Trạng từ là gì? Đây là một loại từ rất quan trọng trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách phân loại, vai trò của trạng từ, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây!
Contents
Tìm hiểu kiến thức về trạng từ trong tiếng Anh
Trạng từ là gì?
Trạng từ (còn gọi là phó từ) trong tiếng Anh được viết là Adverb (Adv). Đó là những từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ, một trạng từ khác hoặc cả câu. Thông thường, trạng từ sẽ đứng trước từ hoặc mệnh đề mà nó bổ sung ý nghĩa. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh cụ thể của câu mà nó có thể xếp sau hoặc được đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
- She spoke very clearly. (Cô ấy nói rất rõ ràng). => Trạng từ clearly bổ sung ý nghĩa cho động từ spoke.
- It was an extremely bad performance. (Đó là màn trình diễn cực kỳ tệ). => Trạng từ extremely bổ sung ý nghĩa cho tính từ bad.
- She did the work completely well. (Cô ấy đã hoàn thành công việc rất tốt). => Trạng từ well bổ sung ý nghĩa cho trạng từ completely.
- Personally, I disagree with that view (Cá nhân tôi thì tôi không đồng ý với quan điểm đó). => Trạng từ personally bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề.
Bài viết tham khảo: Tình thái từ là gì? Ví dụ và bài tập về tình thái từ
Dấu hiệu nhận biết trạng từ trong tiếng Anh
Phần lớn các trạng từ được hình thành bằng cách thêm hậu tố -ly vào sau tính từ theo cấu trúc Adj + Ly = Adv.
Ví dụ:
- Bad – Badly
- Careful – Carefully
Lưu ý:
- Không phải toàn bộ trạng từ đều có đuôi -ly bởi một số tính từ cũng có đuôi -ly. Ví dụ như: homely (giản dị), friendly (thân thiện), daily… đều là tính từ chứ không phải trạng từ.
- Một vài trạng từ có cấu trúc đặc biệt, không có hậu tố -ly đằng sau: Ví dụ: trạng từ của good là well hay các trạng từ chỉ tần suất như: often, never, always,..
- Một số trạng từ đặc biệt có hình thức như tính từ. Ví dụ: Fast (nhanh), high (cao), low (thấp), hard (khó),…
Bởi vậy, bạn cần phải dựa vào từng ngữ cảnh cụ thể của câu để phân biệt đâu là trạng từ, đâu là tính từ.
Các trạng từ trong tiếng Anh
Dựa theo ý nghĩa cũng như vị trí trong câu mà trạng từ được chia thành các loại sau:
* Trạng từ chỉ cách thức
- Được dùng để diễn tả cách thức một hành động hay sự việc được thực hiện như thế nào? (có thể là nhanh chóng, chậm chạp,…)
- Trả lời câu hỏi How?
- Thường đứng sau tân ngữ (nếu câu có tân ngữ) hoặc đứng sau động từ.
Ví dụ: My father speaks German very well. (Bố tôi nói tiếng Đức rất tốt).
* Trạng từ chỉ thời gian
- Diễn tả sự việc, hành động được thực hiện trong khoảng thời gian nào? (có thể là tuần trước, hôm nay, hôm qua, sáng nay, sáng mai,… )
- Trả lời câu hỏi When? (Khi nào)
- Thường được đặt ở vị trí cuối câu hoặc đặt ở đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh.
Ví dụ: Last night, I went to the movies with my crush. (Tối qua, tôi đi xem phim cùng Crush).
* Trạng từ chỉ số lượng
- Được dùng để diễn tả số lượng, có thể là một lần, hai lần, ba lần, ít, nhiều,…
Ví dụ: The team has won the prize twice. (Đội đó đã hai lần đoạt giải).
* Trạng từ chỉ nơi chốn
- Dùng để diễn tả một hành động diễn ra ở đâu, ở nơi nào?
- Trả lời cho câu hỏi Where?
- Một số trạng từ chỉ nơi chốn phổ biến: somewhere, below, here, above, along, away, back, through, there, everywhere, around, out,…
Ví dụ: He’s standing here. (Anh ấy đang đứng ở đây).
* Trạng từ chỉ mức độ
- Dùng để diễn tả mức độ của một đặc tính hoặc một tính chất nào đó. Hay nói cách khác, trạng từ chỉ mức độ cho biết hành động, sự việc đó diễn ra ở mức độ nào.
- Thường đứng trước một tính từ hoặc một trạng từ khác.
- Một số trạng từ chỉ mức độ thường gặp: rather (có phần), too (quá), extremely (vô cùng), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), completely (hoàn toàn),….
Ví dụ: He dances very well. (Anh ấy nhảy rất đẹp).
Bài viết tham khảo: Luận cứ và luận điểm là gì? Nó có vai trò gì trong văn viết
* Trạng từ chỉ tần suất
- Dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của sự việc, hành động. (có thể là ít khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, luôn luôn,…)
- Trả lời câu hỏi How often?
- Thường đứng sau động từ tobe và trước động từ chính.
Ví dụ: I always wake up at 6am. (Tôi luôn luôn thức dậy vào lúc 6 giờ sáng).
Hoặc Ana is always on time (Ana luôn là người đúng giờ).
* Trạng từ nghi vấn
- Là những từ đứng đầu câu để hỏi hoặc chỉ sự nghi vấn.
- Một số trạng từ nghi vấn thường gặp: when, why, where, how, surely (chắc chắn), certainly (chắc chắn), maybe (có lẽ), of course (dĩ nhiên), perhaps (có lẽ),…
Ví dụ: Where are you going? (Bạn đi đâu vậy) hay Perhaps I should follow suit. (Có lẽ tôi nên làm theo).
* Trạng từ quan hệ (trạng từ nối, trạng từ liên hệ)
- Dùng để nối hai mệnh đề với nhau để diễn tả thời gian (when), địa điểm (where), lý do (why).
- Do dùng để nối các mệnh đề với nhau nên loại trạng từ này thường đứng ở giữa câu.
Ví dụ: This is my hometown, where I was born and where I have many fond memories with my peers. (Đây là quê hương của tôi, nơi tôi sinh ra và là nơi tôi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với các bạn cùng trang lứa).
Vị trí của trạng từ trong câu
* Trước động từ thường
Sau trạng từ là gì? Thông thường, trạng từ sẽ đứng trước một động từ thường, đặc biệt là các trạng từ chỉ tần suất.
Ví dụ: Before going to bed, I always drink a glass of milk. (Trước khi đi ngủ, tôi luôn uống một ly sữa).
* Trước tính từ và sau động từ tobe/ look/ seem…
Cấu trúc:
Tobe/ look/ seem… + Adv + Adj
Ví dụ: She is very beautiful girl. (Cô ấy rất xinh gái).
* Đứng giữa trợ động từ và động từ thường
Cấu trúc:
Trợ động từ + Adv + Động từ thường.
Ví dụ: I have recently finished my task (Gần đây tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình).
* Đứng sau “too”
Cấu trúc:
S + V + too + Adv + (for somebody) + to something: quá …. để làm gì…..
Ví dụ: He speaks too fast for me to understand (Anh ấy nói quá nhanh để tôi có thể hiểu được).
* Đứng ở vị trí cuối câu
Ví dụ: She always told me to work in carefully. (Cô ấy luôn dặn dò tôi phải làm việc cẩn thận).
* Đứng trước “enough”
Cấu trúc:
S + V + Adv + Enough: Đủ….. để làm gì.
Ví dụ: She speaks slowly enough for me to understand. (Cô ấy nói đủ chậm để tôi hiểu).
* Nằm trong cấu trúc so…. that
Cấu trúc:
S + V + so + adv + that
Ví dụ: She speaks so quickly that no one understands her. (Cô ấy nói nhanh đến mức không ai hiểu được).
* Đứng một mình ở đầu câu
Ví dụ: Last year, I went to Hoa’s hometown. (Năm ngoái, tôi đã đến thăm quê của Hoa).
Trạng từ là gì trong tiếng Việt?
Trạng từ nghĩa là gì?
Trạng từ là những từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ hoặc các trạng từ khác trong câu. Trạng từ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc thậm chí là cuối câu để bổ sung và làm nổi bật ý nghĩa cho câu. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong so sánh hơn, so sánh ngang bằng, so sánh tăng tiến và so sánh kép.
Phân loại trạng từ
Trạng từ được chia thành nhiều loại khác tùy theo vị trí cũng như ý nghĩa của chúng trong câu. Dưới đây là một số trạng từ được sử dụng phổ biến:
- Trạng từ chỉ cách thức: Được dùng để diễn tả một hành động hoặc một sự việc nào đó diễn ra như thế nào. Ví dụ: lười, chậm, nhanh,….
Câu ví dụ: Cô ấy chạy rất nhanh.
- Trạng từ chỉ tần suất: Được dùng để diễn tả mức độ của một sự việc, hành động. Ví dụ: ít khi, thường xuyên, luôn,…
Câu ví dụ: Cô ấy thường xuyên về thăm nhà mỗi tháng 2 lần.
- Trạng từ chỉ thời gian: Là những từ dùng để diễn tả thời gian. Ví dụ: ngày mai, sáng, chiều, tối, hôm qua, ngay lập tức, lát nữa,…
Câu ví dụ: Ngày mai, Hoa sẽ về quê ngoại chơi.
- Trạng từ chỉ nơi chốn: Dùng để diễn tả một sự việc, một hành động đang xảy ra ở đâu. Ví dụ: chỗ khác, chỗ kia, chỗ này, ở đây hoặc tên một địa danh cụ thể,…
Câu ví dụ: Cô ấy đã đợi ở đó 2 tiếng đồng hồ rồi!
- Trạng từ chỉ số lượng: Dùng để diễn tả số lượng của sự vật, hành động,… Ví dụ: Một lần, hai lần, bốn lần,…
Ví dụ: Cô ấy đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc ba lần rồi!
- Trạng từ chỉ mức độ: Dùng để diễn tả một đặc tính hoặc một tính chất nào đó. Ví dụ: dở, kém, giỏi,…
Câu ví dụ: Cậu ấy chơi đàn rất giỏi.
- Trạng từ nghi vấn: Là những từ được sử dụng trong câu hỏi, thường đứng đầu câu. Ví dụ: tại sao, khi nào, ở đâu,…
Câu ví dụ: Tại sao cậu lại vứt quyển sách đó đi?
- Trạng từ liên hệ: Là những từ dùng để liên kết hai câu hoặc hai chủ đề lại với nhau. Bên cạnh đó, nó còn là những từ dùng để diễn tả thời gian, lý do, nơi chốn.
Câu ví dụ: Căn phòng này là nơi chứa rất nhiều kỷ niệm giữa tôi và bà ngoại.
Lưu ý: Có thể thấy rằng cách phân loại trạng từ trong tiếng Việt và tiếng Anh khá giống nhau.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về trạng từ là gì trong tiếng Anh và tiếng Việt. Hy vọng bài viết trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc để ôn luyện kiến thức về trạng từ!
Bài viết tham khảo: Quảng cáo Pop Up là gì? Hướng dẫn cách tắt pop-up trên Chrome