Chắc hẳn tuổi thơ ai cũng đã từng ngâm nga câu hát: “Bắc kim thang cà lang bí rợ,…”. Nhưng đã bao giờ bạn suy ngẫm và thắc mắc không biết ý nghĩa ẩn chứa đằng sau từng ca từ trong lời bài hát bắc kim thang là gì chưa? Hãy cùng supperclean.vn khám phá qua thông tin về sự tích bắc kim thang chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Bắc kim thang là gì?
Như chúng ta biết, đây là một bài hát dân gian quen thuộc với tuổi thơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với giai điệu vui tai, từ ngữ đơn giản, không quá phức tạp nên rất nhiều bạn nhỏ thuộc lòng bài hát này và “líu lo” hát suốt ngày, nhất là vào những lúc vui chơi, nô đùa.
Đặc biệt, bài hát bắc kim thang được ca sĩ Xuân Mai phát hành đĩa nhạc vào năm 2005 và trở thành bài hát thiếu nhi “làm mưa, làm gió” thời điểm lúc bấy giờ.
Ngoài ra, bắc kim thang full còn được biết đến là bộ phim ki.nh d.ị Việt Nam được phát hành vào dịp Halloween năm 2019. Có thể nói, bộ phim đã “thổi một làn gió mới” vào thể loại phim ki.nh d.ị Việt Nam với nhiều chi tiết bất ngờ, rù.ng rợ.n và ẩn chứa đằng sau đó là ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Bộ phim bắc kim thang lấy bối cảnh là một gia đình sống ở vùng quê nhỏ thuộc miền Tây Việt Nam với đầy đủ các hủ tục phong kiến, đặc biệt là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và mối quan hệ phức tạp trong gia đình. Ngay từ thời điểm trailer bắc kim thang được công chiếu, bộ phim đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo khán giả và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cảm xúc bất ngờ cho người xem!
Bài viết tham khảo: Mang chủng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ “mang chủng”
Ý nghĩa bài hát bắc kim thang
“Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi?
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te..”
Với lời ca mộc mạc, giản dị, bài hát được xem như một phần tuổi thơ không thể thiếu của các bạn thiếu nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa sâu xa đằng sau những câu hát đơn giản và vui nhộn này!
Ý nghĩa tích cực: Đây là một trò chơi dân gian vui nhộn của trẻ nhỏ
Bài hát còn được biết đến với cái tên là “Bắt kim than” (có nghĩa là bắt con ngựa đen). Trò chơi này được bọn trẻ vui đùa với nhau vào những lúc rảnh rỗi, vừa chơi lại vừa nghêu ngao câu hát.
Một nhóm nhỏ gồm 4 đến 5 đứa cùng nhau nắm tay rồi bung ra thành một vòng tròn, chân trái làm trụ, chân phải khoèo lại với nhau ở giữa vòng tròn. Bọn trẻ sẽ vừa hát và xoay vòng, ai rớt chân xuống trước tiên thì người đó sẽ là kẻ thua cuộc. Tùy thuộc vào độ sáng tạo mà bọn trẻ có thể nâng cấp trò chơi thành nhiều kiểu khác nhau nhưng nguyên bản vẫn là trò khoèo chân nhau. Trò chơi này càng chơi đông sẽ càng vui hơn.
Ý nghĩa ki.nh d.ị: Sự thật “rù.ng rợ.n” đằng sau câu chuyện về bắc kim thang
Theo các cụ bà kể rằng, sự thật về bài hát bắc kim thang được bắt nguồn từ một câu chuyện m.a. Nội dung cụ thể như sau: Tại một cù lao nhỏ ven sông, có hai anh bạn chơi thân với nhau, một người làm nghề bắt ếch về đêm và một anh làm nghề bán dầu lúc rạng sáng. Nhà nghèo lại sống tách biệt với khu dân cư nên họ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống như tình nghĩa anh em ruột.
Hàng ngày, để đến khu họp chợ, họ sẽ phải đi qua cây cầu khỉ mộc mạc, đơn sơ bắc qua sông. Một ngày nọ, mẹ anh bán ếch bị bệnh nặng, không đủ tiền thuốc thang chữa trị nên đã qua đời. Anh bán dầu đã không quản ngại, phụ tiền m.a chay để lo đám tang cho mẹ anh bán ếch. Từ đó, tình cảm của hai người họ đã thắm thiết nay càng thắm thiết hơn.
Một đêm nọ khi đi bắt ếch, anh bán ếch phát hiện ra tiếng kêu thả.m thi.ết ở lùm cây kia. Lại gần thì thấy có một con le le và bìm bịp bị mắc bẫy. Vồn bản tính nhân từ, anh đã cứu chúng ra khỏi bẫy và hai con vật rất biết ơn anh.
Vài ngày sau, hai con chim nghe lỏm được bọn m.a da ở bờ sông đang có ý định hại ch.ết hai anh để chúng được đầu th.ai. Bởi hai con ma này đã chết lâu, trong vòng 7 ngày tới nếu không ai thế mạng thì chúng sẽ không thể đầu th.ai được nữa. Biết được điều này, bìm bịp và le le tranh nhau đến nhà ân nhân để thông báo về đại họa sắp tới.
Sau khi nghe tin dữ, anh bán ếch liền đem câu chuyện kể cho anh bán dầu để cùng nhau bàn bạc cách vượt qua kiếp nạn. Nhưng anh bán dầu lại không tin vào chuyện ma quỷ. Tuy nhiên, anh bán ếch vẫn nhất quyết tin vào câu chuyện đó và bày mọi cách để kìm chân không để anh bạn đi họp chợ. Viện cớ đến ngày giỗ mẹ, anh bán ếch gọi bạn qua nhà ăn uống rồi chuốc cho anh say mèm, không thể đi chợ được. Trong những ngày tiếp theo, anh liên tiếp lấy cơ cảm ơn anh bán dầu để bày tiệc rượu nhằm trì hoãn việc đi qua cầu.
Đến ngày cuối cùng của hạn, do nhậu say nên anh bán ếch đã ngủ quên, không màng tới bạn. Còn anh bán dầu thì sực tỉnh vào sáng sớm và nhận ra mình đã bỏ bán nhiều ngày nên đã nhanh chóng đi chợ. Thấy cơ hội đã đến, bọ ma da liền hóa phép cho cây cầu trở nên chông chênh và trơn trượt hơn, khiến cho anh bán dầu sẩy chân té xuống sông rồi ch.ết. Vì vậy mới có câu hát “Chú bán dầu qua cầu mà té”.
Còn anh bán ếch sau tỉnh dậy nhận được tin dữ, đợi qua ngày thứ 7 rồi mới dám ra sông vớt xác bạn lên. Thấy ân nhân của mình đau đớn vì cái ch.ết của bạn, le le và bìm bịp đã bay lên, cất tiếng kêu ai oán như kèn trống đám m.a để đưa tiễn linh cữu của người bạn xấu số. Vì vậy mà có câu hát:
“Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te….”
Bắc kim thang được viết dựa trên câu chuyện cổ tích và ẩn chứa trong đó là một vài yếu tố mang tính chất ki.nh d.ị, ma mãnh gây hoang mang cho người nghe. Bởi vậy mà khi đề cập tới ý nghĩa của truyền thuyết bắc kim thang, người ta thường nói đến mối quan hệ thân thiết của anh bán dầu và anh bán ếch, cùng với sự tiếc thương của anh bán ếch dành cho người bạn xấu số của mình mà thôi.
Bài viết tham khảo: Ching chong là gì? Nguồn gốc của “ching chong” có từ đâu?
Trên đây là một trong những phiên bản phổ biến nhất lý giải cho sự tích bắc kim thang. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn rất nhiều phiên bản khác nữa. Vậy bạn có biết đến phiên bản nào khác không, hãy comment vào bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!