Tài nguyên thiên nhiên là gì? Thực trạng, vai trò và các biện pháp bảo vệ

Tài nguyên thiên nhiên góp phần không nhỏ vào hoạt động tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Có những loại nào? Thực trạng nguồn tài nguyên tự nhiên tại Việt Nam đang diễn biến ra sao? Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này!

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ minh họa

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ nguồn của cải vật chất được hình thành và tồn tại trong môi trường tự nhiên. Con người có thể khai thác để sử dụng, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình. 

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các giá trị vật chất sẵn có, không phải do con người tạo ra nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 

Ví dụ về tài nguyên thiên nhiên: Đất, nước, không khí, than đá, dầu mỏ, khí đốt,… 

Tài nguyên năng lượng mặt trời
Tài nguyên năng lượng mặt trời

Tài nguyên thiên nhiên là gì? – Có những loại nào?

Phân loại theo tính chất

Gồm những loại sau đây:

  • Tài nguyên đất: Đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất dùng để sản xuất (làm gạch, làm gốm,….),… 
  • Tài nguyên rừng: Gồm có động vật, thực vật, lâm sản, các địa điểm du lịch – nghỉ dưỡng,…. 
  • Tài nguyên nước ngọt: Bao gồm nước uống, nước sản xuất, nước ngọt,…. 
  • Tài nguyên gió: Sản xuất điện,… 
  • Tài nguyên khoáng sản: dầu khí, than đá, quặng kim loại, đá vôi,…
  • Tài nguyên biển: địa điểm du du lịch, muối, hải sản, thực vật thủy sinh,…  

XEM THÊM: Sodium là gì? Vai trò và tác dụng của sodium

Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản

Phân loại dựa trên khả năng tái tạo

  • Các tài nguyên có khả năng tái tạo: Có thể duy trì và bổ sung liên tục nếu như có cách quản lý phù hợp. Ví dụ như động, thực vật quý hiếm, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,…. 
  • Tài nguyên không thể tái tạo: Những loại tài nguyên này có mức độ giới hạn trong tự nhiên nên cần có kế hoạch khai thác hợp lý. Ví dụ như đất, nước tự nhiên, dầu mỏ, khí đốt, than đá,…
  • Tài nguyên vĩnh cửu: Đây là nguồn tài nguyên có khả năng tồn tại vĩnh cửu, không lo hết. Hiện nay, chúng đang được nghiên cứu với mục đích thay thế cho các dạng tài nguyên bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Ví dụ như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều,… 
Tài nguyên gió
Tài nguyên gió

Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?

Khái niệm tài nguyên thiên nhiên là gì lớp 5 đã được giải thích chi tiết ở trên. Vậy còn môi trường là gì? 

Môi trường được hiểu là các yếu tố hóa học, vật lý,…. có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Môi trường là nơi chứa đựng, là nơi sinh sống của các loài sinh vật; bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên. 

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tác động qua lại với nhau. Các tài nguyên như đất, nước, không khí, rừng, đại dương,… tạo thành một môi trường hoàn thiện để con người và các loài sinh sống. 

Khi môi trường bị ô nhiễm thì tài nguyên thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ sự ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước sạch, con người và động vật không có nước để sử dụng.

Bởi vậy, có thể nói rằng mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường là mối quan hệ cộng sinh. Cả hai chỉ có thể cùng tốt và phát triển nếu được tôn trọng và bảo vệ. 

XEM THÊM: Giới hạn sinh thái là gì? Thành phần, ý nghĩa và ví dụ cụ thể

Chức năng của tài nguyên thiên nhiên là gì?

  • Là nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng như khai thác dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất/ phân bón,…. 
  • Là tư liệu quan trọng cho các nền sản xuất, ví dụ đất đai là tư liệu sản xuất cho các hoạt động nông nghiệp, nơi phân bố của các khu dân cư,… 
  • Là thành phần quan trọng đối với hệ sinh thái trên trái đất. Các sinh vật và tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ khăng khít với nhau, thường xuyên tác động qua lại với nhau. 
  • Là một nhân tố quan trọng cho cuộc sống con người; cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi ở,…. để chúng ta tồn tại. 
Chức năng của tài nguyên tự nhiên 
Chức năng của tài nguyên tự nhiên

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì?

  • Là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế. Sự thật chứng minh, hầu hết các ngành công nghiệp tạo ra vật chất cho xã hội đều cần đến sự góp mặt của tài nguyên thiên nhiên. 
  • Tạo sự cân bằng sinh thái. Con người và thiên nhiên không thể sống đơn độc mà phải có sự dung hòa và bổ trợ cho nhau. Ví dụ, con người không thể sống nếu như không có chỗ ở hay không có nguồn nước ngọt để uống. 
  • Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò như nguồn vốn tích lũy; là căn cứ để các quốc gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu, tạo đà phát triển cho các ngành nghề có tiềm năng. Từ đó, tạo sự ổn định cho sự phát triển của đất nước. 

Tình hình tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam

Các tài nguyên thiên nhiên nói chung tại Việt Nam ngày càng thu hẹp về số lượng và chất lượng. Cụ thể như sau:

  • Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp, diện tích rừng che phủ giảm dần và bị chuyển thành đất công nghiệp, nông nghiệp,… Điều này khiến cho không ít loài sinh vật không có nơi cư trú, phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Không chỉ vậy, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan cũng xuất hiện, nguyên nhân chủ yếu là do tài nguyên rừng ngày càng suy giảm. 
  • Ô nhiễm nguồn nước ngày càng diễn biến xấu và tồi tệ. Theo dự báo đến năm 2025, có khoảng ⅔ người trên thế giới không có nước sạch để sử dụng. 
  • Tài nguyên đất cũng đang bị suy thoái do tình trạng sa mạc hóa, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn,…. ngày càng nghiêm trọng
  • Số lượng rác thải lớn, không được xử lý gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên đất, nước. 
Tài nguyên đất bị suy thoái trở nên khô cằn, không thể trồng trọt được
Tài nguyên đất bị suy thoái trở nên khô cằn, không thể trồng trọt được

Các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là gì?

Lý do cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Nguyên nhân chính là do sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng này xảy ra trên khắp thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên có thể kể đến là:

  • Do gia tăng dân số quá mức, khai thác tài nguyên không có kế hoạch của con người.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Hậu quả từ nền kinh tế phát triển nhanh nhưng không bền.
  • Sự biến đổi cấu tạo trong lớp vỏ Trái Đất. 
  • Do các hệ quả thiên nhiên gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, thủy triều dâng cao làm giảm diện tích đất liền,… 
  • Biến đổi khí hậu toàn cầu,… 

Hơn nữa, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng mang đến nhiều lợi ích cho con người như:

  • Tăng hiệu quả lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển
  • Hạn chế các hậu quả bất lợi do thiên nhiên gây ra
  • Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ sự tồn cho chính chúng ta. 

XEM THÊM: Silicon là gì? Silicon có độc không? Tác dụng của silicon

Các giải pháp bảo vệ tài nguyên tự nhiên

Các cách bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên
Các cách bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên
  • Có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo như đất, nước, than đá, dầu mỏ,… 
  • Khuyến khích công tác trồng rừng; thiếp lập các khu bảo tồn quốc gia để bảo vệ các khu rừng đang bị khai thác. 
  • Thực hiện các biện pháp nghiên cứu, sử dụng nguồn tài nguyên vĩnh cửu thay cho nguồn tài nguyên không thể tái tạo. 
  • Hạn chế sử dụng động cơ đốt trong như xe máy, ô tô,… Thay vào đó, có thể chọn đi bộ, đi xe đạp hoặc đi các phương tiện “xanh” khác như xe điện, tàu điện,… 
  • Nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên. 
  • Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố ý phá hoại hoặc sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên. 

Tài nguyên thiên nhiên giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy, chúng ta cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị cạn kiệt. Mong rằng bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về môi trường tài nguyên thiên nhiên là gì Sinh 9 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *