Trademark là vấn đề được coi trọng trên toàn thế giới. Bởi đây là yếu tố thiết yếu quyết định đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy Trademark là gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Trademark là gì?
Trademark là nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật quyền sở hữu trí tuệ, được ký hiệu bằng biểu tượng nhãn hiệu hoặc bằng biểu tượng đăng ký liên bang nếu đơn đăng ký đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) chấp thuận.
Các tiêu chí để xác định và xem xét một nhãn hiệu chính là sự độc đáo, mang lại dấu ấn riêng và phân biệt được với các nhãn hiệu khác cùng chung dòng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Nhãn hiệu đăng ký cần được mô tả cụ thể, chính xác để không gây ra hiểu lầm hay vướng vào những vi phạm về sao chép hay những vấn đề tiêu cực khác.
Điều đặc biệt ở trademark là sau khi đăng ký sẽ được bảo vệ mãi mãi, không có thời hạn kết thúc như một số loại bằng sáng chế khác. Cùng một biểu tượng không thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào khác, miễn là nó vẫn còn được sử dụng, có giấy tờ hợp lệ và lệ phí được thanh toán.
Nhãn hiệu thường đồng nghĩa với tên thương hiệu hoặc được thiết kế áp dụng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp hoặc được sử dụng cùng dịch vụ. Và theo thời gian, các nhãn hiệu sẽ đi sâu và tạo dấu ấn trong tâm trí của con người, chỉ cần thấy nhãn hiệu là họ có thể nhận biết được đó là công ty cụ thể nào. Khi đã có nhận định đúng đắn và hiểu chính xác về nhãn hiệu là gì sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế về mặt pháp lý, giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp vững mạnh sau này.
Bài viết tham khảo: Webinar là gì? Những ưu điểm vượt trội của webinar
Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đã được đăng ký trademark là gì?
Các doanh nghiệp khi đã đăng ký trademark thường sử dụng những biểu tượng sau:
™ viết tắt của Trademark, có nghĩa là nhãn hiệu. Ký hiệu này biểu tượng cho nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Người sáng lập ra nhãn hiệu đó có thể gắn lên các sản phẩm của mình để khẳng định cũng như cảnh báo đối thủ cạnh tranh khác không được xâm phạm nhãn hiệu đó.
Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký thì chủ thể thứ ba vẫn có quyền mang nhãn hiệu đó đi đăng ký để xác lập quyền sở hữu cho họ. Người sáng lập nhãn hiệu nếu đi đăng ký chậm hơn sẽ mất đi cơ hội đăng ký sở hữu nhãn hiệu đó và cũng không có quyền ngăn cản hay xử lý xâm phạm.
® là viết tắt của Register, có nghĩa là đã đăng ký. Biểu tượng này xuất hiện trên sản phẩm hay dịch vụ biểu thị cho các nhãn hiệu đã được văn phòng nhãn hiệu chính thức công nhận và được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ.
℠ là viết tắt của từ Service Mark, được biết đến là một nhãn hiệu được sử dụng bởi các công ty bán dịch vụ, không phải là sản phẩm. Hiện nay, một số nước đang có sự phân biệt giữa nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, do đó khi bắt gặp trademark logo có ký hiệu ℠ thì doanh nghiệp đó chính là doanh nghiệp cung cấp một loại dịch vụ nhất định nào đó.
© thể hiện bản quyền, tuyên bố đối tượng đã được đăng ký bảo hộ bởi pháp luật và chủ sở hữu của đối tượng có toàn quyền quyết định, nghiêm cấm hành vi xâm phạm hay sử dụng nếu chưa có sự đồng ý của họ. Ký hiệu © có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực như sách, báo, phần mềm, quảng cáo,…trong khi đó ký hiệu ™ và ® chỉ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.
Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký Trademark
Doanh nghiệp được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký, được bảo hộ toàn diện bởi pháp luật và không có bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào khác có quyền được sử dụng nhãn hiệu tương tự trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc quyền, hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Bảo vệ nhãn hiệu tránh khỏi các hành vi xâm phạm từ cá nhân hay tổ chức khác. Hành vi xâm phạm như sử dụng trái phép logo, nhãn hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, nếu không đăng ký trademark, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc đòi lại quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Việc đăng ký trademark sẽ là căn cứ pháp lý có hiệu lực tốt nhất giúp doanh nghiệp chống lại những hành vi trên, duy trì sự phát triển cho doanh nghiệp.
Nâng tầm giá trị của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Với tình trạng nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lượng được rao bán tràn lan trên thị trường hiện nay, một sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu và đảm bảo về chất lượng chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Việc đăng ký trademark góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đưa doanh nghiệp đến một vị trí nhất định trong thị trường kinh doanh – yếu tố quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu.
Một số quy định của pháp luật về trademark
Các chủ thể có quyền được đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp gồm những đối tượng sau:
- Chủ thể kinh doanh trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ
- Chủ thể kinh doanh cung cấp dịch vụ
- Chủ thể kinh doanh lĩnh vực thương mại hàng hóa được người sản xuất cho phép
- Tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các mặt hàng của các thành viên
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận về nguồn gốc, đặc tính, chất lượng hay một số tiêu chí khác của sản phẩm
Điều kiện chung đối với các nhãn hiệu được đăng ký:
- Các nhãn hiệu được nhìn thấy dưới dạng chữ cái, hình ảnh hay hình vẽ, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu khác nhau.
- Có khả năng phân biệt rõ các loại hàng hóa, dịch vụ của người sở hữu nhãn hiệu đối với các mặt hàng của những chủ thể khác.
Đăng ký trademark cho doanh nghiệp bằng cách nào
Bất kỳ một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đều có quyền đối với một nhãn hiệu bất kỳ mà không nhất thiết phải đăng ký với USPTO. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật, đăng ký trademark là rất cần thiết.
Quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khá đơn giản, bạn có thể thực hiện nộp đơn trực tuyến qua hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu của USPTO. Hồ sơ đăng ký trademark cho doanh nghiệp bao gồm:
- Họ tên đầy đủ của người nộp đơn
- Tên và địa chỉ liên lạc giữa người nộp đơn với USPTO
- Bản mô tả về nhãn hiệu người nộp đơn định đăng ký
- Liệt kê danh sách hàng hóa, dịch vụ sẽ liên kết với nhãn hiệu
- Phí nộp hồ sơ đăng ký (khoảng từ 225 – 325 đô)
Sự khác biệt giữa trademark và brand là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn trademark (nhãn hiệu) và brand (thương hiệu), thậm chí còn coi chúng là một. Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn ở đây là do các doanh nghiệp thường đăng ký tên nhãn hiệu đồng nghĩa với tên thương hiệu, các thiết kế cũng được sử dụng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên về mặt bản chất, nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và người tiêu dùng cần phải phân biệt rõ ràng. Nhãn hiệu có thể là thương hiệu nhưng không phải thương hiệu nào cũng là nhãn hiệu.
Có thể hiểu cơ bản thương hiệu là tổng hợp toàn bộ những giá trị vô hình của doanh nghiệp về các thuộc tính của sản phẩm như tên công ty, lịch sử hình thành, giá thành, sự uy tín, quảng cáo thương hiệu, tài sản thương hiệu,…Đơn giản hơn, đây là những thứ sẽ ăn sâu vào tâm trí của khách hàng, là cách mà khách hàng và mọi người nhìn nhận, đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp nào đó. Đặc biệt, thương hiệu là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, là hình ảnh của doanh nghiệp, thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng mục tiêu và người tiêu dùng.
Khác với thương hiệu, trademark là những nét cụ thể nhất của thương hiệu và được pháp luật bảo vệ. Nhãn hiệu có thể là slogan, cụm từ hoặc là một phần rất quan trọng trong thương hiệu của doanh nghiệp. Nhãn hiệu hiện nay còn được thể hiện ở trang phục thương mại hoặc những chi tiết rất nhỏ được sử dụng để nhận dạng thương hiệu như màu sắc, biểu tượng, hình dạng, bố cục,…
Hơn thế nữa, dưới góc độ pháp lý, nhãn hiệu được bảo hộ bởi pháp luật và do luật sư hay bộ phận pháp chế của doanh nghiệp phụ trách, còn thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng và được công nhận bởi công chúng, khách hàng. Nhãn hiệu là hữu hình, được thể hiện trên giấy chứng nhận, đăng ký còn thương hiệu là vô hình, thể hiện ở tình cảm, sự trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Bài viết tham khảo: Critical thinking là gì? Các phương pháp phát triển critical thinking
Hiểu được trademark là gì cũng như nắm được quyền năng của nhãn hiệu mang lại lợi thế cho doanh nghiệp để tránh khỏi những rắc rối liên quan đến pháp luật. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về vấn đề cấp thiết này.