Public Relation là gì? Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng và nâng cao chất lượng hình ảnh thương hiệu của mình. Hoạt động này giữ vai trò đặc biệt quan trọng và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp!
Contents
Public Relation là gì?
Public Relation (viết tắt là PR), khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là quan hệ công chúng. Public Relation là công cụ để tạo dựng, xây dựng và giữ gìn hình ảnh, danh tiếng cho thương hiệu trong mắt công chúng. Các hoạt động của PR tập trung vào việc gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với công chúng, tạo dựng cái nhìn thiện cảm, sự chú ý tích cực về lâu dài của dư luận đối với thương hiệu.
Ngày nay, hoạt động PR ngày càng được chú trọng và đầu tư, nhất là đối với những thương hiệu lớn.
Bài viết tham khảo: Spam nghĩa là gì? Tin nhắn, email bị spam có nghĩa là gì?
Vai trò của PR là gì?
Khi đã hiểu rõ PR có nghĩa là gì và PR là viết tắt của từ gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vai trò, tác dụng của công cụ này đối với doanh nghiệp nhé!
- PR là công cụ đắc lực để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp: Khi PR được thực hiện đúng cách, hình ảnh thương hiệu được xây dựng tích cực trong mắt công chúng, giúp doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện.
- Gia tăng giá trị của thương hiệu: Hoạt động PR giúp gia tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và xây dựng lòng tin nơi cộng đồng.
- Tiếp cận và thu hút thị trường mục tiêu: Sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thống sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận thông điệp. Ví dụ, một bài đánh giá tốt về sản phẩm sữa cho mẹ bầu sẽ thu hút cộng đồng hơn các bài quảng cáo trên mạng xã hội.
- Xây dựng tập khách hàng tiềm năng: Khi độ nổi tiếng của doanh nghiệp đủ thuyết phục khách hàng thì ngay lập tức sẽ thu về một lượng lớn khách hàng tiềm năng, thậm chí là trung thành.
Hoạt động của PR gồm những gì?
Tùy theo quá trình và khả năng thực hiện mà mỗi doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động PR khác nhau. Dưới đây là các hoạt động tiêu biểu nhất:
Tổ chức sự kiện
Mục đích của tổ chức sự kiện là lôi kéo sự quan tâm của truyền thông và công chúng đối với thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể của một thương hiệu một cách khôn khéo và tài tình.
Ví dụ: Apple tổ chức sự kiện “Hi Speed” để ra mắt các dòng sản phẩm như HomePod mini, iPhone 12, sạc không dây, tai nghe trùm đầu không dây. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thống và nhiều người yêu công nghệ.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Hiểu một cách đơn giản hơn đó là hoạt động tài trợ. Đây là hình thức giúp sức bằng hiện vật hoặc tiền cho một tổ chức đứng ra để triển khai chương trình từ thiện, lôi kéo ủng hộ, gây quỹ, tổ chức sân chơi truyền hình, văn hóa truyền thống hay thể thao,…. Trong suốt quá trình diễn ra chương trình, tên thương hiệu sẽ xuất hiện qua lời dẫn của MC hoặc xuất hiện trên phông màn sân khấu. Hoạt động này khá quan trọng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của công chúng về thương hiệu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong thời gian ra mắt sản phẩm Pepsi vị chanh không calo, Pepsi đã trở thành nhà tài trợ cho chương trình Rap Việt.
Quan hệ cộng đồng
Quan hệ cộng đồng có thể bao gồm các hoạt động như từ thiện, trao đổi, ưu đãi giảm giá đặc biệt, chăm sóc,… hoặc làm bất kỳ điều gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lấy lòng tin của khách hàng.
Ví dụ: Chiến dịch “Làm sạch bãi biển quốc tế” của Coca đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tình nguyện viên và các kênh truyền thống. Đồng thời, qua chiến dịch này, Coca muốn gửi gắm thông điệp rằng họ luôn sẵn sàng chung tay và nỗ lực hành động vì xã hội.
Thông cáo báo chí
Đó là những bài viết đề cập đến những sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp hoặc có thể liên quan đến sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ajinomoto Việt Nam đã phát thông cáo báo chí về việc sắp ra mắt sản phẩm trà sữa hòa tan 3in1 Birdy và cà phê hòa tan.
Bài viết Blog/ Website
Website hoặc Blog của doanh nghiệp cũng có thể trở thành phương tiện PR hiệu quả. Khách hàng và người dùng có thể truy cập vào website để tìm kiếm thông tin hoặc đơn thuần là giải trí. Khi những hoạt động này được lan tỏa mạnh trong cộng đồng sẽ giúp xây dựng cái nhìn tích cực của dư luận về thương hiệu. Đồng thời, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp sẽ lan truyền trong cộng đồng.
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Đó là hoạt động điều phối để đảo ngược các nhận thức tiêu thức xung quanh khi có cuộc khủng hoảng xảy ra. Bất kỳ vấn đề nào có thể gây nguy hiểm hoặc hủy hoại danh tiếng của thương hiệu đều được xử lý bởi bộ phận quan hệ công chúng.
Ví dụ: Trong vụ khủng hoảng của Vietnam Airlines khi một tiếp viên của hãng bị bắt tại Nhật. Hãng đã xử lý rất tốt khủng hoảng truyền thông này: tích cực phối hợp với nước bạn để xử lý, quyết không bao che hay né tránh,…. Đồng thời cũng chấn chỉnh lại các quy định và các tiêu chuẩn liên quan để ngăn chặn tình trạng mang sai hàng hóa trong quá trình làm việc.
Truyền thông mạng xã hội
Mạng xã hội là một công cụ PR hữu ích giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận với tệp khách hàng trẻ, truyền tải nội dung, chuyển đổi khách hàng và giải quyết khủng hoảng. Các hoạt động PR để truyền thông trên mạng xã hội có thể là: triển khai sự kiện khuyến mãi, chơi mini game có thưởng, thuê KOL, Blogger, Influencer,… để xây dựng thương hiệu với cộng đồng.
Truyền thông nội bộ
Đối tượng mà truyền thông nội bộ hướng đến là tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động này là gắn kết, gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp với nhân viên, nhân viên với cấp trên và giữ các nhân viên với nhau.
PR nội bộ gồm có nhiều hoạt động cụ thể như: tổ chức sự kiện nội bộ, team building, sử dụng các kênh giao tiếp nội bộ (Zalo, Zoom,…).
PR khác gì Marketing?
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa Marketing và Public Relation là gì, chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của của 2 khái niệm này!
Marketing được hiểu là các chiến lược nhằm đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người dùng. Trong khi đó, quan hệ công chúng là quá trình giúp công chúng hiểu rõ về thương hiệu.
Mục đích của Marketing nhắm đến là doanh số và lợi nhuận bán hàng. Nhưng mục đích của PR là sự thấu hiểu, tin tưởng, gia tăng vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng. Sau đấy mới hướng đến mục đích bán hàng và thu lợi nhuận.
Nếu như thước đo thành công của Marketing là doanh thu thì thước đo của PR là sự ủng hộ của công chúng, là những phản hồi tích cực của dư luận.
Song nhìn chung, hoạt động PR và Marketing đều có mối quan hệ bổ sung mật thiết với nhau. Marketing chú trọng vào thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. PR lại tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Khi hoạt động PR đạt hiệu quả sẽ tạo ra môi trường tốt thúc đẩy hoạt động Marketing phát triển. Từ đó, không chỉ giúp doanh nghiệp có lợi nhuận mà còn gây dựng được độ uy tín, vị thế lâu dài trong mắt cộng đồng.
Các bước để xây dựng và triển khai hoạt động PR hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu của PR, đảm bảo phải phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu của PR là j.
Bước 3: Lập kế hoạch và đưa ra chiến lược cho mục tiêu.
Bước 4: Xác định chiến thuật, xem xét nên sử dụng nguồn lực nào để thực hiện. Hay nói cách khác chính là xác định hoạt động PR phù hợp với mục tiêu.
Bước 5: Dự toán ngân sách, gồm có: chi phí thuê địa điểm, phương tiện đi lại, tài liệu,… Phân bổ ngân sách hợp lý và có kế hoạch.
Bước 6: Hành động.
Bước 7: Đánh giá hiệu quả và tầm ảnh hưởng của chiến dịch PR.
Public Relation có sức ảnh hưởng lớn và lâu dài hơn so với các hoạt động quảng cáo. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều rất chú trọng vào hoạt động này. Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn Public Relation là gì nhé!
Bài viết tham khảo: 7749 là gì? Giải đáp những thắc mắc về 7749 trên facebook