Sao chổi là gì? Những điều thú vị về thiên thể “xui xẻo” này

Các cụm từ như “người sao chổi”, “đồ sao chổi” được dùng chỉ những người xui xẻo, mang đến vận đen cho người khác. Vậy sao chổi là gì? Sao chổi thực sự có xấu như dân gian vẫn thường quan niệm hay không? Chúng ta cùng khám phá qua những chia sẻ dưới đây. 

Sao chổi là gì?

Sao chổi là một thiên thể bay bên ngoài không gian vũ trụ. Chúng có thành phần chủ yếu là nước đóng băng và được các nhà khoa học mô tả giống như quả tuyết bẩn. Bởi trong sao chổi có chứa nhiều bụi bẩn, khoáng chất, cacbonic, metan. Thời gian gần đây, các nhà khoa học còn phát các nguyên tử natri, oxy, amoniac, xyanogen, xyanua, nitril,… và nhiều loại ion khác có trong sao chổi. 

Sao chổi là thiên thể bay ngoài không gian vũ trụ
Sao chổi là thiên thể bay ngoài không gian vũ trụ

Cái tên “sao chổi” bắt nguồn từ hình dáng kỳ dị của chúng. Sao chổi có hình thù khác đặc biệt với đầu nhọn và phần đuôi to, trông chả khác gì chiếc chổi quét nhà. Tuy nhiên, một giả thuyết đã bác bỏ chúng là một loại “sao”. Bởi chúng chỉ chứa khí lạnh, bụi và các mảnh vụn trong vũ trụ. 

Cũng bởi giả định này mà nhiều người nhận định chúng là “mẹ” của sao băng. Khi bị vỡ ra, các mảnh vụn của sao chổi rơi xuống và chúng ta có thể quan sát được từ mặt đất. 

Sao chổi là gì? – Cách phân loại

Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại khác nhau, đó là: 

  • Sao chổi ngắn hạn: Có chu kỳ quỹ đạo dưới 200 năm
  • Sao chổi dài hạn: Chu kỳ quỹ đạo thường lớn hơn 200 năm
  • Sao chổi thoáng qua: Chỉ xuất hiện một lần và ra đi mãi mãi; có quỹ đạo hình hypebol hoặc parabol. 

Mỗi năm, có nhiều sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những ngôi sao lớn và có chu kỳ đặc biệt mới được chú ý. Ví dụ như sao chổi Halley được phát hiện vào thế kỷ 18 và các nhà khoa học dự đoán chúng sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, ước tính khoảng năm 2061. 

Các loại sao chổi
Các loại sao chổi

Nguồn gốc của sao chổi

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về sao chổi là gì rồi phải không? Vậy chúng có nguồn gốc từ đâu?  Cơ quan hàng không của Châu Âu cho rằng sao chổi có nguồn gốc từ đám mây Oort ngoài hệ mặt trời. Đồng thời, chúng cũng là ranh giới giữa mặt trời và các hệ hành tinh khác. 

Đặc điểm của sao chổi là gì?

Về cấu tạo, sao chổi gồm có 3 phần, đó là: 

  • Lõi chổi: Được cấu tạo từ những hạt thể rắn đậm đặc với thành phần chủ yếu là nước đóng băng, đá, bụi, khí, metan, amoniac,… 
  • Sợi chổi: Là vùng ánh sáng tỏa ra xung quanh. Phần này chỉ xuất hiện khi sao chổi đến gần và có đủ lượng bức xạ mặt trời để diễn ra quá trình thăng hoa tại lõi. 
  • Đuôi chổi: Được hình thành do sự bay hơi các thành phần trong lõi và bị áp lực gió mặt trời thổi dạt về một hướng. Số lượng đuôi sao chổi cũng rất đa dạng, có thể là 1, 2 hoặc nhiều hơn. 
Cấu tạo của sao chổi thường có 3 phần
Cấu tạo của sao chổi thường có 3 phần

Thực tế, không phải sao chổi nào cũng có hình dạng giống nhau. Năm 1744, các nhà khoa học phát hiện sao chổi De Cheseaux với 6 đuôi tạo thành góc 44 độ trông như chiếc quạt giấy. Năm 1812, Pháp phát hiện một sao chổi có hình dáng vô cùng kỳ lạ. Ban đầu là một đám mây lớn, sau đó phát sáng nhấp nháy rồi biến thành khối mây có vòng tròn sáng mở ảo ở giữa. Đến đầu tháng 3/1976, Trung Quốc đã phát hiện một sao chổi có đuôi xòe rộng như đuôi chim công. 

Ngoài ra, còn một đặc điểm nổi bật khác của sao chổi là có thể tích lớn, không một hành tinh nào trong hệ mặt trời có thể so sánh được. Tuy nhiên, chúng chỉ là những khối không khí loãng. Nếu ta ép chúng thì cũng chẳng đáng là bao. 

Hơn nữa, đa số sao chổi có kích thước nhỏ, chỉ một số ít có kích thước lớn. Thời gian tồn tại của chúng cũng không lâu như các thiên thể khác. Mỗi lần di chuyển tới mặt trời, chúng hao tổn khá nhiều “công sức” rồi vỡ vụn thành từng đám sao băng, bụi vũ trụ phân tán vào khoảng không. 

Sao chổi có thực sự xui xẻo?

Khi được hỏi sao chổi là gì, nhiều người cho rằng chúng là điềm báo xui xẻo, bất hạnh và báo hiệu khó khăn sắp sửa ập đến. Nhiều tài liệu đã ghi lại các sự việc khủng kiếp khi sao chổi xuất hiện. Cuốn sử thi Gilgamesh đã mô tả sao chổi khiến bầu trời rực cháy, gây ra thiên tai và lũ lụt. 

Cuối thời Trung Cổ, một nhà hiền triết nổi tiếng người Do Thái (sống tại Tây Ban Nha) đã mô tả sao chổi huyền bí như sau: “Chúa Trời đã dùng 2 ngôi sao ném về phía địa cầu và gây ra những trận lũ lụt, nhấn chìm đất đai và con người”. 

Trong lịch sử một số quốc gia ở phương Tây và phương Đông, sao chổi được coi là điềm báo xui xẻo. Khi chúng xuất hiện cũng là lúc nhà Vua của đất nước đó bị ám sát. Người Mông Cổ xưa gọi sao chổi là “yêu nữ” nhằm cảnh báo người dân hãy cảnh giác. Bởi sao chổi thường xuất hiện kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. 

Sao chổi Halley là sự kiện tiêu biểu khiến chúng thường gắn liền với sự xui xẻo và bất hạnh. Khi xuất hiện đã bị quy tội là kẻ gây ra cái chết cho nhiều người dân Châu Âu khoảng thế kỷ XIV – đây được xem là thảm kịch tự nhiên tệ hại nhất trong nhân loại. Đến thời kỳ Phục Hưng, sao chổi vẫn là nỗi sợ hãi của con người. Một nhà bác học người Pháp đã mô tả trông đuôi sao chổi chả khác gì quái vật. 

Quan niệm sao chổi gắn liền với những điều xui xẻo còn đang là ẩn số chờ các nhà khoa giải đáp 
Quan niệm sao chổi gắn liền với những điều xui xẻo còn đang là ẩn số chờ các nhà khoa giải đáp

Tuy nhiên, vẫn có một số quan điểm đứng về phía sao chổi. Vua William I (Anh) coi sao chổi là điềm may mắn của mình vì khi nó xuất hiện đã giúp ông giành chiến thắng trong trận Hastings (năm 1066). 

Hay như nhà vật lý nổi tiếng Isaac Newton cho rằng sao chổi đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất. Cụ thể là cung cấp độ ẩm để duy trì sự sống cho muôn loài. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích được hiện tượng này. 

Tóm lại, việc nhận định sao chổi là xui xẻo xuất từ góc nhìn tâm linh và một số sự kiện đã từng xảy ra trong lịch sử. Còn chúng thực sự có đen đủi hay không vẫn đang là ẩn số và chưa có lời giải thích rõ ràng. Vì vậy, bạn có thể tin hoặc không tùy theo quan điểm của bản thân. 

Các hậu quả do sao chổi gây nên?

Theo các nhà thiên văn học, những vụ nổ sao chổi không gây ra ảnh hưởng tức thời nhưng khi tích lũy nhiều sẽ tác động đến khí hậu Trái Đất trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cho biết những hạt bụi trong vụ nổ sao chổi có kích thước lớn hơn bụi thông thường khoảng 1000 lần. 

Đồng thời, bề mặt nhiệt độ Trái Đất cũng giảm đáng kể nếu những tác động diễn ra dưới hình thức bụi vũ trụ làm giảm khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời. Ngược lại, nếu bụi vũ trụ tăng khả năng hấp thụ nhiệt lượng thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ tăng lên. 

Ngoài ra, bụi vũ trụ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành các đám mây. Chúng khiến tầng ozon mỏng đi và làm thay đổi các thành phần hóa học có trong không khí. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng mỗi ngày sẽ có khoảng 40 tấn bụi vũ trụ rơi xuống Trái Đất. 

Sao chổi có thể gây ra nhiều tác động xấu cho Trái Đất
Sao chổi có thể gây ra nhiều tác động xấu cho Trái Đất

Sự khác biệt giữa sao băng và sao chổi là gì?

Sao chổi và sao băng có cấu tạo khác biệt nhau hoàn toàn. Sao chổi có kích thước lớn, tương đương với các vệ tinh/ tiểu hành tinh. Khi chúng chuyển động gần mặt trời, các khí đóng băng trong bề mặt của chúng bốc hơi và tạo thành đuôi. 

Sao băng chỉ là một vệt sáng nhỏ vụt qua bầu trời. Nhiều người cho rằng sao băng có nguồn gốc từ sao chổi khi bị vỡ sẽ tạo thành nhiều mảnh vụn và nằm trên quỹ đạo của Trái Đất. Ngoài ra, sao chổi dịch chuyển khá chậm; có thể kéo dài nhiều phút, nhiều giờ, thậm chí là vài ngày. Nhưng sao băng là một vệt sáng, đến và đi rất nhanh. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết giải đáp sao chổi là gì và các thông tin thú vị về chúng. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hay cho bạn đọc!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *