Rừng là gì? Rừng có vai trò gì? Nước ta gồm những loại rừng nào?

Rừng giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người và tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất. Vậy rừng là gì? Nước ta gồm những loại rừng nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên nhé!

nước ta gồm những loại rừng nào
Nước ta gồm những loại rừng nào?

Rừng là gì?

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Trong đó, thành phần chủ chốt, giữ vai trò quan trọng là cây rừng.

Bài viết tham khảo: Đất trồng là gì? Tìm hiểu vai trò & thành phần của đất trồng

Rừng có vai trò gì? 

  • Rừng có khả năng cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong không khí nhờ khả năng quang hợp, giúp điều hòa không khí, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng nóng lên của Trái Đất. 
  • Rừng có tác dụng điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất. Đồng thời nó cũng có nhiệm vụ hạn chế tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất. 
  • Rừng phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người: lấy củi đốt, cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ, cung cấp nguồn dược liệu, các loại thực vật quý hiếm, giàu giá trị dinh dưỡng,…
  • Trong y học, rừng cung cấp nguồn gen quý hiếm phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học và sản xuất dược liệu,… 
  • Rừng là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều loại động vật, thực vật. 
oxi
Vai trò của rừng

Nước ta gồm những loại rừng nào?

Nước ta có những loại rừng nào? Để thuận tiện cho công tác quản lý, chính phủ đã chia hệ thống rừng Việt Nam thành 3 loại sau: 

Rừng đặc dụng

Đây là loại rừng phục vụ chủ yếu cho công tác bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ nguồn gen quý hiếm phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học, bảo tồn khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng,… Ngoại trừ các phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

Vậy rừng đặc dụng bao gồm những loại rừng nào? Nó bao gồm: 

* Vườn quốc gia

Đây là khu vực tập trung rất nhiều các loài động vật, thực vật có giá trị về khoa học, du lịch và giáo dục. Ví dụ: Vườn quốc gia Ba Vì, Cúc Phương, Phong Nha – Kẻ Bàng,… 

* Khu bảo tồn thiên nhiên

Bao gồm khu dự trữ thiên nhiên + khu bảo tồn các loài và sinh cảnh. 

  • Khu dự trữ thiên nhiên: Đây là vùng đất dự trữ các tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng sinh học phục vụ chủ yếu cho nghiên cứu khoa học. Ví dụ: Động Sơn – Kỳ Thượng, Na Hang, Mường Tè, Sơn Trà,… 
  • Khu bảo tồn các loài và sinh cảnh: Đảm bảo môi trường sinh sống cho các loài động vật, thực vật đặc hữu và quý hiếm. Hay nói cách khác, đây là nơi cư trú, duy trì và phát triển của các loài. Ví dụ: Khu bảo tồn Cao Vít (Trùng Khánh), Nam Xuân Lạc, Khau Ca, bảo tồn sao la Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; khu bảo tồn voi Quảng Nam,… 

* Khu bảo vệ cảnh quan

Gồm có một hoặc nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ – văn hóa – lịch sử. Loại rừng này được dùng chủ yếu để phục vụ cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học. Nó gồm có: 

  • Thắng cảnh ở ven biển, đất liền hoặc hải đảo
  • Thắng cảnh có các di tích lịch sử được xếp hạng hoặc có các cảnh quan (nham thạch, hang động,…) và các khu vực mang tính lịch sử của địa phương.

Ví dụ: thác Bản Dốc, hồ Thăng Hen, núi Lăng Đồn,…

* Khu rừng phục vụ cho nghiên cứu – thực nghiệm khoa học

Loại rừng này chỉ phục vụ riêng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. 

rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng

Bài viết tham khảo: Quần thể là gì? Đặc trưng của quần thể | Phân biệt quần thể và quần xã

Rừng phòng hộ

Đây là loại rừng có nhiệm vụ bảo vệ đất, nguồn nước, chống sa mạc hóa, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai và góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành các loại sau: 

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là hệ thống rừng tập trung ở thượng nguồn dòng sông. Chúng có nhiệm vụ điều tiết nước để hạn chế lũ lụt, cấp nước cho hồ vào mùa khô, bảo vệ đất, chống xói mòn…
  • Rừng phòng hộ chắn cát bay, chắn gió: Loại rừng này có nhiệm vụ chính là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ khu đô thị, khu dân cư và nhiều công trình khác. Nó cũng có nhiệm vụ chắn cát bay ở vùng ven biển. 
  • Rừng phòng hộ chắn sóng: Đây là loại rừng hình thành tự nhiên hoặc được gây trồng tại cửa dòng sông. Chúng có nhiệm vụ ngăn sóng, hạn chế cát lấn để bảo vệ các khu dân cư, công trình ven biển. Đồng thời có nhiệm vụ cố định bnf cát lắng để hình thành những vùng đất mới. 
  • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là dải rừng được trồng xung quanh khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công nghiệp,… nhằm điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch. 
nước ta gồm những loại rừng nào
Rừng phòng hộ đầu nguồn

Rừng sản xuất

Đây là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Rừng sản xuất kết hợp với rừng phòng hộ góp phần bảo vệ môi trường. 

Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta chia rừng sản xuất thành các loại: 

  • Rừng tự nhiên: Là loại rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc được phục hồi bằng phương pháp tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh trồng bổ sung. Căn cứ vào trữ lượng bình quân/ hecta mà rừng tự nhiên được chia thành: rừng chưa có trữ lượng, rừng nghèo kiệt, rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu. 
  • Rừng trồng: Đây là rừng do con người trồng, cải tạo rừng trong tự nhiên, trồng lại rừng hoặc tái sinh rừng sau khi khai thác. Rừng trồng bằng ngân sách nhà nước hoặc chủ rừng vốn đầu tư hoặc có sự hỗ trợ của nhà nước và nguồn đầu tư khác. 

Các biện pháp bảo vệ rừng

Tại Việt Nam, rừng bị tàn phá nặng và ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp để bảo vệ rừng như: 

  • Đẩy mạnh công tác về giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ rừng
  • Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về vấn đề bảo vệ, phát triển rừng.
  • Rà soát, kiểm tra các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sai quy định pháp luật 
  • Sử dụng các biện pháp khoanh nuôi để phục hồi rừng như: bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng để phục hồi, tái sinh rừng. 
  • Chính quyền cần có kế hoạch về định cư, định canh, phòng chống cháy rừng,… 
  • Xử phạt nghiêm minh đối với các hành động gây cháy rừng, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, săn bắt động vật rừng, mua bán trái phép lâm sản,… 

Một số câu hỏi liên quan

Rừng mưa nhiệt đới là gì?

Rừng mưa nhiệt đới là một hệ sinh thái xuất hiện nhiều tại vĩ độ 28 độ Bắc và Nam của đường xích đạo. Hệ sinh thái này có nhiệt độ trung bình cao và lượng mưa đáng kể. Lượng mưa cao làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, kiểu sinh thái này có mức độ đa dạng sinh học rất cao. Khoảng 40 – 75% các loài sinh vật của rừng đều là bản địa.. ⅔ các loài thực vật có hoa đều được tìm thấy trong rừng mưa. Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới còn được biết đến là kho thuốc lớn nhất thế giới bởi hơn ¼ các loại thuốc tự nhiên được tìm thấy ở đó.

Hiện nay, rừng mưa nhiệt đới cũng nằm trong các hệ sinh thái bị đe dọa nhất trên thế giới do các hoạt động của con người. 

nước ta gồm những loại rừng nào
Rừng mưa nhiệt đới Amazon

Những loại rừng nào không được khai thác trắng?

Khai thác trắng là phương pháp khai thác, thu hoạch toàn bộ cây rừng trong một khu vực đặc thù trong cùng một thời gian. Các loại rừng không được phép khai thác trắng gồm có: 

  • Rừng phòng hộ
  • Rừng đặc thù

Tây Nguyên có những loại rừng nào?

  • Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố ở những khu vực có lượng mưa nhiều, cây cối trong rừng rậm rạp, có nhiều tầng tán. 
  • Rừng khộp: Vào thời điểm mùa khô kéo dài, lá rụng gần hết, toàn bộ cảnh rừng trông xơ xác. 

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi nước ta gồm những loại rừng nào Địa 9. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin tham khảo bổ ích và có giá trị nhất nhé!

Bài viết tham khảo: ATSM là gì? Nhận diện ngay một người mắc b.ệ.n.h ATSM

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *