Quan liêu là gì? Tìm hiểu chi tiết về bệnh quan liêu và cách khắc phục

Quan liêu – một trong những căn bệnh không còn quá xa lạ ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Vậy bạn có biết quan liêu là gì không? Biểu hiện, bản chất của bệnh quan liêu là gì? Làm sao để khắc phục bệnh quan liêu?. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội này nhé!

Khái niệm quan liêu là gì?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì khái niệm về quan liêu được giải thích như sau:

“Quan liêu là bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không thực tế, là xa cách quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính phủ và của đoàn thể”

Hiểu một cách đơn giản thì quan liêu là cán bộ phụ trách không bám sát với thực tế; không đào sâu bản chất công việc mà chỉ chỉ đạo một cách đại khái và chung chung.  Bệnh quan liêu còn được thể hiện ở tác phong của người cán bộ, đó chính là thiếu dân chủ, không tuân thủ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể và phân công phụ trách.

Quan liêu - bệnh giấy tờ, hình thức
Quan liêu – bệnh giấy tờ, hình thức

Bản chất của nạn quan liêu là gì?

Quan liêu chính là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền và bản chất của nó là:

  • Bên ngoài (chủ yếu): Thủ tục giấy tờ rườm rà, bộ máy cồng kềnh với nhiều tầng nấc trung gian.
  • Bên trong: Hám danh lợi, chạy theo chủ nghĩa thành tích, trọng địa vị. Họ tranh thủ sơ hở của cơ chế quản lý để chuộc lợi cá nhân mình dẫn tới lạm quyền và lộng quyền.

Ý nghĩa của quan liêu là gì?

Từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc thì từ “quan liêu” đã được chỉ chung cho những người làm quan, ngang hàng nhau. Bởi chữ “liêu” trong “quan liêu” có nghĩa là quan lại. Còn “bộ máy quan liêu” dùng để chỉ chế độ tuyển quan thông qua thi cử và xét thành tích.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì khái niệm “bộ máy quan liêu” (bureaucracy) đã được đề ra bởi nhà kinh tế chính trị học kiêm xã hội học nổi tiếng người Đức – Max Weber.  Từ “bureaucracy” này được hình thành từ 2 thành tố là “bureau” có nghĩa là bàn giấy làm việc hoặc cơ quan Chính phủ và “cracy” có nghĩa là chính thể, chế độ. 

Quan liêu mang ý nghĩa tích cực và tiêu cực
Quan liêu mang ý nghĩa tích cực và tiêu cực

Hiểu một cách đơn giản thì “bureaucracy” chính là chế độ cơ quan bàn giấy, dịch sang tiếng Việt với tên gọi “chế độ quan liêu”. Theo Max Weber thì “bureaucracy” là hệ thống chức vụ được xác định rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể, chính xác; vận hành có tôn ti trật tự, thúc đẩy sự phân công lao động và chuyên môn hóa. Theo đó, “quan liêu” là tính từ trung tính và nó không mang nghĩa tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ.

XEM THÊM: Bi quan là gì? Dấu hiệu, tác hại và cách vượt qua sự bi quan

Những mặt tích cực – tiêu cực của quan liêu

Tính tích cực của quan liêu

  • Có thể vận hành, quản lý một tổ chức lớn dựa vào những quy định, quy tắc. Có rất nhiều cơ quan, ban ngành ngang nhau có thể dựa vào những quy định, quy tắc đó để hoạt động cùng một cách với nhau.
  • Có đầy đủ cơ sở giám sát và có phân cấp quản lý. Điều này sẽ giúp cho khách hàng, người dân có thể kháng cáo đến cấp cao hơn.

Tính tiêu cực của quan liêu

Quan tiêu gây ra lãng phí
Quan tiêu gây ra lãng phí
  • Hoạt động không có sự hiệu quả gây ra tình trạng lãng phí lớn.
  • Thông tin giữa các văn phòng và các cấp có thể bị lệch lạc, hoạt động không đúng đắn.
  • Việc thực hiện các quy định khá phức tạp với những thủ tục, giấy tờ dư thừa không cần thiết.
  • Cùng một việc nhưng có thể phải thực hiện lặp đi lặp lại giữa các cấp hoặc ngang cấp.
  • Quan liêu cũng thường chậm thay đổi khi có gì mới hoặc là chậm thực hiện sự thay đổi.

Biểu hiện của bệnh quan liêu là gì?

  • Chỉ đạo xa rời thực tế, không suy xét đến nhiều mặt; chỉ biết quan tâm đến hình thức mà không đào sâu vào các vấn đề cốt lõi.
  • Không hành động triệt để, kiểm tra thực tế mà chỉ biết khai hội, viết chỉ thị cũng như xem báo cáo trên giấy tờ.
  • Không kiểm tra, theo dõi sát sao các công việc của bản thân cũng như cấp dưới nên không kịp thời đôn đốc và khắc phục các lỗi sai. Từ đó khiến cho công việc không có hiệu quả, thiệt hại về mặt tài sản, công sức của Nhà nước và nhân dân.
  • Hô hào khẩu hiệu, không tận tình trong công việc. Lời nói đi ngược lại với hành động, không đề cập và giải quyết được các vấn đề bức thiết của quần chúng nhân dân.
  • Tự mãn, chủ quan, tưởng rằng mình hiểu biết và tinh thông mọi chuyện nên không nghe dân, không màng ý kiến của dân mà đóng cửa làm việc. Chính vì vậy mà mọi việc đều trở nên vô ích.
  • Ích kỷ, quan cách, tự cho mình là một “vua con” khi được phân công phụ trách ở một vùng để từ đó tỏ thái độ ra oai và hạch sách với người khác. Điều đó dẫn đến tình trạng đoàn thể xa cấp dưới và xa nhân dân.

XEM THÊM: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất cần thiết để thành công

Quan liêu - chi đạo từ xa, không quan tâm đến thực tế
Quan liêu – chi đạo từ xa, không quan tâm đến thực tế

Giải pháp khắc phục bệnh quan liêu hiệu quả

Quan liêu giống như một loại bệnh, loại giặc và là kẻ thù cần chống. Bệnh quan liêu không những làm biến chất một số cán bộ, Đảng viên mà nó còn khiến cho bộ máy của Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức xã hội giảm hiệu lực; thậm chí có lúc điêu đứng và tê liệt. Để ngăn ngừa và khắc phục nạn quan liêu thì bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Tham gia đấu tranh chống lại bệnh quan liêu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định việc chống quan liêu chính là “cuộc cách mạng nội bộ”. Vì vậy mà mọi người cần phải chung tay đẩy lùi nạn quan liêu bằng cách tập trung vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đấu tranh chống lại nạn quan liêu.

Tham gia phòng chống quan liêu
Tham gia phòng chống quan liêu

Chấn chỉnh lại cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động

Chọn và sắp xếp sử dụng đúng người đúng mục đích là một trong những yếu tố góp phần cải tiến cũng như chống quan liêu hiệu quả nhất. Hãy chọn ra những cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và giàu kinh nghiệm thực tiễn vào bộ máy quản lý.

Cán bộ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đường lối của Đảng, Nhà nước cho nhân dân. Từ đó sẽ giúp gắn kết, khơi dậy tinh thần yêu nước cũng như làm việc thông minh và mang lại hiệu quả cao hơn.

XEM THÊM: Thể chế là gì? Cải cách thể chế là gì?

Đề cao tính dân chủ

Tính dân chủ cần phải được phát huy trong công cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu bởi các cấp, ban ngành. Quần chúng nhân dân cần phải được tự do nêu lên ý kiến và thể hiện quan điểm trong tổ chức bộ máy hành chính, tổ chức cán bộ một cách công khai, công bằng và khách quan nhất.

Đề cao tính dân chủ
Đề cao tính dân chủ

Nâng cao tinh thần làm việc cho cán bộ, nhân viên

Xét về bản chất thì mọi yếu tố khách quan sẽ trở nên dư thừa nếu như cán bộ không có năng lực chuyên môn. Chính vì vậy mà việc làm tốt công tác giáo dục, tạo dựng tác phong chuyên nghiệp, mẫu mực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chống lại bệnh quan liêu.

Tăng cường công tác kiểm tra

Trong công tác lãnh đạo thì cán bộ và Đảng viên thường đề cao vai trò của mình mà quên đi công tác kiểm tra. Thực tế cho thấy việc thiếu kiểm tra chính là nguồn cội nảy sinh ra nhiều ý kiến khác nhau trong công tác lãnh đạo, tổ chức và thực hiện.

Như vậy bạn đã hiểu được quan liêu là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng mình nhé! 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *