PE, VE và PF là các loại bơm cao áp được dùng phổ biến hiện nay trên thị trường. Mỗi loại đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng, mang đến cho người dùng nhiều lợi ích khác nhau khi sử dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết về các dòng bơm cao áp này!
Contents
Bơm cao áp là gì? Tác dụng của bơm cao áp
Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống bơm nhiên liệu liệu của động cơ Diesel. Thiết bị này đảm nhận chức năng tiếp nhận và phân phối nhiên liệu cho vòi phun với áp suất cao, giúp xe hoạt động tốt nhất.
Bên cạnh đó, bơm cao áp ô tô còn có nhiệm vụ điều chỉnh lượng nhiên liệu. Giúp cho quá trình đốt cháy diễn ra hiệu quả, tiết kiệm tối đa nhiên liệu và giảm bớt lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bơm cao áp khác nhau. Chúng được phân loại theo cấu tạo, phương pháp điều khiển, cách điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp, kiểm soát lượng nhiên liệu phun,…. Trong đó, phổ biến nhất là cách phân loại theo cấu tạo với các sản phẩm sau:
- Bơm cao áp PE
- Bơm cao áp VE
- Bơm cao áp PF
Ưu – nhược điểm của bơm cao áp VE, PE, PF
Bơm cao áp VE
Hay còn được biết đến với tên gọi là bơm cao áp phân phối. Thiết bị này có cấu tạo gồm 1 cặp piston và xilanh để phân phối nhiên liệu cho toàn bộ động cơ. Trong đó, piston được điều khiển bằng đĩa cam.
Nguyên lý vận hành của bơm cao áp VE được chia làm 3 giai đoạn, đó là: Nạp nhiên liệu, bơm nhiên liệu và kết thúc bơm. Chuyển động của đĩa cam kéo piston khiến cửa nạp mở ra, nhiên liệu tràn vào xilanh. Khi đầy nhiên liệu, đĩa cam lại chuyển động một lần nữa để đóng kín cửa nạp. Điều này khiến cho áp suất trong xilanh tăng cao. Khi áp suất nhiên liệu lớn, thắng lực căng lò xò của van thoát thì nhiên liệu sẽ thoát ra, đi đến vòi phun.
* Về ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ
- Áp suất bơm dầu ổn định, đảm bảo nhiên liệu được phân phối đồng đều cho tất cả các xilanh.
* Về nhược điểm
- Giá thành khá cao
- Cấu tạo phức tạo nên việc bảo dưỡng hay sữa chữa cũng khó, tốn kém nhiều chi phí
Bơm cao áp PE
Hay còn được biết đến là bơm cao áp tập trung, bơm cao áp có nhiều xilanh. Chúng có cấu tạo gồm nhiều nhánh bơm cao áp nhỏ, được ghép song song với nhau và điều khiển bởi trục cam. Bơm cao áp PE được lắp đặt nhiều trong ô tô tải, xe thương mại cỡ lớn và các dòng xe chuyên dụng hàng nặng,…
Về cấu tạo, dòng bơm cao áp này gồm có các bộ phận như: vòng răng điều khiển piston, piston xylanh bơm và van thoát nhiên liệu. Phần trên của bơm là khoang chứa nhiên liệu, kết nối với các xilanh của bơm. Ở hai đầu bơm có bộ phun sớm và bộ điều tốc.
Về nguyên lý hoạt động, bơm cao áp PE cũng được chia thành 3 giai đoạn như VE.
* Về ưu điểm:
- Giá thành bơm cao áp PE khá rẻ
- Có thể thay đổi dầu trục cam linh hoạt
* Về nhược điểm:
- Thời điểm và lượng nhiên liệu bơm vào xilanh không đồng đều, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung.
- Kích thước bơm lớn nên việc chế tạo cũng gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức.
Bơm cao áp PF
Bơm PE hay còn gọi là bơm cao áp chuyên biệt. Đây là loại bơm đơn, mỗi bơm chỉ đảm nhận vai trò cung cấp nhiên liệu cho duy nhất 1 xilanh. Bởi vậy, trên xe có bao nhiêu xilanh sẽ có bấy nhiêu bơm.
Cấu tạo bơm gồm các bộ phận chính là xilanh và piston. Ngoài ra còn có khâu răng để điều khiển piston.
* Về ưu điểm:
- Dễ sửa chữa và bảo dưỡng do có cấu tạo đơn giản
- Chi phí thấp
* Về nhược điểm:
- Khả năng phân phối nhiên liệu không đồng đều nên hiệu quả không cao.
Một số loại bơm cao áp ô tô khác
Ngoài PE, VE, PF thì bơm cao áp vạn năng và vòi phun kết hợp cũng khá phổ biến hiện nay. Đặc điểm cụ thể từng loại như sau:
Bơm cao áp vạn năng
Loại bơm này có cấu tạo gồm xilanh, piston, van cao cấp. Piston do trục cam điều khiển. Số thân bơm và xi lanh được bố trí thành 1 hoặc 2 dãy có dạng hình chữ V.
Ưu điểm của bơm cao áp ô tô vạn nặng là tính ứng dụng cao, có thể sử dụng cho nhiều động cơ có công suất khác nhau. Đồng thời, có thể gắn thêm nhiều xilanh/piston có đường kính khác nhau,… Giá thành bơm cũng khá rẻ.
Bên cạnh những ưu điểm trên, dòng bơm này cũng tồn tại một số nhược điểm như: kích thước và trọng lượng lớn, lưu lượng và thời điểm phun nhiên liệu ở các xi lanh khó đồng đều.
Bơm cao áp kết hợp vòi phun
Loại bơm này thường được sử dụng trong động cơ dầu Diesel 2 kỳ và các dòng xe tải hạng nặng,… Chúng có ưu điểm là áp suất phun cao, quá trình làm việc nhanh chóng. Giảm tình trạng nén nhiên liệu nên hạn chế tình trạng sóng áp suất bị dao động. Tuy nhiên, bơm cao áp ô tô vòi phun kết hợp có giá thành khá cao, kích thước lớn và khó điều chỉnh trong quá trình sử dụng.
Trên đây là bài viết chia sẻ về đặc điểm riêng biệt các dòng bơm cao áp PE, VE, PF. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại bơm cao áp để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé! Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay góp ý về bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!
Xem thêm:
Những model máy rửa xe Makita chất lượng nhất hiện nay