M&A là gì? Các thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam & thế giới

M&A là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính; dùng để chỉ hoạt động giành quyền kiểm soát công ty/ doanh nghiệp thông qua một hình thức nào đó. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!

m&a là gì
What is M&A? (M&A nghĩa là gì?)

M&A là gì? 

M&A được viết đầy đủ là “Mergers and Acquisitions”, có nghĩa là sáp nhập và mua lại. Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua hình thức: mua lại một phần (số cổ phần), sáp nhập hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp. 

  • Mergers (Sáp nhập): Đây là hình thức liên kết giữa những doanh nghiệp có cùng quy mô để cho ra đời một doanh nghiệp mới, có tư cách pháp  nhân mới. Toàn bộ quyền quyết định, tài sản, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ thuộc về tay của doanh nghiệp sáp nhập. 
  • Acquisitions (Mua lại): Đây là hình thức doanh nghiệp lớn thu mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu thế hơn. Doanh nghiệp được mua sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mua lại. 

Mục đích của M & A không chỉ đơn thuần là sở hữu cổ phần mà còn nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại hoặc bị sáp nhập.

Bài viết tham khảo: Discord là gì? Hướng dẫn tải và cách sử dụng Discord

Lợi ích của các thương vụ M&A là gì?

Nhìn chung, các thương vụ M&A mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí nhân sự, tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế cho doanh nghiệp. 

  • Mở rộng quy mô doanh nghiệp: Khi mua bán hoặc sáp nhập sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng phạm vi phân phối, phòng giao dịch, chi nhánh,… Khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, hoạt động phân phối được đẩy mạnh thì doanh nghiệp sẽ chiếm được nhiều thị phần hơn, góp phần thúc đẩy doanh thu. 
  • Giảm bớt chi phí thuê nhân lực: Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau sẽ làm giảm bớt nhu cầu công việc, nhất là các công việc gián tiếp. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có cơ hội sàng lọc nhân sự, loại bỏ những vị trí làm việc kém hiệu quả và tiếp nhận thêm nguồn lao động nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng tốt. 
  • Cải thiện về nguồn lực tài chính: Sau M & A, nguồn vốn sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, chia sẻ bớt rủi ro,… 
  • Nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ: Thông qua M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế về kỹ thuật, công nghệ của nhau để phát triển. Đồng thời, nguồn vốn dồi dào cũng là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp trang bị công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 
m&a là gì
M&A mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Các hình thức phổ biến của chiến lược M&A là gì? 

Theo tính chất của hoạt động sáp nhập

  • M&A theo chiều ngang

Đây là hình thức sáp nhập, mua bán giữa những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau cho người tiêu dùng cuối cùng. Tức là các doanh nghiệp này sẽ tồn tại trong cùng 1 ngành, cùng giai đoạn sản xuất và thường là đối thủ cạnh tranh của nhau. 

Ví dụ: Một công ty may sáp nhập với một công ty khác cũng làm về ngành may mặc thì được gọi là sáp nhập ngang. Lợi ích của quá trình này là loại bỏ sự cạnh tranh, tăng thị phần, mở rộng thị trường, giảm chi phí cố định và tăng lợi nhuận. 

  • M&A theo chiều dọc

Là hình thức kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất trong cùng một dịch vụ, khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất họ đang hoạt động. Ví dụ, một shop bán quần áo sáp nhật với một công ty may thì được gọi là sáp nhập theo chiều dọc. 

Hình thức sáp nhập này giúp đảm bảo sự cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hạn chế gián đoạn khi tìm nguồn cung. Đồng thời giúp giảm bớt nguồn cung cho đối thủ cạnh tranh; từ đó thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. 

  • M&A kết hợp

Đây là hình thức sáp nhập, mua bán để tạo thành các tập đoàn. Hoạt động này được diễn ra giữa các công ty phục vụ cho khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống nhau. 

Ví dụ: Công ty sản xuất giường sáp nhập với công ty sản xuất chăn ga, gối đệm được gọi là sáp nhập kết hợp. 

Hình thức này giúp đa dạng hóa các sản phẩm của doanh nghiệp, mang đến sự tiện lợi và nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Hơn nữa, nó còn tạo cơ hội giúp doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của ngành, giảm thiểu bớt rủi ro. 

m&a là gì
Các hình thức M&A

Theo cách thức

Với cách phân loại này được chia thành: 

  • Sáp nhập – hợp nhất

Là hình thức chuyển đổi cơ cấu điều hành của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp khác. Sau khi hợp nhất, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại trên thị trường. Thay vào đó sẽ tạo ra một công ty mới dựa trên cơ cấu tổ chức của các công ty cũ được sáp nhập với nhau. 

  • Thâu tóm cổ phần

Hình thức này được thực hiện bằng việc nhà đầu tư thu mua cổ phần các cổ đông trong doanh nghiệp đối thủ cùng ngành. Khi số lượng trái phiếu thu mua đạt đến tỷ lệ nhất định theo đúng quy định của pháp luật thì nhà đầu tư sẽ có quyền tham gia vào các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp đó. 

  • Thâu tóm tài sản

Là hình thức một doanh nghiệp thực hiện đàm phán để mua bán khối lượng tài sản cố định theo một tỷ lệ nhất định trong doanh nghiệp mục tiêu nhằm tăng năng suất lao động. 

Quy trình M&A căn bản gồm những bước gì?

Bước 1: Xây dựng chiến lược

Cần phải xây dựng và đưa ra chiến lược M & A rõ ràng về những gì bạn mong muốn đạt được từ hoạt động mua lại/ sáp nhập. Đồng thời cần phải có bản kế hoạch và các phương thức để có thể đạt được mục tiêu đó. 

Bước 2: Đưa ra tiêu chí tìm kiếm M&A

Đưa ra các tiêu chí chính, cụ thể để xác định các công ty mục tiêu tiềm năng. Tiêu chí đó có thể là; vị trí địa lý, lợi nhuận,…. 

Bước 3: Đánh giá những mục tiêu tiềm năng

Người quản lý dựa trên các tiêu chí tìm kiếm để đánh giá công ty mục tiêu tiềm năng để lựa chọn. 

Bước 4: Lập kế hoạch thu mua

Bên công ty thu mua sẽ liên hệ với một hoặc nhiều công ty đáp ứng các tiêu chí tìm kiếm của mình. Mục đích của cuộc hội thoại này là có thêm thông tin và đánh giá sự phù hợp của việc thu mua lại hoặc sáp nhập công ty mục tiêu. 

Bước 5: Phân tích định giá

Khi cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, công ty thâu tóm yêu cầu cung cấp các thông tin như nguồn lực, tình hình hoạt động, tài chính hiện đại,… để có thể đánh giá và định giá phù hợp. 

Bước 6: Đàm phán

Khi đề xuất ban đầu được trình bày, hai công ty có thể thương lượng, đàm phán với nhau chi tiết hơn về các điều khoản hợp đồng, có thể bổ sung thêm nếu cần thiết.  

m&a là gì
Quy trình M&A

Bước 7: Thẩm định

Có thể thẩm định công ty mục tiêu bằng cách kiểm tra, phân tích chi tiết tất cả các khía cạnh như: tài sản, chỉ số tài chính, nợ, nguồn nhân lực, khách hàng,… 

Bước 8: Đưa ra hợp đồng mua bán

Nếu không có vấn đề gì phát sinh thì bước cuối cùng là thiết lập hợp đồng mua bán. Các bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thỏa thuận mua hàng, cho dù đó là mua cổ phần hay mua tài sản. 

Bước 9: Tài chính

Khi thỏa thuận để ký kết, nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu mới trong phần đầu tư của họ. Đó là cổ phiếu mở rộng của bên công ty mua lại. Đôi khi, nhà đầu tư cũng có thể nhận được cổ phiếu mới, xác định một thực thể doanh nghiệp mới do thỏa thuận M&A tạo ra. Trong vụ sáp nhập mà một công ty thu mua công ty khác thì bên công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu công ty bị mua bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc cả hai. 

Bước 10: Kết thúc

Khi kết thúc giao dịch, nhóm quản lý mục tiêu và người thâu tóm sẽ làm việc cùng nhau trong quá trình sáp nhập. Thông thường, người mua và người bán sẽ có một số điều chỉnh tài chính sau khi kết thúc. Phía người mua sẽ tích hợp công ty mẹ và công ty thu mua lại hoặc phải đảm bảo rằng công ty thu mua lại có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp độc lập. 

Các thương vụ M&A ở Việt Nam và trên thế giới

Thương vụ M&A tại Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều các thương vụ M&A in Vietnam được thực hiện với tổng giá trị sáp nhập – mua bán rất cao, lên đến hàng chục tỷ USD. Hãy cùng supperclean.vn điểm qua những thương vụ “đình đám nhất” qua bài viết sau đây nhé!

  • KEB Hana Bank – BIDV

Đây là một thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Theo đó vào ngày 11/11/2019, BIDV chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. 

Trên cơ sở chấp thuận của Chính Phủ cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam – Hàn Quốc, cả hai đã hoàn tất thủ tục giao dịch, hồ sơ pháp lý để Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV. Sau thương vụ, vốn điều lệ của BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên hơn 40.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có số vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

mua bán và sáp nhập
BIDV “chốt đơn” với KEB Hana Bank
  • Vingroup – Masan

Vào ngày 3/12/2019, Vingroup đã công bố chuyển giao điều hành hệ thống Vinmart, VinEco và Vinmart + sang tập đoàn Masan để thành lập Tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ với mạng lưới hơn 2600 cửa hàng, siêu thị tiện lợi. Sau khi sáp nhập, Masan sẽ nắm quyền kiểm soát và Vingroup là cổ đông. 

Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Masan, thương vụ này chỉ mất khoảng 1 tháng để đi đến quyết định cuối cùng. Masan cũng khẳng định việc bắt tay hợp tác với Vingroup nhằm mục đích giữ lại thị trường bán lẻ cho người trong nước quản lý để giữ gìn thương hiệu Việt. 

  • Dự án Sun Frontier – Danh Khôi Holdings

Tập đoàn Danh Khôi đã mua lại 100% quyền sở hữu từ Công ty Đầu tư Sun Frontier để trở thành chủ đầu tư của dự án Sun Frontier tại Đà Nẵng. Sau khi mua lại dự án, Danh Khôi sẽ bắt tay và triển khai dự án với tên gọi mới là The Royal Đà Nẵng. 

  • Central Group – Big C

Tháng 5/2016, Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group đã chi 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam. Thương vụ này diễn ra trong gần 1 năm với sự tham gia của nhiều ông lớn như: Lotte Group (Hàn Quốc), Berli Jucker (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản),… Cuối cùng đã về tay của Central Group. 

mua bán và sáp nhập
Central Group mua lại Big C

Ngoài ra, còn rất nhiều thương vụ M & A khác như: Grab – Uber, ThaiBev – Sabeco, GIC Private Limited – Vinhomes,… 

Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới

  • Amazon “thâu tóm” Whole Foods 

Đây là một thương vụ lớn diễn ra vào tháng 8/ 2017. Trên giấy tờ, giường như Amazon và Whole Foods Market là 2 doanh nghiệp không có nhiều điểm tương đồng: Amazon được biết đến với tốc độ xoay vòng hàng tồn kho kinh ngạc với khả năng làm chủ chuỗi cung ứng cực kỳ tốt. Còn Whole Foods lại mang phong cách của cửa tiệm thực phẩm truyền thống, phải dành nhiều thời gian, công sức để là mọi thứ. 

  • Disney thu mua lại 21st Century Fox

Tháng 12/2017, Disney đã thu mua 21st Century Fox với giá 52,4 tỷ USD từ tay của Rupert Murdoch. Thỏa thuận này là sự quy tụ của 2 công ty giải trí lớn nhất trên thế giới và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của đế chế Disney. 

Thông qua thương vụ này, Disney đã tăng gấp đôi cổ phần của mình trong ngành truyền thông Hulu. Nhờ vậy mà củng cố được vị thế vững chắc của mình. 

mua bán và sáp nhập
Disney thu mua lại 21st Century Fox
  • Salesforce thu mua Slack

Vào tháng 11/2020, Công ty điện toán đám mây Sales mua lại nền tảng trực tuyến Slack với mức giá hơn 27,7 tỷ đồng. Sự kết hợp giữa Salesforce và Slack hứa hẹn sẽ mang đến những bước phát triển mới trong thế giới kỹ thuật số. 

  • Intel – Mobileye

Intel đã có bước tiến mới vào mảng công nghệ lái xe tự động khi thu mua công ty cảm biến trực quan Mobileye của Israel. Sau thương vụ sáp nhập, Intel đang tìm cách dẫn đầu lĩnh vực và hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm nhất của ngành công nghệ hiện nay.

Bài viết tham khảo: Backdrop là gì? Phân biệt backdrop và background | Backdrop đẹp

M & A đã và đang trở thành xu thế của nền kinh tế thị trường thế kỷ XXI. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, điển hình nhất là giúp doanh nghiệp tăng thị phần và đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ M&A là gì. Bên cạnh đó, để có thêm kiến thức bổ ích về thương vụ sáp nhập và mua lại, bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu, sách báo liên quan, điển hình nhất là cuốn sách “Từ khởi nghiệp đến M&A”. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *