NDA là gì? Vai trò và cách phân loại thỏa thuận bảo mật thông tin

NDA là gì? Đây là cách viết tắt của cụm từ “Non – Disclosure Agreement”, có nghĩa là thỏa thuận bảo mật thông tin. Thỏa thuận này được ký kết nhằm hạn chế các bí mật kinh doanh bị tiết lộ, gây ảnh hưởng đến công ty. Để hiểu rõ hơn về NDA, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

NDA là gì?

NDA là cách viết tắt của Non Disclosure Agreement. Vậy Non Disclosure Agreement là gì?

Non Disclosure Agreement hay NDA là thỏa thuận bảo mật thông tin. Đây là một hợp đồng ký kết ràng buộc về mặt pháp lý nhằm thiết lập mối quan hệ thân tín. Theo đó, các bên tham gia có trách nhiệm bảo mật thông tin, tuyệt đối không được phép tiết lộ cho bên thứ ba biết. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo đúng nội dung đã được thảo luận và trình bày trong hợp đồng. 

Đây là hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin giữa các bên liên quan 
Đây là hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin giữa các bên liên quan

Các thông tin bảo mật trong NDA rất đa dạng, có thể là hình ảnh, văn bản quan trọng, kiến thức, bí mật kinh doanh, công thức pha chế,…. Đây đều là những thông tin rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và vị thế của đơn vị trên thị trường. 

Ngoài tên gọi NDA, thỏa thuận này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Confidentiality Agreement (thỏa thuận bảo mật), Confidential Disclosure Agreement (thỏa thuận tiết lộ bí mật), Proprietary Information Agreement  (thỏa thuận thông tin độc quyền), Secrecy Agreement (thỏa thuận bí mật). 

Vai trò của việc ký NDA là gì?

Hiện nay, việc ký kết hợp đồng NDA giữa người lao động và người sử dụng lao động đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mục đích là để bảo vệ các bí mật kinh doanh và lợi thế độc quyền về thương mại do người sử dụng lao động đã mất nhiều thời gian, công sức, chi phí xây dựng. 

Trong quá trình hợp tác kinh doanh, NDA sẽ giúp các bên có thể chia sẻ thông tin “nhạy cảm” của mình mà không phải lo lắng bị tiết lộ ra ngoài. Điều này cũng giúp bảo vệ tối đa lợi ích cho các công ty khi tham gia đàm phán hợp tác kinh doanh. 

Bên cạnh đó, trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư, hợp đồng NDA cũng được áp dụng trước cuộc đàm phán. Thỏa thuận sẽ giúp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh có được các thông tin quan trọng của công ty mình như kế hoạch bán hàng, chiến lược marketing, quy trình sản xuất, phần mềm độc quyền,…

Tóm lại, việc thực thi cũng như hiểu rõ hợp đồng NDA là gì đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Chúng sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ doanh nghiệp trước những tổn hại về mặt tài chính do việc rò rỉ thông tin gây nên. 

Giúp bảo mật các thông tin quan trọng của doanh nghiệp
Giúp bảo mật các thông tin quan trọng của doanh nghiệp

Phân loại hợp đồng NDA

NDA agreement là gì? Đây là hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin giữa các bên tham gia. NDA được chia thành 3 loại phổ biến sau: 

NDA đơn phương

Hay còn gọi là thỏa thuận NDA một chiều. Thỏa thuận này vẫn có sự tham gia của hai bên nhưng một bên sẽ đóng vai trò là người cung cấp thông tin. Bên còn lại có trách nhiệm nhận thông tin, sử dụng nhưng không được phép tiết lộ cho bên thứ ba. 

Ví dụ, nhân viên mới khi đi làm tại một tập đoàn lớn sẽ ký kết thỏa thuận NDA đơn phương. Theo đó, nhân viên này có quyền truy cập vào hệ thống thông tin bảo mật của công ty nhưng không được phép tiết lộ ra ngoài. 

Hay trường hợp bên sở hữu bằng sáng chế yêu cầu bên sử dụng sáng chế ký hợp đồng thỏa thuận NDA đơn phương. Khi đó, bên sở hữu đóng vai trò cung cấp thông tin liên quan đến sáng chế cho bên sử dụng. Bên sử dụng sáng chế được phép dùng nhưng không được tiết lộ thông tin ra bên ngoài, bao gồm cả việc sang nhượng hay bán cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào. 

NDA song phương

Hay là NDA hai chiều. Các bên ký thỏa thuận NDA đa chiều có trách nhiệm như nhau. Tức là cả hai sẽ tiết lộ cơ mật kinh doanh của nhau và không được phép tiết lộ ra bên ngoài.

NDA  song phương là loại thỏa thuận bảo mật phổ biến nhất hiện nay. Chúng được áp dụng nhiều nhất trong trường hợp các công ty có ý định liên doanh hoặc sáp nhập với nhau. 

Ví dụ, doanh nghiệp A và B ký hợp đồng thỏa thuận NDA. Khi đó, cả hai doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin cần thiết với nhau. Những thông tin này phải được cả hai doanh nghiệp A và B, không được tiết lộ cho bên thứ 3. 

Các loại thỏa thuận NDA phổ biến 
Các loại thỏa thuận NDA phổ biến

NDA đa phương

Đây là thỏa thuận bảo mật có sự tham gia của ít nhất 3 bên. Trong đó, có ít nhất 1 bên đóng vai trò là người cung cấp và chia sẻ thông tin cho các bên còn lại. Bên còn lại có nhiệm vụ tiếp nhận và sử dụng thông tin cho mục đích nào đó. Tuy nhiên, họ phải cam kết bảo mật toàn bộ thông tin do nhà cung cấp đưa ra.  Ngoài 3 loại trên, dựa theo thời hạn chấm dứt, NDA còn được chia thành 2 loại sau: 

  • NDA chấm dứt: Hay còn gọi là NDA hết hạn. Tức là sau một khoảng thời gian thống nhất hoặc khi kết thúc quan hệ kinh doanh, các bên có thể thoải mái tiết lộ thông tin với bên thứ 3. 
  • NDA không chấm dứt: Đây là bản thỏa thuận không bao giờ hết hạn. Các bên có nghĩa vụ liên quan buộc phải bảo mật thông tin miễn là làm việc cùng nhau hoặc cho đến khi thông tin được công bố rộng rãi. 

Các thành phần quan trọng của hợp đồng NDA là gì?

Thỏa thuận bảo mật NDA có nhiều thành phần khác nhau nhưng về cơ bản gồm có: 

  • Tên của các bên tham gia ký kết thỏa thuận. 
  • Định nghĩa về thông tin bảo mật: Xác định rõ thông tin được xem là “bí mật” và cần được bảo vệ. 
  • Phạm vi áp dụng: Gồm có thời gian, đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng. 
  • Cam kết bảo mật: Yêu cầu các bên liên quan phải có trách nhiệm bảo mật và không tiết lộ trái phép cho bên thứ 3. 
  • Điều kiện phá vỡ thỏa thuận: Các trường hợp được xét là đang phá vỡ thỏa thuận. 
  • Biện pháp pháp lý khi một trong các bên tham gia vi phạm thỏa thuận. 
  • Thời gian có hiệu lực và thời gian kết thúc thỏa thuận
  • Các điều khoản khác: giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp,… 
Các thành phần quan trọng của bản thỏa thuận bảo mật thông tin NDA
Các thành phần quan trọng của bản thỏa thuận bảo mật thông tin NDA

Quy trình thực thi thỏa thuận NDA tại doanh nghiệp

  • Bước 1: Yêu cầu nhân viên liên quan ký hợp đồng NDA ngay tại thời điểm tuyển dụng. Hoặc khi nhân viên đó thay đổi chức vụ nhưng vẫn truy cập vào nguồn thông tin nội bộ. 
  • Bước 2: Bảo vệ các thông tin quan trọng của doanh nghiệp trong phạm vi nội bộ.  
  • Bước 3: Phỏng vấn nhân viên trước khi họ nghỉ việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá công việc mới của nhân viên xem có nguy hại đối với các thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp mình hay không.
  • Bước 4: Theo dõi nhân viên cũ xem họ có làm trái với thỏa thuận hay không. 

XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ hợp đồng NDA là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để ký kết và thực thi thỏa thuận này đúng cách. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *