng chính bởi những lời chế giễu đó càng dấy lên quyết tâm phải thực hiện thành công trong lòng Junko Tabei và các đồng đội của mình. May mắn thay, cuối cùng họ được sự tài trợ của Truyền hình Nippo và báo Yomiuri Shimbun. Tuy nhiên, với nguồn tài trợ khiêm tốn, họ vẫn phải trả một khoản tiền gần bằng mức lương trung bình lúc bấy giờ của người Nhật và cố gắng tiết kiệm tối đa nhất có thể. 

Đến năm 1975, hành trình của JEWW bắt đầu. Đầu tháng 5/1975, các thành viên đã dừng chân ở độ cao 6300m. Tuy nhiên, một trận bão tuyết lớn đã cuốn bay lều của họ và những người dẫn đường. Điều tồi tệ hơn nữa là Junko Tabei bị mất bất tỉnh trong khoảng 6 phút cho đến khi một người dẫn đường “bới” được bà từ đóng tuyết. Sau đó, Junko Tabei bị thương và phải mất 2 ngày mới có thể đi lại được. 

Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng vẫn không thể cản được quyết tâm chinh phục của người phụ nữ nhỏ bé ấy. 12 ngày sau đó, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 16/5/1975, Junko Tabei đã bước chân lên đỉnh núi Everest. 

Không dừng lại đó, sau khi đã chinh phục được “nóc nhà thế giới”, Junko Tabei vẫn tiếp tục hành trình của mình và trở thành người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên 7 ngọn núi lớn nhất mọi châu lục từ năm 1980 đến năm 1992. 

Năm 1994, với mục đích tiêu hủy những chất thải do người leo núi đỉnh Everest để lại, bà đã đặt các lò đốt tại các trạm nghỉ. Năm 2000, Junko Tabei nhận được bằng Thạc sĩ Văn hóa Xã hội do trường Đại học Kyushu cấp với công trình nghiên cứu tác động của rác thải trên đỉnh núi Everest. 

Junko Tabei
Junko Tabei – người phụ nữ “đáng được ngưỡng mộ” và tôn vinh nhất Nhật Bản

Cả cuộc đời bà là sự nỗ lực không ngừng cho sự nghiệp leo núi. Mặc dù được biết đến là “lá cờ tiên phong” cho hoạt động leo núi nữ nhưng Junko Tabei không bao giờ tập trung vào những thành tựu về giới của mình. Bà từng chia sẻ rằng bà muốn mọi người nhớ đến bà là người thứ 36 đặt chân lên đỉnh núi Everest, chứ không phải là người phụ nữ đầu tiên.

Bài viết tham khảo: Hiện tượng tik tok Trần Đức Bo là ai? Tiểu sử Trần Đức Bo

Junko Tabei là biểu tượng “chói lòa” về khát vọng, lòng dũng cảm và ý chí kiên cường vượt qua mọi thử thách. Bà xứng đáng là tấm gương sáng để các bạn trẻ noi theo. Mặc dù hiện tại Junko Tabei đã mất nhưng những đóng góp to lớn của bà vẫn luôn trường tồn với thời gian. Hy vọng qua những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Junko Tabei là ai và những thành tựu mà bà đã đạt được. Đừng quên truy cập mỗi ngày vào supperclean để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *