Thể chế là gì? Cải cách thể chế là gì?

Khi tìm hiểu về vấn đề chính trị của một quốc gia thì chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về thuật ngữ “thể chế”. Vậy bạn có biết thể chế là gì không? Cải cách thể chế là gì? Hay có những loại thể chế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ “thể chế” này nhé!

Thế chế nghĩa là gì?

Thể chế hiểu theo nghĩa rộng nghĩa là tập hợp những quy định, quy chế mà con người trong xã hội, cộng đồng buộc phải tuân thủ. Thể chế hiểu theo nghĩa hẹp chính là những quy tắc xử sự chung của một quốc gia, những luật lệ mà quốc gia đó đã ban hành nhằm hướng đến sự thống nhất trong cộng đồng và sự công bằng của xã hội.

Thể chế - quy tắc, luật lệ… 
Thể chế – quy tắc, luật lệ…

Như vậy, thể chế là từ dùng để chỉ những quy tắc, luật lệ được sử dụng trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ lại có những quy định khác nhau về thể chế. Có thể nhận diện thể chế thông qua những yếu tố cấu thành như sau:

  • Thể chế có tính hệ thống: Thể chế chính là tập hợp của các quy tắc, quy luật xã hội nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội cũng như cách thức xử sự chung của một xã hội.
  • Chủ thể của thể chế bao gồm có Nhà nước, cộng đồng dân cư, các cơ quan, tổ chức.
  • Biểu hiện bên ngoài của thể chế chính là các chính sách, thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, bộ máy quản lý…

Thế chế chính trị là gì?

Thể chế là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực chính trị. Thể chế chính trị có thể được hiểu đơn giản là hình thức chế độ, tư tưởng chính trị mà quốc gia đó đã lựa chọn thực hiện. 

Thể chế chính trị
Thể chế chính trị

Thể chế chính trị được biểu hiện ở hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý hành chính nhà nước, cách thức tổ chức, thực hiện các chính sách pháp luật cũng như đường lối đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia. 

Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn cho mình thể chế chính trị riêng biệt sao cho phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Tại Việt Nam thì thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thể chế đang được áp dụng thực hiện. Các tổ chức cấu tạo nên bộ máy chính trị hiện nay của nước ta (theo Hiến pháp năm 2013) là:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Công đoàn).
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  • Hội Nông dân Việt Nam.
  • Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

XEM THÊM: Hộ khẩu thường trú là gì? Thủ tục và hồ sơ đăng ký nhanh chóng

Phân loại thể chế phổ biến 

Phân loại thể chế theo hình thức

Nếu xét theo mức độ chính thống hay sự lựa chọn sử dụng, áp dụng thể chế thì thể chế được phân chia thành:

Thể chế chính thức
Thể chế chính thức
  • Thể chế chính thức: Đây là những quy tắc đã được luật hóa hay nói cách khác đây là những quy chế đã được quốc gia ban hành thành các đạo luật. Ở Việt Nam thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hình thành nên thể chế chính thức có thể được liệt kê bao gồm: Hiến pháp, các Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định…
  • Thể chế phi chính thức: Bao gồm những quy tắc xử sự không được luật hóa. Tuy nhiên nó lại được nhiều người tự nguyện tuân thủ thực hiện. Biểu hiện của nó được như là phong tục, tập quán, tập tục.. của một quốc gia, một xã hội.

Phân loại thể chế theo cơ chế vận hành

Bên cạnh đó thể chế còn được phân loại theo cơ chế hoặc hình thức hoạt động. Với các phân loại này thì thường được chia thành 3 hình thức:

Thể chế tư
Thể chế tư
  • Thể chế Nhà nước: Là bộ máy của Nhà nước, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước… tập hợp và thể hiện rõ thể chế Nhà nước. Việc ban hành, thực hiện theo các quy định đã được đưa vào luật đều nhằm mục đích là thực hiện mục tiêu chung của xã hội.
  • Thể chế tư: Được hiểu là toàn bộ những quy định chung của một cơ quan, tổ chức ngoài Nhà nước như doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ… nhằm thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã được đề ra. Bên cạnh đó là để duy trì tính kỷ luật của tổ chức; gìn giữ cũng như phát huy những điểm nổi bật của từng cơ quan, tổ chức.
  • Thể chế xã hội: Là những quy tắc xử sự chung bên ngoài phạm vi Nhà nước và tư nhân. Nó chính là những phong tục tập quán của một xã hội, là những nét văn hóa đã được gìn giữ từ đời này qua đời khác, là lẽ phải trong xã hội… 

XEM THÊM: Chia sẻ từ A – Z về tài khoản thu phí thường niên là gì?

Cải cách thể chế là gì?

Cải cách thể chế ở đây tức là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị và các cơ chế sử dụng, sở hữu nhằm tạo ra sự đột phá; phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống trong từng thời kỳ của xã hội. Cải cách thể chế chính là chuyển đổi về đường lối, phương hướng để phù hợp hơn. Cải cách thể chế bao gồm các đặc điểm sau:

Cải cách thể chế - thay đổi cơ thế quản lý
Cải cách thể chế – thay đổi cơ thế quản lý
  • Tạo môi trường pháp lý ổn định để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi.
  • Nhà nước hoạch định ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội…
  • Sử dụng các phương pháp, các công cụ kinh tế để điều tiết nền kinh tế thị trường.
  • Cung ứng các dịch vụ công quan trọng.
  • Quản lý tài nguyên của quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế; ổn định môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
  • Thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại mở rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa. Huy động mọi tiềm năng cũng như mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại.

Như vậy bạn đã hiểu được thể chế là gì cũng như cải cách thể chế là gì rồi đúng không nào? Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *