Biến cục bộ là gì? So sánh biến toàn cục và biến cục bộ

Biến cục bộ là khái niệm quen thuộc với những người học lập trình nhưng khá xa lạ với người “ngoại đạo”. Vậy biến cục bộ là gì? Biến cục bộ khác gì biến toàn cục? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Biến cục bộ là gì? 

Biến cục bộ là biến được khai báo trong hàm; thường nằm trong cặp dấu ngoặc nhọn. Phạm vi giới hạn của biến là trong hàm mà biến định nghĩa. Khi hàm kết thúc thì biến cục bộ cũng sẽ bị hủy, không còn giá trị. 

Ví dụ về cách khai biến biến cục bộ trong ngôn ngữ C
Ví dụ về cách khai biến biến cục bộ trong ngôn ngữ C

Trong ví dụ trên, biến var không thể dùng trong hàm test (). Đồng thời, biến var1 cũng không thể sử dụng trong hàm main(). 

Biến toàn cục là gì?

Biến toàn cục là biến được khai báo ngoài hàm và có thể truy xuất, sử dụng ở mọi hàm trong chương trình. Biến này sẽ được cấp phát ngay khi bộ nhớ chương trình hoạt động và giải phóng sau khi chương trình kết thúc. Trong ví dụ dưới đây, c là biến toàn cục. Chúng được sử dụng ở bất kỳ đâu trong chương trình, bao gồm cả hàm main() và hàm test(). 

XEM THÊM: Github là gì? Tính năng, ưu điểm của Github

Ví dụ về cách khai biến biến toàn cục trong ngôn ngữ C
Ví dụ về cách khai biến biến toàn cục trong ngôn ngữ C

Điểm khác biệt giữa biến toàn cục và biến cục bộ là gì?

Tiêu chí so sánh Biến toàn cục Biến cục bộ
Đặc điểm riêng biệt – Khai báo ngoài hàm

– Được tạo ra khi chương trình thực thi và biến mất khi chương trình kết thúc. 

– Cung cấp chia sẻ dữ liệu.

– Lưu trữ tại 1 vị trí cố định

– Không yêu cầu truyền tham số

– Khai báo trong hàm

– Bắt đầu thì hàm thực thi và biến mất ngay khi hàm kết thúc. 

– Không cung cấp chức năng chia sẻ dữ liệu

– Lưu trữ trên ngăn xếp

– Yêu cầu truyền tham số. 

Ưu điểm – Các biến có thể truy cập bởi tất cả các hàm trong chương trình

– Chỉ cần khai báo duy nhất một lần. 

– Vô cùng hữu ích khi tất cả các chức năng đều cùng truy cập một dữ liệu. 

– Các tên giống nhau của biến cục bộ có thể sử dụng trong các hàm khác nhau. Bởi biến chỉ có giá trị trong hàm. 

– Chỉ sử dụng bộ nhớ trong khoảng thời gian hàm đang thực thi. Sau đó, vị trí bộ nhớ đó bị trống, giải phóng dung lượng và có thể tiếp tục sử dụng. 

Nhược điểm – Giá trị của biến toàn cục có thể thay đổi một cách ngẫu nhiên. 

– Nếu dùng có nhiều biến thì khả năng phát sinh lỗi trong quá trình chạy là rất cao. 

– Phạm vi của biến chỉ được giới hạn bởi chức năng của chúng. Ta không thể dùng một biến với nhiều chức năng khác nhau. 

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ biến toàn cục và biến cục bộ là gì. Mọi góp ý về bài viết xin vui lòng để lại bên dưới bình luận, supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận để mang đến cho bạn đọc thông tin giá trị nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *