Phép nối là gì? Cho ví dụ minh họa? Bài tập về phép nối 

Phép nối là phương tiện liên kết giúp câu văn, đoạn văn trở nên mạch lạc và rõ nghĩa hơn. Vậy, phép nối là gì? Các phương tiện dùng trong phép nối là gì? Hãy cùng supperclean.vn ôn luyện qua bài viết dưới đây nhé!

Phép nối là gì? Cho ví dụ minh họa

Phép nối là việc dùng các cụm từ, quan hệ từ nhằm mục đích liên kết các câu, đoạn văn trong văn bản tạo thành một thể thống nhất về nội dung và ngữ pháp. 

Định nghĩa về phép nối
Định nghĩa về phép nối

Ví dụ về phép nối trong tiếng Việt

  1. Tôi sẽ được thưởng một chiếc xe đạp mới nếu như năm học này đạt danh hiệu học sinh giỏi.
  2. Chị em tôi đã làm nhiều chuyện khiến mẹ không vui. Nhưng mẹ chưa bao giờ la mắng chúng tôi. 
  3. Hồng đã rất chăm chỉ trong thời gian qua. Vì vậy, bạn ấy đã đạt giải nhất trong cuộc thi Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh. 
  4. Hồng nhìn thế thôi nhưng nó tốt bụng lắm.
  5. Tôi với Lan là bạn thân hơn mười năm rồi!
  6. Mẹ tôi đang giặt đồ bố tôi đang nấu cơm. 
  7. Lan là học sinh giỏi nhưng không kiêu căng, tự đại

Ý nghĩa của phép nối là gì?

Phép nối là một trong các phép liên kết dùng phổ biến trong tiếng Việt. Nó có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn. Từ đó tăng tính mạch lạc cho đoạn văn, giúp người nghe hiểu được mối quan hệ và nội dung mà tác giả truyền tải. 

Các phương tiện dùng trong phép nối

Nối bằng kết từ

Kết từ là các từ nối, quan hệ từ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn như và, còn, nếu, tuy, cho nên,… 

Ví dụ: Cô ấy khẽ mỉm cười rồi ngoảnh mặt đi. Nhưng tôi nhìn thấy sự không vui trên gương mặt cô ấy. 

=> Quan hệ từ “nhưng” có tác dụng liên kết hai câu văn và biểu thị mối quan hệ tương phản. 

Nối bằng kết ngữ

Kết ngữ là tổ hợp gồm có kết từ với một phụ từ hoặc đại từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết. Các kết ngữ thường gặp là bởi thế, vả lại, với lại, ngược lại, nhìn chung, tiếp theo, trên đây,… 

Ví dụ: Lan rất chăm chỉ làm việc và chịu khó tiết kiệm. Kết quả cô ấy đã xây căn nhà mới cho bố mẹ. 

=> Phép nối “kết quả”

Các phương tiện dùng trong phép nối
Các phương tiện dùng trong phép nối

Nối bằng tính từ, phụ từ hoặc trợ từ

Một số phụ từ, trợ từ và tính từ tự thân chỉ quan hệ có thể dùng làm phương tiện liên kết trong văn bản. Ví dụ như khác, cả, lại, chỉ,…. 

Ví dụ: Đàn ngan đã ì ạch về chuồng lúc trời sẩm tối. Chỉ có duy nhất hai chú vẫn tha thẩn đi kiếm ăn trên cánh đồng. 

Nối bằng quan hệ chức năng cú pháp

Trong một số văn bản nghệ thuật, có những câu mang ý nghĩa tương đương với một bộ phận hoặc một chức năng cú pháp nào đó của câu lân cận. Đó là những câu trực thuộc, hay còn gọi là câu dưới bậc. 

Ví dụ: Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Câu dưới bậc, tương đương với bổ ngữ của động từ)

Bài luyện tập về phép nối

Câu hỏi: Hãy xác định phép nối và vai trò của chúng trong các ví dụ dưới đây: 

  1. Khi đọc sách, bạn có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não và mắt bạn đọc nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tai nghe nếu muốn vừa nghe nhạc vừa đọc sách…
  2. Khi bạn đọc phần cuối chương trước, bạn sẽ có một khái niệm chung về nội dung chính của chương. Đồng thời, não của bạn cũng biết được những thông tin cần thiết nào mà bạn cần tìm hiểu trong chương sách.
  3. Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lý tưởng là rất quan trọng.
  4. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.
Bài luyện tập về phép nối
Bài luyện tập về phép nối

Lời giải: 

  1. Phép nối “tuy nhiên” => Nhằm mục đích đưa ra biện pháp đọc hiệu quả nhất. 
  2. Phép nối “đồng thời” => Có tác dụng liên kết nhằm chỉ ra kiến thức mà não bộ có thể tiếp nhận được khi đọc sách. 
  3. Phép nối “quả thực như vậy” => Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì và nỗ lực trên hành trình thực hiện mục tiêu, lý tưởng. 
  4. Phép nối “đôi lúc, nhưng” => Tạo sự liên kết giữa hai câu bằng quan hệ tương phản nhằm khích lệ, tạo động lực để ta vực dậy sau mỗi thất bại. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết chia sẻ về phép nối là gì, ví dụ và bài tập minh họa. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *