Woofi là gì? Tìm hiểu thông tin về Woofi chi tiết từ A-Z

Từ khóa “Woofi là gì” có lượt tìm kiếm rất cao trên Google và thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Để hiểu rõ hơn về Woofi, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Woofi là gì?

Woofi là ứng dụng phi tập trung (DApp), được xây dựng dựa trên nền tảng BNB Chain và do WOO Network phát hành. Mục tiêu của ứng dụng là nâng cao trải nghiệm người dùng với tài chính phi tập trung bằng nhiều cách như thay đổi phí hoàn đổi cạnh tranh, giảm trượt giá và cung cấp nhiều tính năng hữu ích khác. 

Người dùng Woofi có thể trao đổi tài sản kỹ thuật số và có thêm nhiều cơ hội gia tăng thu nhập khác như đặt cọc, thu lợi nhuận từ đầu tư,… 

Woofi được người dùng đánh giá là có khả năng thanh khoản sâu
Woofi được người dùng đánh giá là có khả năng thanh khoản sâu

Woofi là gì? – Được ra mắt khi nào?

Theo WOO Network nhận định, sự gia tăng nhanh chóng của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Woofi. Chỉ riêng trong tháng 8/2-22, tổng khối lượng giao dịch trên DEX đã đạt mức 66 tỷ USD. 

Vì vậy, nhằm hỗ trợ người dùng có thể giao dịch trên chuỗi với mức chi phí thấp nhất,  WOO Network đã cho ra mắt Woofi từ tháng 10/2021 và Woofi dex từ tháng 6/2022. Hai nền tảng này đều cung cấp cho người dùng những công cụ hoán đổi từ đơn giản để chuyện nghiệp để đáp ứng nhu cầu giao dịch. 

Điều gì tạo nên sự độc đáo cho Woofi?

Như vậy, bạn đã phần nào hiểu rõ về Woofi là gì rồi phải không? Vậy điều gì đã tạo nên sự đặc biệt cho nền tảng này? Cùng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!

Sử dụng mô hình thanh khoản sPMM

Không chạy theo hình thức áp dụng mô hình tạo thị trường tự động AMM như các DEX khác, Woofi tận dụng cách tiếp cận tạo thị trường chủ động tổng hợp sPMM. Điều này giúp giảm tỷ lệ trượt giá và phí swap mà vẫn duy trì tính phí tập trung. Đồng thời, đảm bảo tính thanh khoản sâu và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của người dùng. 

Ngăn chặn tấn công sandwich

Điểm nổi bật của Woofi là gì? Một điểm nổi bật khác của Woofi là ngăn chặn các cuộc tấn công sandwich thông qua sPMM và cơ chế xác định giá token on-chain. Điều này đảm bảo độ lệch giá dao động trong khoảng 0.1% và tránh thao túng giá token. 

Thông tin thêm: Tấn công sandwich xảy ra khi đối tượng giao dịch xấu lợi dụng tính minh bạch của blockchain để kiếm lời thông qua hoạt động theo dõi giao dịch on-chain và các giao dịch ở trạng thái pending (chờ được xử lý). Khi đó, kẻ xấu sẽ thực giao dịch trước và sau khi giao dịch pending để thao túng giá token. 

Woofi có tính bảo mật cao, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công sandwich 
Woofi có tính bảo mật cao, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công sandwich

Các tính năng nổi bật của Woofi

Swap

Đây là một trong các tính năng chính của Woofi, cho phép người dùng hoán đổi tài sản giữa các chain với mức giá tối thiểu 0.025% và mức trượt giá cố định khoảng 1%. Điều này có lợi về mặt tài chính đối với các chuỗi được Woofi hỗ trợ. 

Khi sử dụng tính năng này, người dùng có thể chọn chain và token muốn hoán đổi. Khi đó, các thông tin như phí giao dịch, số lượng token nhận được,… sẽ được nền tảng hiển thị đầy đủ. 

Earn

Earn Woofi là gì? Đây là tính năng hỗ trợ người dùng có thể gửi tài sản vào các “kho tiền” (Vault) của dự án nhằm kiếm lợi. Hiểu nôm na là bạn đầu tư vào một dự án để kiếm lợi nhuận. 

Lợi nhuận được tạo ra bằng 2 cách sau: 

  • Woofi sPMM Liquidity: Dự án sẽ lấy một phần tài sản trong kho tiền để cho Liquidity Manager vay. Khi đó, lợi nhuận của người dùng là số tiền lãi cho vay. 
  • Base Yield Farming: Phần còn lại trong khi tiền sẽ được dùng trong các giao dịch khác để kiếm lợi nhuận. 

Khi người dùng có nhu cầu rút, hệ thống sẽ phân phối tài sản (cả gốc + lãi) trong khoảng 1 tuần. Nếu muốn nhận ngay sẽ mất thêm khoảng 0.3% phí rút tiền. 

Tính năng Woofi Earn 
Tính năng Woofi Earn

Stake 

Tính năng này Woofi hiện đang có 2 phiên bản, đó là:

  • Stake 1.0: Ra mắt tháng 12/2021, cho phép người dùng thu lợi nhuận bằng cách khóa WOO token và nhận phần thưởng. Phiên bản này phân bổ tiền thưởng dựa trên 80% phí hoán đổi swap. 
  • Stake 2.0: Được tích hợp công nghệ cross chain messaging và cơ chế tích điểm để cải thiện trải nghiệm người dùng và gia tăng lợi nhuận thu về. 

Trong tương lai, WOO Network dự kiến sẽ phát triển 2 bộ sưu tập Woofi NFT để người dùng tăng lợi nhuận, đó là: 

  • Consumable NFT: Làm nhiệm vụ để nhận consumable NFT và mang đi stake. Nếu NFT càng hiếm thì càng có giá trị cao. 
  • Avatar NFT: Người dùng có thể gia tăng lợi nhuận khi đang staking. 

XEM THÊM:

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ Woofi là gì. Nếu bạn có câu hỏi hoặc biết thêm nhiều thông tin thú vị về Woofi thì hãy bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *