Tôn sư trọng đạo là gì? Bàn luận về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

Tôn sư trọng đạo là gì? Đây là câu nói đề cao truyền thống hiếu học và sự kính trọng, tôn trọng đối với người thầy của người Việt Nam. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu chi tiết hơn về các biểu hiện, ý nghĩa của “tôn sư trọng đạo” trong bài viết này nhé!

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là sự đề cao, tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với người thầy đã dạy dỗ chúng ta; coi trọng những điều thầy dạy và làm theo những đạo lý mà thầy truyền thụ để trở thành người tốt cho xã hội. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và được lưu truyền qua bao thế hệ. 

Giải thích câu thành ngữ “tôn sư trọng đạo” là gì?
Giải thích câu thành ngữ “tôn sư trọng đạo” là gì?

Trong đó, “tôn” có nghĩa kính trọng, tôn trong; “sư” có nghĩa là người thầy, người dạy học. Tôn sư hàm ý phải luôn tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập. Tuy nhiên, “tôn sư” không có nghĩa là thầy luôn đúng, học sinh không được tranh luận với giáo viên. Sự khác biệt về giáo dục xưa và nay dẫn đến mối quan hệ thầy – trò ít nhiều cũng có sự vận động. Học sinh có thể tranh luận, phản biện lại thầy về kiến thức nhưng vẫn phải giữ trọn đạo lý “tôn sư”, không có thái độ hay hành vi vô lễ với thầy giáo. 

“Trọng” có nghĩa là tôn trọng, coi trọng; “đạo” hàm ý chỉ đạo đức, đạo lý. “Trọng đạo” ngụ ý chỉ người học trò phải luôn lễ phép, tôn trọng, kính trọng người thầy. Bởi thầy đã giảng dạy cho ta biết bao tri thức, đạo đức, dạy ta cách làm người và trang bị kiến thức nền tảng để hướng đến tương lai tươi sáng hơn. 

Nguồn gốc câu thành ngữ tôn sư trọng đạo từ đâu?

Tôn sư trọng đạo là gì? Đây là một câu thành ngữ bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo. Bởi Khổng Tử rất coi trọng việc học và vai trò của người thầy. Theo Khổng Tử, vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua và cha. 

Cha ông ta đã tiếp thu tư tưởng này một cách linh hoạt, lược bỏ những nghi lễ rườm rà và chú trọng nhiều đến nội dung. Theo thời gian, tôn sư trọng đạo trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, luôn được đề cao và khuyến khích phát huy. Không chỉ vậy, chúng ta còn có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao đề cao mối quan hệ này như: 

  1. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  2. Muốn sang thì bắc cầu Kiều – Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
  3. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây – Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
  4. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi – Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
  5. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.

XEM THÊM: Quan liêu là gì? Tìm hiểu chi tiết về bệnh quan liêu và cách khắc phục

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

Đề cao tầm quan trọng của việc học và người thầy

Dù là thời xưa hay thời nay thì việc học và người thầy luôn được coi trọng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thành phẩm của người thầy và giáo dục là tạo ra những con người có ích, có tri thức, giúp đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc lớn trên toàn thế giới. 

Thầy cô là người mang lại kiến thức và định hướng cho học sinh trong tương 
Thầy cô là người mang lại kiến thức và định hướng cho học sinh trong tương

Giúp con người sống có đạo đức, nhân nghĩa

Coi trọng đạo lý “tôn sư trọng đạo” giúp con người sống nhân nghĩa và thủy chung. Họ là những người không chỉ có tri thức mà còn có đạo đức, được mọi người yêu quý và tôn trọng. Hơn nữa, biết coi trọng đạo lý làm người và tôn sư trọng đạo sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong học tập và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp. 

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là gì?

Từ khái niệm truyền thống tôn sư trọng đạo là gì, có thể thấy đạo lý này được thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ và cách cư xử đối với thầy – cô giáo. Cụ thể như sau:

  • Yêu thương, kính trọng đối với thầy cô giáo và những người đã dạy dỗ mình
  • Lễ phép khi giao tiếp với thầy cô, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hay có hành vi cư xử không đúng chuẩn mực. 
  • Chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng rèn luyện để đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Luôn ghi nhớ những điều thầy cô dạy để trở thành người tốt, có ích cho xã hội. 
  • Có hành động đền ơn, đáp nghĩa với thầy cô. Ngày 20/11 không chỉ là ngày tôn vinh nhà giáo mà còn là dịp để học sinh bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo đã dạy mình. Vào ngày này, các bạn học sinh cả nước lại nô nức mang những món quà, bó hoa, những điểm 10 tươi thắm nhất,… để tặng thầy cô. 
  • Bên cạnh đó, xã hội cũng thể hiện sự quan tâm đối với nền giáo dục và thầy cô thông qua nhiều hoạt động như: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương và phụ cấp cho giáo viên; tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp để tạo môi trường giảng dạy tốt nhất cho học sinh và giáo viên,… 

XEM THÊM: Bao dung là gì? Tại sao con người cần có lòng bao dung?

Hình ảnh các anh, chị dù ra trường nhiều năm trở về thăm cô giáo cũ
Hình ảnh các anh, chị dù ra trường nhiều năm trở về thăm cô giáo cũ

Trái với tôn sư trọng đạo là gì?

Trái với tôn sư trọng đạo là sự vô ơn của người học trò. Chúng được biểu hiện qua nhiều hành động như: 

  • Có thái độ và hành vi vô lễ với thầy cô: gặp không chào hỏi, cãi lại thầy cô, nói không thưa gửi, ra/ vào lớp không xin phép, coi thường các môn học phụ,… 
  • Không làm hoặc hoàn thành chống đối bài tập thầy cô giao về nhà
  • Quay cóp khi làm bài thi
  • Không tuân thủ nội quy mà nhà trường đề ra,…
  • Lười học, đánh nhau, gây rối loạn trật tự lớp học,… 

Bàn luận về truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tôn sư trọng đạo là gì rồi phải không? Vậy truyền thống tốt đẹp này của người Việt ta giữa thời xưa và nay có điểm gì khác biệt?

Trong xã hội xưa, tôn sự trọng đạo tồn tại trong một khuôn phép và giới hạn nhất định. Thầy là thấy mà trò là trò, không có bất cứ yếu tố nào chi phối hay làm ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Muốn được học trò tôn trọng, thầy phải giữ đúng “đạo thầy”. Thầy không chỉ có tài trí mà phải có đạo đức chuẩn mực và nhân cách cao đẹp. Nếu không sẽ bị xã hội khinh rẻ và học trò coi thường.

Học trò phải giữ đúng đạo làm trò, chăm chỉ học tập, nghe lời thầy và cư xử đúng mực. Nếu phạm lỗi thì phải kính cẩn xin lỗi và sửa chữa, hứa không được tái phạm. Đặc biệt, trong xã hội xưa, lời thầy luôn đúng và học trò phải nghe theo. 

Khi xã hội phát triển, có nhiều nhiều yếu tố hiện đại tham gia vào quá trình giảng dạy nhưng người thầy vẫn luôn giữ vị trí quan trọng. Thầy là người định hướng tri thức, truyền ngọn lửa ham học, thổi bùng ngọn lửa tri thức và dẫn dắt học sinh đi đúng hướng. 

XEM THÊM: Bi quan là gì? Dấu hiệu, tác hại và cách vượt qua sự bi quan

Mối quan hệ thầy - trò ngày càng gần gũi và thân thiện hơn
Mối quan hệ thầy – trò ngày càng gần gũi và thân thiện hơn

Tuy nhiên, ý nghĩa tôn sư trọng đạo là gì cũng có phần thay đổi cho phù hợp hơn với thời đại. Khoảng cách thầy trò được rút ngắn lại, trở nên gần gũi và thân thiện hơn, không bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt và cứng ngắc như thời xưa. 

Người thầy trong xã hội hiện đại vẫn được coi là chuẩn mực đạo đức, trí tuệ và nhân cách. Không chỉ vậy, họ còn không ngừng trau dồi kiến thức và nghiệp vụ để bắp kịp thời đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng cao. 

Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố tiêu cực. Nhiều thầy cô có năng lực chuyên môn yếu vẫn đứng lớp giảng dạy, gây ảnh hưởng đến thế hệ học sinh. Không ít thầy cô vi phạm đạo đức giáo viên như đánh đập, mắng mỏ, hành hạ hay có hành vi ép buộc học sinh học thêm, học sinh học thêm cho điểm cao,… 

Bên cạnh đó, nhiều bạn học sinh có hành động trái với đạo lý như chửi đánh, cãi thầy cô, hành hung thầy cô khi bị phạt,… Điều này khiến cho giá trị giáo dục xuống cấp và ảnh hưởng đến giá trị của “tôn sư trọng đạo”. 

XEM THÊM: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất cần thiết để thành công

Cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng vì nhuộm tóc
Cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng vì nhuộm tóc

Không chỉ vậy, phía xã hội cũng tác động không nhỏ đến mối quan hệ thầy trò. Dư luận chưa hiểu rõ sự thật đã vội “ném đá” thầy cô không thương tiếc, gây ảnh hưởng đến sự uy tín của thầy cô nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Nhiều phụ huynh đã có hành vi “hối lộ” để thầy cô quan tâm hoặc “tạo điều kiện” để tăng thêm thành tích cho con em mình,… 

Sự phát triển của xã hội là con dao hai lưỡi tác động đến mối quan hệ thầy cô cũng như giá trị của đạo lý “tôn sư trọng đạo”. Vì vậy, dù là thầy, trò, các bậc phụ huynh hay người ngoài cuộc cần đủ tỉnh táo để nhận biết đúng – sai, không làm mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng bao đời nay. 

Supperclean.vn hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ truyền thống tôn sư trọng đạo là gì GDCD 7. Để phát huy truyền thống tốt đẹp, mỗi chúng ta cần hiểu đúng, có thái độ biết ơn, kính mến, luôn nỗ lực để trở thành trò giỏi của thầy cô và người công dân có ích cho xã hội nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *