Truyện đồng thoại là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và các tác phẩm tiêu biểu

Truyện đồng thoại được nhiều độc giả yêu thích bởi sự hài hước, thú vị và tính giáo dục sâu sắc. Vậy, truyện đồng thoại là gì? Có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu chi tiết hơn về thể loại văn học này và điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu trong bài viết dưới đây nhé!

Truyện đồng thoại là gì?

Thế nào là truyện đồng thoại lớp 6? Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi với nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật được nhân hóa mang đặc điểm của con người. Thuật ngữ “đồng thoại” bắt nguồn từ Trung Quốc, trong đó “đồng” nghĩa là “cùng”, “thoại” nghĩa là “tường thuật, kể”. 

Truyện đồng thoại hướng đến đối tượng thiếu nhi nên tác giả thường đưa vào các yếu tố thần bí, kỳ ảo để tăng tính sinh động
Truyện đồng thoại hướng đến đối tượng thiếu nhi nên tác giả thường đưa vào các yếu tố thần bí, kỳ ảo để tăng tính sinh động

Trong truyện đồng thoại, nhân vật giữ nguyên đặc điểm và tập tính của loài; đồng thời bộc lộ suy nghĩ và nét tính cách của con người. Thông qua việc mượn lời và ngôi kể của nhân vật, truyện đồng thoại mang đến những giây phút thư giãn, giải trí và giáo dục sâu sắc. 

Nguồn gốc của truyện đồng thoại là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu về khái niệm truyện đồng thoại là truyện gì rồi phải không? Vậy thể loại này có nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện từ khi nào?

Theo nhiều tài liệu lịch sử, từ “đồng thoại” xuất hiện ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam khá lâu. Thuật ngữ này được ghi nhận lần đầu tiên trong cuốn từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh năm 1932. Khi đó, nó được dùng để đặt tên cho một tuyển tập văn học. 

Tại Việt Nam, truyện đồng thoại phát triển song song với quá trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỳ XX. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chúng chưa nhận được sự chú ý từ giới phê bình và lí luận văn học. Từ năm 1945 trở đi, truyện đồng thoại mới được đề cập trong giáo trình, chuyên luận, báo khoa học và lời bình. 

Hiện nay, truyện đồng thoại vẫn tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Không riêng chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người trưởng thành cũng rất yêu thích thể loại văn học này!

Truyện đồng thoại phát triển ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX
Truyện đồng thoại phát triển ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX

Ý nghĩa của truyện đồng thoại

Khơi dậy sự sáng tạo

Truyện đồng thoại giúp trẻ nhỏ hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh một cách thú vị. Từ đó, khơi dậy trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. 

Mang ý nghĩa giáo dục

Truyện đồng thoại giúp trẻ hiểu rõ hơn về đức tính trung thực, tình yêu thương, sự tử tế và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Bằng việc vận dụng phép nhân hóa và kể câu chuyện về loài vật, những bài học về giá trị đạo đức được truyền tải một cách khéo léo, giúp trẻ dễ cảm nhận và ghi nhớ lâu hơn. 

Ngoài ra, những bài học về lòng nhân ái và các thông điệp tích cực có tác dụng truyền cảm hứng, khích lệ người đọc sống có ích và dám đối diện với các thử thách trong cuộc sống. 

Rèn luyện các kỹ năng xã hội

Truyện đồng thoại giúp trẻ nhỏ phát triển kỹ năng xã hội và nhận thức văn hóa sâu sắc. Khi tiếp xúc với các tình huống trong truyện, trẻ học được cách tương tác, giải quyết xung đột và hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Giải trí, tiếp thu ngôn ngữ

Vai trò của truyện đồng thoại là gì? Truyện cung cấp hình thức giải trí bổ ích cho người đọc. Qua việc đọc truyện, trẻ có cơ hội mở rộng vốn từ, tiếp thu ngôn ngữ và phát triển khả năng đọc hiểu. 

Giúp trẻ ham mê đọc sách và phát triển kỹ năng ngôn ngữ 
Giúp trẻ ham mê đọc sách và phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Truyện đồng thoại có những đặc điểm gì?

Về ngôi kể

Truyện đồng thường được kể theo ngôi thứ 3. Tức là tác giả không tham gia trực tiếp vào câu chuyện mà chỉ là người truyền đạt, mô tả hành động, suy nghĩ, cảm xúc,… của nhân vật. Từ đó, đảm bảo tính khách quan và chân thực cho câu chuyện.

Về nhân vật

Nhân vật truyện đồng thoại là gì? Nhân vật là loài vật được tác giả nhân hóa; có tên gọi, suy nghĩ và hành động giống như con người. Tuy nhiên, nhân vật vẫn giữ nguyên các đặc điểm vốn có về sở thích, thức ăn, nơi ở,…. Từ đó, mang đến sự chân thật và gần gũi hơn. 

Ngoài ra, mỗi nhân vật được tạo ra với tính cách, hoàn cảnh và đặc điểm riêng biệt. Các nhân vật thường phát triển và tương tác với nhau để xây dựng cốt truyện. 

Về cách kết thúc truyện

Truyện có cốt truyện rõ ràng, logic và kết thúc hợp lý. Tác giả xây dựng và phát triển cốt truyện phù hợp, đảm bảo các sự kiện diễn ra tự nhiên, hợp lý. Kết thúc truyện đáp ứng mong đợi của người đọc và mang lại nhiều nhiều thông điệp giá trị. 

Truyện đồng thoại khác gì truyện cổ tích?

Nếu không hiểu rõ truyện đồng thoại là truyện như thế nào thì nhiều bạn rất dễ nhầm lẫn và cho rằng hai thể loại này là một. Ở Trung Quốc, đồng thoại và cổ tích giống nhau vì mang nhiều đặc điểm chung như đều hướng đến độc giả trẻ em, mang tính giáo dục, sử dụng phép nhân hóa, các yếu tố kỳ ảo,…

Tuy nhiên, trong nền văn học Việt Nam, chúng ta tách biệt hai khái niệm này. Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian và mang tính truyền miệng. Còn truyện đồng thoại là thể loại hình thành trong điều kiện văn học hiện đại đang phát triển.

Khác với truyện cổ tích – thường có nhân vật là lọ lem, hoàng tử, công chúa, vua,…. thì nhân vật chính của truyện đồng thoại là các con vật. Đó không phải là hoàng tử sống trong lốt cóc mà là một con cóc mang các đặc điểm, tính cách như con người nhưng vẫn giữ nguyên tập tính của loài. Điều này tạo nên sự gần gũi và nét đặc trưng riêng cho truyện đồng thoại. 

Truyện đồng thoại và truyện cổ tích là hai thể loại khác nhau 
Truyện đồng thoại và truyện cổ tích là hai thể loại khác nhau

Các tác giả và tác phẩm truyện đồng thoại tiêu biểu

Truyện đồng thoại của Tô Hoài

Tô Hoài là “cây đại thụ” trong nền văn học Việt Nam và là tác giả quen thuộc của nhiều độc giả thiếu nhi. Với giọng văn hóm hỉnh cùng lối viết truyện thông minh, truyện đồng thoại của ông mang đến nhiều bài học giáo dục sâu sắc và gần gũi.

Bộ truyện đồng thoại tiêu biểu nhất của Tô Hoài là Dế mèn phiêu lưu ký. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng đánh dấu sự xuất hiện của truyện đồng thoại hiện đại ở Việt Nam. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số tác phẩm khác như Hai con ngỗng, Đám cưới chuột, Vện ơi Vện, Võ sĩ Bọ Ngựa,…

Dế mèn phiêu lưu ký là truyện đồng thoại hay và nổi tiếng nhất của Tô Hoài
Dế mèn phiêu lưu ký là truyện đồng thoại hay và nổi tiếng nhất của Tô Hoài

Truyện đồng thoại của Trần Đức Tiến 

Trần Đức Tiến là cây bút nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Truyện đồng thoại của ông mang đến sự hồn nhiên, trong trẻo và mơ mộng, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Xóm bờ dậu, Ốc mượn hồn, Dế mùa thu, Trăng vùi trong cỏ, Vương quốc vắng nụ cười, Làm mèo,…

Truyện đồng thoại của Võ Quảng

Truyện đồng thoại của Võ Quảng mang đậm triết lý sâu sắc nhưng rất hồn nhiên nên có sức hấp dẫn với trẻ nhỏ. Bạn dễ dàng tìm thấy đặc điểm này trong các tác phẩm như Ngày Tết của trâu xe, Cái mai, Sáo sậu và đàn trâu, Bài học tốt, Những chiếc áo ấm, Anh cút lủi,… 

Cuốn sách tuyển tập các truyện đồng thoại của Võ Quảng 
Cuốn sách tuyển tập các truyện đồng thoại của Võ Quảng

Truyện đồng thoại của Phạm Hổ

Phạm Hổ là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, người viết kịch, dịch thuật,… Nhưng hầu hết các tác phẩm của ông đều dành cho thiếu nhi. 

Truyện đồng thoại của Phạm Hổ có giọng văn chân thật, gần gũi và lối kể chuyện tự nhiên nên rất dễ ghi nhớ. Một số tác phẩm tiêu biểu là Chú sẻ con và bông hoa bằng lăng, Ngồi đền đỏ, Chú bé Người và ông Trăng, Bê và Sáo,… 

Truyện đồng thoại của Nguyễn Ngọc Ánh

Kho tàng truyện đồng thoại của Nguyễn Ngọc Ánh không quá “đồ sộ” nhưng vô cùng ấn tượng với giọng văn dí dỏm, hài hước và cốt truyện thú vị. Các tác phẩm tiêu biểu gồm có: Tôi là Bêtô, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng,… 

XEM THÊM:

Truyện đồng thoại là một thể loại hấp dẫn, mang đến nhiều bài học cuộc sống ý nghĩa cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Đây là lựa chọn lý tường để các bậc phụ huynh nuôi dạy con cái hoặc dành cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên trong cuộc sống xô bồ. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thể loại truyện đồng thoại là gì lớp 6 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *