Talkshow đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn trong các chương trình, sự kiện. Vậy bạn có biết talkshow là gì không? Làm sao để xây dựng được talkshow hiệu quả. Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Talkshow là gì?
Khái niệm talkshow là gì?
Talkshow là một chương trình truyền hình hoặc phát sóng trực tuyến, thường bao gồm một hoặc là nhiều người nổi tiếng hay các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể ngồi trên ghế trò chuyện với MC – người dẫn chương trình.
Talkshow thường có các chủ đề đa dạng, bao gồm chính trị, kinh tế, giáo dục, giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Mục đích chính của talkshow là mang đến cho khán giả những thông tin thú vị, giải trí nhẹ nhàng và đôi khi còn là những bài học bổ ích. Các chương trình talkshow thường là tài liệu quan trọng để giới thiệu sản phẩm là hoặc dịch vụ mới; nâng cao nhận thức về một vấn đề cụ thể hoặc là tăng cường liên lạc với khán giả…
Talkshow online là gì?
Talkshow online về cơ bản thì cũng giống với hình thức talkshow truyền thống. Tuy nhiên, talkshow online thường diễn ra trên các nền tảng trực tuyến như: YouTube, Facebook, Twitch hoặc là các ứng dụng như Zoom, Microsoft Teams…
Một điểm đặc biệt của talkshow online đó chính là khán giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình bằng cách gửi câu hỏi hoặc là các ý kiến của mình trong phần bình luận. Điều này tạo ra một không gian trò chuyện chung, giúp cho chương trình trở nên sống động hơn. Talkshow online đang trở nên phổ biến bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với talkshow truyền thống:
- Có thể tiếp cận được với đông đảo khán giả trên toàn thế giới.
- Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu trữ hơn so với talkshow truyền thống.
- Đem lại cho khán giả sự thuận tiện và linh hoạt hơn khi xem các chương trình. Khán giả có thể xem lại bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn về thời gian.
Lịch sử hình thành talkshow là gì?
- Giai đoạn hình thành: Talkshow đầu tiên được ghi nhận đó là một chương trình được tổ chức tại Springfield, Massachusetts, Mỹ khoảng những năm 1921. Chương trình này được phát sóng trên đài phát thanh WBZ và liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp.
- Giai đoạn phát triển: Giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mới của talkshow. Từ năm 1930 khi mà các cuộc phỏng vấn đường phố trở nên phổ biến hơn trên chương trình radio Houston’s Vox Populi. Chương trình này được phát sóng trên cả 3 kênh của Mỹ đó là ABC, NBC, CBS.
- Thời kỳ đỉnh cao của talkshow: Vào năm 1948, đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của các chương trình talkshow. Đặc biệt, từ năm 1949 đến năm 1973 thì khoảng một nửa các chương trình truyền hình trên 3 kênh ABC, CBS và NBC đều là các chương trình talkshow. Theo thống kê của tạp chí Broadcasting Magazine thì vào năm 1966 có khoảng 80% các đài phát thanh ở Mỹ đều có sản xuất các chương trình talkshow.
Các loại hình talkshow phổ biến
- Talkshow chính trị: Tọa đàm chính trị thường được sử dụng để thảo luận và phân tích các vấn đề có liên quan đến chính trị, chính sách và xã hội. Các chương trình talkshow chính trị như: Meet the Press, The Rachel Maddow Show, The O’Reilly Factor…
- Talkshow giải trí: Tọa đàm giải trí thường có tính chất vui nhộn, giải trí và nhằm mục đích là nâng cao tâm trạng cho khán giả. Các chương trình talkshow giải trí như: The Ellen Show, The Tonight Show Starring Jimmy Fallon, The Late Show with Stephen Colbert…
- Talkshow thảo luận chuyên môn: Tọa đàm thảo luận chuyên môn thường được thiết kế để thảo luận về các chủ đề chuyên môn, khoa học, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế… Các chương trình talkshow thảo luận chuyên môn như: TED Talks, Charlie Rose Show, Shark Tank…
- Talkshow tâm lý: Tọa đàm tâm lý thường được thiết kế để tư vấn và giúp đỡ khán giả về các vấn đề tâm lý, tình cảm, sức khỏe tâm thần. Các chương trình talkshow tâm lý như: Dr. Phil Show, The Oprah Winfrey Show, The Doctors…
Hướng dẫn xây dựng talkshow hiệu quả
Để sản xuất một talkshow hấp dẫn và thu hút được nhiều người nghe thì cần cả một ekip trong quá trình xây dựng chương trình. Dưới đây là các bước giúp bạn biết cách để sản xuất một talk show chuyên nghiệp đúng theo quy trình:
Nghiên cứu và xác định đối tượng tham gia talkshow
Trước khi tiến hành làm bất cứ điều gì thì bạn cũng cần phải hiểu rõ trước xem đối tượng mà mình hướng đến là ai và họ đang quan tâm tới chủ đề gì? Một khi mà bạn đã nghiên cứu và hiểu rõ người người xem của mình thì sẽ giúp bạn xác định được các vấn đề cơ bản của một talkshow như:
- Thời gian: Thời gian diễn ra talkshow cần phù hợp với thời gian biểu của khán giả. Xác định được thời gian tổ chức sẽ giúp cho bạn có nhiều người khán giả nghe chương trình hơn.
- Phong cách của talkshow: Nếu khán giả là những người trẻ thì phong cách sẽ vui tươi và nhiều màu sắc. Ngược lại, đối với những khán giả trung niên thì họ lại thích một chương trình nghiêm túc và trang trọng hơn.
- Phạm vi các chủ đề thảo luận: Chắc chắn nếu chủ đề của bạn được đại đa số đối tượng khán giả quan tâm thì sẽ giúp cho chương trình của bạn có nhiều lượt nghe và xem hơn.
Chọn chủ đề cho chương trình talkshow
Bất kỳ chương trình tuyệt vời nào cũng đi kèm với một chiến lược và ý tưởng được đầu tư kỹ lưỡng. Nếu như bạn đang quảng cáo một sản phẩm thì hãy tập trung vào thị trường ngách và sở thích của khán giả.
VD: Bạn đang bán khóa học về Marketing thì bạn có thể tập trung vào thị trường ngách là Marketing dành cho sinh viên; cụ thể ở đây là sinh viên năm 3, năm 4. Lúc này thì bạn có thể tổ chức talkshow về chủ đề việc làm, chuyện công sở để thu hút những đối tượng này tham gia.
Tiếp theo đó thì hình thức cũng rất quan trọng. Talkshow chỉ là bạn nói chuyện, đưa ra lời khuyên và chia sẻ kiến thức chuyên môn? Hay bạn sẽ phỏng vấn khách mời? Hay bạn có định mời các chuyên gia và yêu cầu họ chia sẻ không?
Lên kế hoạch và lên kịch bản trước
Mặc dù có quan điểm cho rằng các chương trình talkshow nhận được phần lớn sự nổi tiếng là nhờ tính chất tự phát của chúng. Tuy nhiên điều quan trọng là người dẫn chương trình phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi phát trực tiếp.
Phần giới thiệu hấp dẫn, các câu hỏi thú vị được liệt kê, thông tin chi tiết về chủ đề cũng như các thông tin cá nhân và doanh nghiệp về khách mời của bạn cũng sẽ mang lại những điều tuyệt vời cho bạn trong suốt chặng đường.
Hãy thực hành trước với khách mời là một ý tưởng tuyệt vời. Điều này sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin và dễ dàng điều chỉnh nội dung trước khi chương trình được phát sóng.
Lập timeline và bám sát nó
Để đạt được thành công thì bạn cần thiết lập một timeline rõ ràng và theo dõi nó. Lập những công việc cần làm, timeline truyền thông, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và phân công nhiệm vụ. Việc thiết lập timeline sẽ giúp cho talkshow được phát sóng đúng tiến độ và công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Kết thúc chương trình talkshow
Khi kết thúc chương trình thì ekip cần dọn dẹp hiện trường, thu dọn và bàn giao cho các đơn vị liên quan. Cùng với đó bạn cũng cần lập bản báo cáo kết quả của buổi talkshow, ghi nhận những điểm đã đạt được và những điểm còn thiếu sót và để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
XEM THÊM:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến talkshow là gì cũng như cách xây dựng talkshow hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay và hữu ích!