Top 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới khiến người học phải “lắc đầu ngao ngán”

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2800 ngôn ngữ và hơn 7000 tiếng địa phương. Vậy những ngôn ngữ khó nhất thế giới là gì?. Hãy cùng supperclean.vn khám phá chi tiết hơn trong bài viết này nhé. 

Các yếu tố đánh giá ngôn ngữ khó nhất thế giới

Để đánh giá độ khó của một ngôn ngữ, người ta thường xem xét dựa trên 3 yếu tố sau: 

  • Ngữ pháp: Đây là toàn bộ các quy tắc, quy luật để sử dụng ngữ pháp. Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là các phong cách ngôn ngữ được sử dụng các từ, cụm từ, câu văn,… cho đúng ngữ pháp và hợp hoàn cảnh. 
  • Từ vựng: Là tập hợp các vốn từ của một ngôn ngữ nhất định. Khi học ngôn ngữ mới, nếu chúng ta có kho tàng từ vựng dồi dào kết hợp với hiểu rõ ngữ pháp thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới sẽ nhanh và hiệu quả hơn. 
  • Hệ chữ viết: Đây là hệ thống các ký hiệu ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, miêu tả ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Ví dụ, hệ chữ viết tiếng Việt là chữ Quốc Ngữ. 
  • Cách phát âm: Là cách đọc, nói của ngôn ngữ khi giao tiếp. 

Ngoài ra, độ khó của ngôn ngữ còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ mới đó. Ví dụ, chữ Kanji của tiếng Nhật và Hanzi tiếng Trung có khá nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, thường những người Trung Quốc không cảm thấy tiếng Nhật quá khó để học. Hoặc nếu bạn học tiếng Trung trước thì sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi học đến bảng chữ cái Kanji. 

Những ngôn ngữ khó học nhất thế giới

Tiếng Trung (Tiếng Hán)

Đứng đầu trong danh sách các ngôn ngữ khó nhất thế giới là tiếng Trung. Ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến thứ hai thế giới với hơn 1 tỷ người dùng. 

Tiếng Trung được đánh giá là thứ tiếng khó học nhất thế giới bởi chúng có hệ thống chữ viết với hàng ngàn ký tự khác nhau. Người học muốn hiểu các từ ngữ sơ đẳng phải học tối thiểu 3000 ký tự và ghi nhớ ít nhất 10000 ký tự nếu muốn viết thành thạo. 

Tiếng Hán
Tiếng Hán

Hệ thống âm điệu của tiếng Trung cũng rất phức tạp, khiến những người mới học cảm thấy đau đầu và nhức óc. 

Ngoài ra, tiếng Trung cũng là ngôn ngữ không phải “nhìn sao thì hiểu vậy”. Ý nghĩa của chúng còn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Hơn nữa, cách tra cứu từ điển tiếng Trung cũng được coi là một kỹ năng bởi không phải ai cũng biết. 

Người Việt ta học tiếng Trung có phần dễ hơn so với một số quốc gia khác. Bởi chúng ta có khá nhiều từ vay mượn của người Hán nên có âm điệu và thanh tiết na ná nhau. 

XEM THÊM: Siêu văn bản là gì? siêu văn bản được tạo ra bằng ngôn ngữ nào

Tiếng Ả Rập

Với những nét chữ ngoằn nghèo hình móc câu, Ả Rập cũng được xếp và danh sách những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Cấu tạo từ rất phức tạp, một từ gốc có thể sinh ra nhiều danh từ và động từ mang ý nghĩa tương tự. 

Đặc biệt, bạn học, biết tiếng Ả Rập là một chuyện và việc bạn có thể sử dụng nó trong giao tiếp hay không còn phụ thuộc vào địa phương giao tiếp. Bởi mỗi nơi lại có cách nói và dùng tiếng Ả Rập khác nhau. Ví dụ, người nói tiếng Ả Rập ở Ma Rốc có thể hiểu được tiếng Ả Rập của một người đến từ Ai Cập. 

Bảng chữ cái Ả Rập
Bảng chữ cái Ả Rập

Tiếng Nhật

Tiếp nối Ả Rập, tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ khó nhất thế giới. Ngôn ngữ này không chỉ có một mà có đến 4 bảng chữ cái, đó là: Hiragana, Kanji, Romaji và Katakana; gây nhiều khó khăn cho người học. Để đọc, viết và sử dụng tiếng Nhật, bạn phải ghi nhớ các bảng ký tự này. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia đề cao lễ nghĩa nên hệ thống kính ngữ rất phát triển. Vì vậy, nếu muốn sinh sống hoặc tìm hiểu sâu về đất nước này thì bạn buộc phải học thêm kính ngữ. Tuy nhiên, ngữ pháp kính ngữ rất phức tạp và khó học. 

Bảng chữ cái Kanji 
Bảng chữ cái Kanji

Tiếng Hungary

Tiếp theo trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới là tiếng Hungary. Khác với hầu hết các ngôn ngữ giáo dục Châu Âu, Hungary là ngôn ngữ Uralic với 14 nguyên âm và 18 cách âm đặc biệt. 

Các nguyên nhân chính khiến tiếng Hungary xuất hiện trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới là: 

  • Nhiều liên hợp từ bất quy tắc
  • Cấu trúc từ phức tạp
  • Cách phát âm khó do phải sử dụng âm thanh từ cổ họng. 

Nếu bạn muốn chinh phục ngôn ngữ này e rằng phải mất khá nhiều thời gian, công sức và cả sự kiên trì. 

Bảng chữ cái Hungary 
Bảng chữ cái Hungary

Tiếng Hàn Quốc

Khác với kiểu ngôn ngữ ký hiệu Manhwa thì tiếng Hàn được xếp vào nhóm ngôn ngữ biệt lập, không có bất kỳ mối liên kết nào với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Vì vậy, chúng ghi nhận là một trong những thứ tiếng khó nhất thế giới. 

Để sử dụng thành thạo ngôn ngữ này, bạn phải mất khá nhiều thời gian để ghi nhớ các ký tự và chữ cái. Hơn nữa, cấu trúc câu tiếng Hàn khá khó nhớ và cách chia động từ phức tạp cũng khiến nhiều người “nản” khi học. 

Mặc dù là một trong những thứ tiếng khó học nhất thế giới nhưng tiếng Hàn lại được đánh giá có hệ thống chữ viết khoa học và đẹp nhất. 

Bảng chữ cái tiếng Hàn 
Bảng chữ cái tiếng Hàn

Tiếng Phần Lan 

Đây là ngôn ngữ chính thức tại Phần Lan và một số người sống tại Thụy Điển. Tiếng Phần Lan thuộc hệ ngữ Ural, cùng với tiếng Hungary và Estonia với nhiều quy tắc riêng biệt. 

Tiếng Phần Lan được xếp vào nhóm những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Khó khăn lớn nhất của nhiều người học là sự làm chủ cách phát âm. Hơn nữa, ngữ pháp cũng rất phức tạp bởi có quá nhiều từ hợp thành hậu tố và nhiều quy tắc đặt câu khắt khe. 

Ngoài ra, sự biến đổi đa dạng của tính từ, danh từ, đại từ, số từ,… tùy theo từng hoàn cảnh cũng gây ra không ít khó khăn cho người học. 

Bảng chữ cái Phần Lan
Bảng chữ cái Phần Lan

Tiếng Thái

Nếu đã từng theo dõi các bộ phim Thái Lan thì ắt hẳn nhiều bạn sẽ ấn tượng với cách phát âm và khẩu hình miệng thú vị của ngôn ngữ này. Tuy nhiên, tiếng Thái cũng là một trong các thứ tiếng khó học nhất thế giới. Cách phát âm, hệ thống chữ viết và bảng chữ cái là thử thách lớn với nhiều người học. Theo thống kê, có đến hơn một nửa từ trong tiếng Thái vay mượn từ tiếng Khmar cổ, Pali hoặc Phạn ngữ.

Tiếng Thái hay còn gọi là tiếng Xiêm, thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai
Tiếng Thái hay còn gọi là tiếng Xiêm, thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai

Tiếng Iceland

Thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu, gồm có: nguyên âm đôi, nguyên âm đơn, phụ âm vô thanh và phụ âm hữu thanh. Độ khó của tiếng Iceland chủ yếu do các quy tắc ngữ pháp phức tạp và hệ thống từ ngữ cổ xưa. Bên cạnh đó, cách phát âm nặng cũng là nguyên nhân khiến chúng xuất hiện trong list ngôn ngữ khó nhất thế giới. 

XEM THÊM: 666 là gì? Ý nghĩa các con số phổ biến tại Trung Quốc

Tiếng Iceland 
Tiếng Iceland

Tiếng Nga

Tiếng Nga khó học có lẽ bởi quy tắc nhấn trọng âm nghiêm khắc. Chỉ cần nhấn không đúng trọng âm thì người nghe sẽ hiểu sai ý nghĩa. Một lỗi khác khiến nhiều người nhầm lẫn là một số chữ trong tiếng Nga có cách viết giống chữ cái Latinh nhưng phát âm khác biệt hoàn toàn so với tiếng Anh. Ví dụ, chữ “B” có cách phát âm khá giống với “H, V”,…. 

Mặc dù là ngôn ngữ khó học nhất thế giới nhưng nhiều người lại cảm thấy hào hứng khi học ngôn ngữ này. Bởi ngữ điệu khá êm tai và hệ thống chữ cái mới lạ. 

Bảng chữ cái Nga
Bảng chữ cái Nga

Tiếng Hindi

Hindi là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ với hơn 300 triệu người dùng. Ngôn ngữ này cũng được sử dụng tại một số quốc gia khác như Pakistan, Nepal,… 

Chữ viết của tiếng Hindi là Devanagari với 11 nguyên âm + 33 phụ âm. Tiếng Hindi dễ phát âm vì mỗi vần đều có âm thanh độc lạ riêng. Tuy nhiên, cấu trúc câu lại rất khó học và ghi nhớ. 

Tiếng Hindi
Tiếng Hindi

Ngoài ra, còn nhiều ngôn ngữ khó nhất trên thế giới khác như tiếng Việt, tiếng Hy Lạp, tiếng Ba Tư, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Tạng, Tagalog, Somali,… 

Dù được nhiều người nước ngoài đánh giá là khó học nhưng độ khó của tiếng Việt chỉ được đánh giá ở mức 3 (mức cao nhất là 4). Chúng ta có bảng chữ cái gồm 29 ký tự và một số được vay mượn từ các ký tự Latinh. Ngoài các từ thuần Việt, ta còn vay mượn nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới như tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp,… Từ ngữ tiếng Việt cũng rất linh hoạt trong cách nói và viết. Một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. 

Bài viết trên của supperclean.vn đã tổng hợp 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Bạn đã từng theo học ngôn ngữ nào trong top 10 trên, hãy để lại chia sẻ và cảm nhận cá nhân bằng cách bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *