Cuộc sống ngày càng hiện đại, máy móc đang dần thay thế cho con người, thực tế ảo cũng được ứng dụng phổ biến hơn. Thế nhưng, có một thứ tồn tại mãi mãi và tạo ra mọi thứ, chính là tư duy – Mindset. Vậy Mindset là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!
Contents
Mindset là gì? Các thuật ngữ liên quan
Mindset là từ tiếng Anh, được ghép bởi từ “mind” – có nghĩa là tư tưởng, tâm trí và từ “set” – mang ý nghĩa là cài đặt, sắp xếp. Vì vậy, có thể hiểu Mindset là hệ thống sắp xếp thông tin trong trí não, hay còn gọi là tư duy của con người.
Tư duy được hình thành từ khi con người sinh ra và phát triển theo quá trình trưởng thành của con người. Nó là niềm tin, định hướng cho con người về cách đối mặt cũng như xử lý các tình huống trong cuộc sống thường ngày. Tư duy cũng là yếu tố giúp con người nhìn nhận về chính mình cũng như các vấn đề xảy ra trong thế giới xung quanh.
Mindset là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, niềm tin và thái độ là hai nhân tố có liên quan nhất định đến nó. Môi trường xung quanh cũng là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến tư duy. Những thông điệp mà chúng ta nhận được từ cuộc sống, từ khi còn bé đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy.
Bài viết tham khảo: Firmware là gì? Những điều bạn cần biết về “firmware”
Mindset Marketing là gì?
Đây là một phạm trù trong hệ thống tư duy; được hình thành dưới góc nhìn về Marketing của con người. Mindset Marketing được xây dựng bởi 3 yếu tố chính là: Kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm.
Mindset Transformation có nghĩa là gì?
Đó chính là sự thay đổi trong tư duy của con người. Một tư duy hiện đại, tích cực luôn biết cách thay đổi để có thể thích nghi trong mọi tình huống, mọi trường hợp. Đó cũng là bí quyết dẫn bạn đến con đường thành công. Bởi vậy, hãy chấm dứt những suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu mà thay vào đó hãy phát triển những tư duy tốt nhất.
Product Mindset nghĩa là gì?
Product Mindset là tư duy sản phẩm. Đây là một kỹ năng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sản phẩm khi nó vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu cho đến giai đoạn sản xuất và hoàn thành.
Mindset có những loại nào?
Thông thường, Mindset được chia thành hai loại chính là: Fixed Mindset và Growth Mindset. Thông tin chi tiết về từng loại tư duy này như sau:
Fixed Mindset
Fixed Mindset còn được gọi là tư duy cố định. Họ tin rằng những tư chất, tài năng, khả năng của bản thân là do ông trời ban tặng, vĩnh viễn cố định và không thể thay đổi được. Họ luôn cố gắng dành thời gian để ghi nhớ lại tài năng, trí thông minh đó thay vì học cách phát triển chúng. Bởi vậy, họ luôn bị kìm kẹp bởi sự thất bại và cho rằng đó là bằng chứng chứng minh mình không đủ năng lực và sẽ không tiếp tục cố gắng nữa. Dù cố gắng đến đâu cũng vô ích thôi!
Trong cuộc đua “cổ tích” giữa Rùa và Thỏ. Thỏ chính là đại diện cho Fixed Mindset. Nó tin rằng mình có khả năng thiên bẩm là chạy nhanh nên chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua. Cũng chính bởi vì suy nghĩ đó mà nó đã thua Rùa – loài vật nổi tiếng là chậm chạp nhất.
Growth Mindset là gì?
Ngược lại với Fixed Mindset, Growth Mindset là tư duy phát triển. Nhóm đối tượng này tin rằng những tài năng, khả năng của bản thân có được là nhờ quá trình phát triển, rèn luyện một cách bền bỉ và chăm chỉ. Quan điểm này giúp họ có thể dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thất bại của cuộc sống và thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng hơn nữa.
Tương tự như trong cuộc đua giữa Rùa và Thỏ trên. Rùa không có thiên phú chạy nhanh như thỏ nhưng nó tin rằng chỉ cần kiên trì nỗ lực, không bỏ cuộc thì nó sẽ giành chiến thắng. Hơn nữa, cũng chính bởi suy nghĩ không sợ thất bại nên nó mới đồng ý tham gia cuộc đua với Thỏ.
Mindset có vai trò như thế nào?
Tư duy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cách bạn đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống như thế nào. Đối với học sinh, sinh viên, tư duy tăng trưởng sẽ giúp họ đạt được nhiều thành tích tốt hơn và có những nỗ lực gia tăng.
Khi đối mặt với các vấn đề như tìm công việc, áp lực công việc,… những người có tư duy tăng trưởng sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn. Họ sẽ kiên trì hơn đối với thất bị trong khi những người có tư duy cố định sẽ xu hướng từ bỏ.
Bên cạnh đó, những người có tư duy cố định thường có xu hướng tìm sự đồng cảm từ bên ngoài. Còn Growth Mindset có khát khao được khám phá, được học hỏi để trưởng thành hơn. Họ nhìn nhận thất bại là cơ hội để bản thân thay đổi và phát triển tốt hơn.
Những xu thế chuyển đổi Mindset trong kinh doanh
Từ thu hút đến nắm giữa sự chú ý của khách hàng
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã phá vỡ quan điểm nhận thức quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Khi marketer muốn tạo ra một thông điệp về nhận thức, khách hàng có xu hướng tìm kiếm trực tuyến thay vì đưa khách hàng đến trực tiếp cửa hàng. Những hành vi tìm kiếm đó sẽ được đối thủ cạnh tranh của bạn theo dõi. Dựa trên những hành vi của khách hàng, họ sẽ đưa ra những ưu đãi mới để thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng hành động.
Vì vậy, thay vì chỉ tạo ra sự thu hút như ngày xưa, bạn cần phải biết cách nắm giữ sự chú ý của khách hàng. Có như vậy, họ mới quan tâm và sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Từ thông điệp cho đến tạo ra các trải nghiệm
Ngày nay, người dùng có thể dễ dàng tương tác với các sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau qua hệ thống website. Bởi vậy, họ mong chờ nhiều hơn vào những thông điệp sáng tạo, hấp dẫn. Vì thế, điều bạn cần làm là tạo ra những thông điệp ý nghĩa, sáng tạo và truyền tải nó thành những thiết kế và các sản phẩm độc đáo nhất!
Từ kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện
Không bị giới hạn phạm vi tiếp cận như quảng cáo truyền hình trước đây, sự phát triển như vũ bão của công nghệ giúp nhãn hàng tiếp cận người dùng dễ hơn với phạm vi rộng lớn hơn. Họ có thể dễ dàng kiểm soát số lần xem quảng cáo của mình. Bởi vậy, làm thế nào để khơi gợi sự hứng thú và lôi cuốn người dùng ở lại xem quảng cáo lâu hơn là câu hỏi đau đầu của người làm Marketing.
Hiện nay, hầu hết các nhãn hàng đều chú trọng vào thiết kế giao diện thương hiệu nhiều hơn. Một giao diện đẹp mắt có thể khiến khách hàng bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc để trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của nhãn hàng đó.
Bài viết tham khảo: CVV là gì? CVC là gì? Ý nghĩa và chức năng của mã số CVV/CVC
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ Mindset là gì, ý nghĩa cũng như những xu thế chuyển đổi Mindset trong tương lai rồi phải không? Mong rằng những thông tin chia sẻ trên của supperclean.vn sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc.