Critical Thinking là gì? Các phương pháp phát triển Critical Thinking

Critical thinking là kỹ năng quan trọng giúp con người gặt hái thành công và có cuộc sống hạnh phúc. Vậy critical thinking là gì? Vì sao critical thinking quan trọng? Hãy để supperclean.vn giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Critical thinking là gì?

Critical thinking (tư duy phản biện) là một dạng tư duy được hình thành dựa trên hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích vấn đề dưới góc nhìn đa chiều để đưa ra đánh giá khách quan nhất.

Người có tư duy phản biện không nhìn nhận vấn đề ở bề nổi. Họ không có thói quen dung nạp thông tin một cách thụ động. Thay vào đó, critical thinking thường đào sâu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để đưa ra quyết định cuối cùng.

Critical thinking nghĩa là tư duy phản biện
Critical thinking nghĩa là tư duy phản biện

Logical thinking là gì?

Logical thinking là tư duy logic, là quá trình phân tích và lý luận để đưa ra quyết định phù hợp dựa trên những dữ liệu ban đầu. Logical thinking khá giống với critical thinking, yêu cầu bạn phải sử dụng kỹ năng lập luận để nghiên cứu vấn đề.

Ví dụ về critical thinking

Thời gian vừa qua, bộ phim Mai của Trấn Thành đang thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. Vận dụng tư duy phản biện, nhìn nhận bộ phim dưới nhiều góc độ khác nhau, ta có thể rút ra được nhiều bài học như sau:

  • Yêu một người nhỏ tuổi không sai nhưng bạn sẽ phải chấp nhận sự non nớt của anh ta và đồng hành cùng anh ta trưởng thành.
  • Phụ nữ chỉ nên nghe, đừng quá tin và đặt nhiều hy vọng vào những lời hứa xa vời của đàn ông.
  • Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì không làm được điều gì hết. Chúng ta cần tiền nhưng đừng để đồng tiền kiểm soát và điều khiển.
  • Là phụ nữ, dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì họ cũng khao khát được yêu thương.
  • Tình yêu có sức mạnh to lớn, nó có thể giúp chúng ta trưởng thành hơn,…

Hay ví dụ như Nam cho rằng Hồng là một học sinh giỏi toàn diện nhưng Hòa không đồng tình. Hòa đã quan sát tất cả các đặc điểm về điểm số, cách phát biểu trong giờ của Hồng để đưa ra lý lẽ, bằng chứng chứng minh quan điểm của mình là đúng.

Vì sao critical thinking quan trọng?

Dù là trong cuộc sống hay công việc thì critical thinking đều có vai trò quan trọng bởi các lý do sau:

Phát triển sự sáng tạo

Tư duy phản biện không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn mà còn nảy sinh nhiều ý tưởng mới, sáng tạo và độc đáo hơn. Điều này giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc của mỗi người.

Ra quyết định tốt hơn

Ý nghĩa của critical thinking là gì? Tư duy phản biện giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn về vấn đề và có cái nhìn đa chiều hơn. Từ đó hỗ trợ bạn ra quyết định sáng suốt, chắc chắn hơn, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Hỗ trợ ra quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn
Hỗ trợ ra quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn

Chọn lọc thông tin tốt hơn

Với sự phát triển của các phương tiện truyền thống, con người có thể tiếp cận nhiều thông tin khác nhau, bao gồm cả thông tin đúng và thông tin sai. Khi đó, kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp bạn biết rằng mình nên tin vào điều gì; giảm bớt sự mông lung, vô định giữa “rừng” thông tin bạt ngàn.

Cải thiện kỹ năng trình bày

Để thể hiện bản thân tốt nhất, ta cần suy nghĩ vấn đề rõ ràng và logic. Điều đó có nghĩa là bạn cần có tư duy phản biện.

Critical thinking giúp bạn phân tích, tư duy để hiểu sâu xa hơn về vấn đề. Nhờ vậy mà bạn có thể tự tin trình bày trước đám đông và thuyết phục mọi người tốt hơn.

Cải thiện các mối quan hệ

Lợi ích khi rèn luyện critical thinking là gì? Critical thinking skills giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về góc nhìn và quan điểm sống của người khác. Điều này, giúp cải thiện các mối quan hệ xung quanh bạn; đồng thời tạo sự cởi mở, linh hoạt hơn trước những ý kiến khác nhau.

Tạo sự thành công

Tư duy phản biện giúp chúng ta có thể đánh giá tình huống phức tạp, nhận định rủi ro và cơ hội phát triển để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Từ đó giúp bạn có thể gặt hái thành công, tạo ra thành tựu cho riêng mình.

Tạo sự thành công cho con người
Tạo sự thành công cho con người

Giúp ta sống hạnh phúc hơn

Điều này thường ít được chú ý nhưng critical thinking skills có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày. Bởi tư duy phản biện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, hạn chế suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào điểm mạnh của mình. Từ đó giúp tăng chất lượng cuộc sống, bạn sẽ thấy hạnh phúc và yêu đời hơn.

Là tiền đề quan trọng của nền kinh tế

Vai trò của tư duy phản biện critical thinking là gì? Ở phạm vi rộng hơn, critical thinking là tiền đề quan trọng cho nền kinh tế, nhất là các quốc gia phát triển như Việt Nam. Bởi chúng ta đang trên đà phát triển, phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Khi đó, tư duy phản biện sẽ giúp ta giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời có thể thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu.

Những yếu tố quan trọng giúp phát triển critical thinking là gì?

Để phát triển tốt tư duy phản biện, bạn cần trang bị cho mình những điều sau:

  • Tính cởi mở: Giữ thái độ cởi mở với nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ giúp bạn phát triển và rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả hơn.
  • Phân tích: Phân tích để nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.
  • Giải quyết vấn đề: Dựa trên các phân tích, bạn có thể đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khả thi cho vấn đề. Nếu có nhiều giải pháp, cần đánh giá kỹ cơ hội và rủi ro của từng giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng giao tiếp giúp bạn trình bày suy luận một cách rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục người nghe.
  • Tự cải thiện: Đây là sự nhìn nhận lại quá trình rèn luyện tư duy phản biện của bản thân và đánh giá để tìm cách phát triển.
Những yếu tố quan trọng giúp phát triển critical thinking là gì?
Những yếu tố quan trọng giúp phát triển critical thinking là gì?

Critical Thinking có những cấp độ nào? 

Tư duy phản biện Critical Thinking được chia thành 6 cấp độ, cụ thể như sau: 

Cấp độ 1: Trình bày rõ ràng, cụ thể một nội dung

Việc trình bày lan man, không rõ vấn đề làm mất nhiều thời gian mà vẫn không thể đưa ra phương án giải quyết cuối cùng. Hơn nữa, điều này cũng khiến cho nhiều cá nhân trong nhóm không hiểu được mấu chốt của vấn đề, tốn nhiều thời gian để giải thích hoặc phân tích lại. 

Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Đây là cấp độ đưa ra những quan điểm cá nhân và bảo vệ quan điểm ấy. Chúng ta cần phải trình bày, diễn đạt theo một cấu trúc nhất định, các quan điểm cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để người nghe có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, tránh làm mất nhiều thời gian để giải thích lại. 

cách trình bày vấn đề
Trình bày vấn đề theo một cấu trúc nhất định, logic để người nghe có thể tiếp thu được

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Khi đã hiểu rõ Critical Thinking là gì, bạn sẽ nhận thấy rằng cấp độ này thường xuyên xuất hiện trong các buổi thuyết trình, hùng biện đến từ hai hoặc nhiều phía với mục đích để phản bác, đưa ra những lập luận logic để thuyết phục, bảo vệ quan điểm cá nhân. 

Ở cấp độ này, chúng ta cũng cần phải tiết chế cái “tôi” để tiếp nhận quan điểm của đối phương một cách tích cực. 

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Những cuộc tranh luận nếu không biết cách trung hòa, tiết chế thì sẽ rất dễ trở thành buổi cãi vã gay gắt. Do vậy, để buổi tranh luận trở nên hiệu quả và có tính xây dựng cao, chúng ta cần phải nhận định được toàn bộ giả thiết được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có sự tư duy logic, nhất quán để phản biện lại ý kiến của người khác. 

Cấp độ 5: Thường xuyên thực hành

Tuy duy phản biện là một kỹ năng mềm nên chúng không thể tự nhiên sinh ra được. Chúng ta cần phải có sự mài dũa, rèn luyện thường xuyên để có được sự nhạy bén trong đánh giá, phân tích vấn đề. Hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội để thể hiện quan điểm của bản thân, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn đấy!

Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Đây là giai đoạn cho thấy trình độ của bạn đã đạt đến cấp độ “thượng thừa”, đáp ứng đầy đủ các yếu tố như: khiêm tốn, can đảm, công bằng, chính trực,… để quá trình phản biện đạt hiệu quả tốt nhất. 

tuy duy hiệu quả
Đây là cấp độ cao cấp nhất của tư duy phản biện

Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện Critical Thinking là gì?

Không ngừng cải thiện, nâng cao kiến thức cho bản thân

Tư duy luôn đi kèm với kiến thức. Bạn sẽ không thể tranh luận một vấn đề nào đó nếu không có kiến thức về chúng bởi như vậy, mọi lập luận, quan điểm sẽ thiếu chặt chẽ, thiếu logic và không có tính thuyết phục. Do vậy, chúng ta cần phải trau dồi, hoàn thiện kiến thức mỗi ngày. 

Rèn luyện tầm nhìn khách quan, tránh thiên vị

Chủ quan, cảm tính không nên xuất hiện trong Critical Thinking. Và bạn cũng có thể rèn luyện được điều đó thông qua các cách như sau: 

  • Hãy thay đổi những câu hỏi mang hướng cá nhân thành những câu hỏi dạng chung. 
  • Thay vì phán xét sự việc thì hãy thực hiện việc đánh giá chúng. 
  • Học cách chấp nhận những quan điểm không đúng của bản thân, tiếp nhận thông tin một cách chủ động và thay đổi chúng theo hướng phù hợp. 
  • Học cách lắng nghe và phân tích quan điểm của người khác một cách khách quan nhất.
  • Loại bỏ “cái tôi” của bản thân và đừng bao giờ để trong đầu tư tưởng phủ nhận ý kiến của người khác ngay lập tức. Hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và chấp nhận sự đúng đắn đó. 

Rèn luyện kỹ năng lập luận logic

Để có tư duy phản biện tốt, bạn cũng cần phải rèn luyện khả năng lập luận logic và kết nối toàn bộ thông tin với nhau một cách khoa học nhất, dễ hiểu nhất. Việc lập luận logic cần phải dựa trên những dẫn chứng xác thực, cụ thể và có tính thuyết phục cao. Đặc biệt, những lập luận đó cần phải dẫn dắt người nghe đến vấn đề và giải quyết được vấn đề đó. 

critical thinking là gì
Rèn luyện kỹ năng lập luận logic, khoa học

Tạo lập sơ đồ tư duy

Nó được xem là phương pháp hiệu quả nhất giúp chúng ta có thể chắt lọc thông tin cần thiết và quan trọng nhất. Từ đó giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt thông tin, xây dựng và phát triển tư duy cho bản thân. 

Đừng ngại thắc mắc

Người xưa có câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Do đó, với những vấn đề mà bạn không biết, hãy đi hỏi người biết. Người ta cũng sẽ không đánh giá năng lực của bạn thông qua một vài câu hỏi. Việc đặt câu hỏi và nhận lại câu trả lời thỏa đáng sẽ giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức và có thể áp dụng nó một cách hiệu quả trong công việc. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bài Critical Thinking test hoặc đọc sách về Critical Thinking để nâng cao kiến thức và cải thiện kỹ năng tư duy, phản biện cho bản thân. Một số cuốn sách về tư duy phản biện hay mà bạn không nên qua: Tư duy nhanh và chậm, The art of thinking clearly, Phi lý trí, This Will Make You Smarter: New Scientific Concepts to Improve Your Thinking (Edge Question Series),… 

XEM THÊM: Pressing là gì gen Z? Bí quyết thoát pressing khi bị flex hiệu quả

Trên đây là bài viết chia sẻ về critical thinking là gì và cách rèn luyện tư duy phản biện. Mong rằng sẽ giúp quý bạn đọc của supperclean.vn hiểu rõ hơn về critical thinking để có phương pháp hoàn thiện và phát triển bản thân phù hợp nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *