Cao lầu là gì? Cao lầu có phải mì Quảng không? Cách nấu cao lầu tại nhà

Cao lầu là gì? Cao lầu được biết đến là món ăn đặc trưng góp phần tạo nên cái “hồn” cho ẩm thực Hội An. Món ăn này thường bị khách du lịch nhầm lẫn với mì Quảng. Để hiểu rõ hơn về cao lầu là món gì cũng như cách chế biến, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của mình nhé!

Cao lầu – Đặc sản của người Hội An

Cao lầu là gì?

Cao lầu là món mì dùng kèm với nhiều loại topping khác như thịt heo, tôm, rau sống, bánh đa chiên (nước). Chúng được xem là thứ “cao lương mĩ vị” xuất hiện từ thời chúa Nguyễn mà chỉ Hội An mới có. 

Cao lầu - Đặc sản “nức tiếng” của phố cổ Hội An
Cao lầu – Đặc sản “nức tiếng” của phố cổ Hội An

Hiện nay, cao lầu trở thành một nét đặc trưng trong nền ẩm thực Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung. Sự nổi tiếng của món cao lầu đi vào văn học với câu ca dao:

“Ai qua phố cổ Hội An

Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu.”

Đến với Hội An, bạn có thể tìm thấy rất nhiều quán bán cao lầu ngon. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến các địa chỉ như Cao Lầu Bá Lễ, Cao Lầu Bà Bé, Trung Bắc Restaurant, Cao Lầu Ty Ty Quán,….

Cao lầu gồm những gì? Cao lầu làm từ gì?

Món cao lầu Hội An gồm có những thành phần sau:

  • Sợi cao lầu: Sợi mì cao lầu có màu vàng nâu hơi đục, được chế biến từ loại gạo địa phương. Gạo trước khi xay thành bột sẽ được ngâm trong nước tro lấy từ củi gỗ ở Cù Lao Chàm và nước giếng Bá Lễ. Bột gạo trải qua nhiều lần xử lý  nên ăn rất dai.
  • Nước sốt cao lầu: Thời xưa, nước sốt cao lầu chỉ có phần nước sốt tiết ra khi làm thịt xá xíu. Ngày nay, nước sốt cao lầu được cải tiến hơn, có thể ăn kèm với nước súp nấu từ xương gà hoặc xương heo.  
  • Topping đi kèm: Tôm, thịt heo quay, thịt xá xíu, tóp mỡ, rau sống, bánh đa nướng hoặc chiên, giá đỗ trần, đậu phộng, hành phi,… 
Sợi cao lầu khô 
Sợi cao lầu khô

Món cao lầu ngon nhất là thưởng thức lúc nóng. Bạn nên trộn tất cả các nguyên liệu trong tô. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận rõ sự dai dai của sợi mì, hương thơm của thịt xá xíu, tóp mỡ giòn tan trong miệng,… Các vị chua, cay, mặn, ngọt được hòa quyện với nhau một cách tinh tế.

Cao lầu tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Món cao lầu trong tiếng Anh được viết là Cao Lau noodle soup. Một số người cũng dùng “high floor dishes” nhưng mình thấy “Cao Lau noodle soup” vẫn là cách dịch hay và sát nghĩa nhất.

Còn trong tiếng Trung, theo như mình tìm hiểu thì được đọc là “Gao Lou”. Tuy nhiên, mình không biết cách viết chữ Hán cụ thể của cao lầu là gì. Nếu như bạn biết thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé!

Tại sao gọi là cao lầu?

Trong quá trình tìm hiểu cao lầu Hội An là gì, mình thấy nguồn gốc của món ăn này vẫn đang là một ẩn số. Nhiều người cho rằng cao lầu có nguồn gốc từ người Trung Hoa. Một số khác lại cho rằng cao lầu trông khá giống mì udon Nhật Bản nhưng đã được điều chỉnh về cách chế biến cho phù hợp với khẩu vị người Việt.

Một số tài liệu mình tìm được thì cho rằng cao lầu xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỷ 17. Khi đó, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên lui tới Hội An. Họ mang theo văn hóa ẩm thực của quốc gia mình và tạo điều kiện cho món cao lầu xuất hiện. Bởi vậy, có thể nói cao lầu là sự pha trộn giữa nền ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản. Theo thời gian, nó được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người Việt và trở thành đặc sản của người miền Trung. 

Lý giải về nguồn gốc và tên gọi của món cao lầu
Lý giải về nguồn gốc và tên gọi của món cao lầu

Lý giải về tên gọi “cao lầu”, có một câu chuyện vui như sau: Thời xưa, Hội An là nơi giao thương buôn bán nên có rất nhiều quán ăn. Quán ăn xưa có thiết kế hai tầng và chỉ những thương nhân giàu có mới được phục vụ trên tầng cao. Từ đó, xuất hiện tên gọi “cao lầu”, có nghĩa là món cao lương mĩ vị được thưởng thức trên lầu cao. Tại đây, các thực khách vừa được dùng món ngon, vừa được thưởng thức toàn bộ cảnh đẹp của phố phường Hội An. 

So sánh mì quảng và cao lầu

Giống nhau

  • Đều là món ăn nổi tiếng tại Quảng Nam
  • Sợi mì được làm từ bột gạo
  • Ăn kèm với nhiều topping khác nhau nhau: rau sống, bánh đa,… 

Sự khác biệt giữa mì quảng và cao lầu là gì?

Đặc điểm so sánh Cao lầu Hội An Mì quảng
Sợi mì Được chế biến với nhiều công đoạn: Ngâm trong nước tro chây Cù Lao Chàm → Xay bột → Lọc nhiều lần → Cán và cắt thành từng sợi nhỏ → Hấp → Phơi khô → Sử dụng.

  • Sợi cao lầu có cảm giác dai và cứng hơn so với mì quảng. 
  • Có màu hơi đục và đậm hơn.
Cách chế biến đơn giản hơn: Ngâm gạo → Xay bột → Thái sợi → Luộc trong nước lọc hoặc nước có màu vàng tươi.

  • Mềm hơn sợi cao lầu.
  • Có màu trắng, vàng nghệ hoặc nâu nhạt. 
Nước dùng (nước lèo)
  • Đặc và sệt hơn
  • Ngoài nước hầm xương còn có thêm nước sốt từ thịt xá xíu nên có hương vị đậm đà hơn.
  • Khá loãng và trong
  • Mang hương thơm đặc trưng của nước hầm xương lợn, xương gà
Topping đi kèm Chủ yếu là thịt xá xíu. Ngoài ra còn có thịt lợn, thịt gà, giò,… và được ăn kèm. Đa dạng hơn cao lầu với thịt gà, thịt heo, tôm, trứng cút. Một số người còn biến tấu ăn kèm với cá, thịt ếch, thịt vịt.
Hình ảnh so sánh sợi mì quảng và sợi cao lầu
Hình ảnh so sánh sợi mì quảng và sợi cao lầu

Cách nấu cao lầu đơn giản tại nhà

Nếu bạn đang tìm kiếm công thức nấu cao lầu chuẩn vị Hội An thì hãy tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi: 

Nguyên liệu

  • 100g sợi cao lầu khô
  • 200g thịt nạc vai heo
  • 50g giò lụa
  • 2 – 3 tôm sú đã luộc và bỏ vỏ, tóp mỡ
  • 200g bánh đa vừng
  • Rau sống, giá đỗ, hành lá
  • Hành tím phi
  • Ngũ vị hương
  • Các gia vị nấu ăn: Mắm, muối, hạt nêm, đường,…

Cách làm

  • Thịt rửa sạch, cắt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với ngũ vị hương, hạt nêm, nước mắm, mật ong, hạt tiêu, dầu hào khoảng 30 – 60 phút. Sau đó, cho thịt và nước ướp thịt vào chảo, đun sôi thì đậy nắp, hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi thịt chín, phần nước sốt hơi kẹo lại là được. Lưu ý, liên tục lật mặt thịt trong quá trình đun cho gia vị ngấm đều vào miếng thịt. 
Làm thịt xá xíu
Làm thịt xá xíu
  • Khi thịt chín thì vớt ra đĩa, để nguội và thái miếng vừa ăn. Cho một ít nước lọc hoặc nước hầm xương vào chảo vừa làm thịt xá xíu, đun sôi và nêm nếm lại gia vị. 
Nên dùng nước hầm xương để nước sốt cao lầu ngon, ngọt hơn 
Nên dùng nước hầm xương để nước sốt cao lầu ngon, ngọt hơn
  • Sợi cao lầu khô nên ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút cho mềm rồi luộc chín.
Ngâm sợi mì khô trong nước trước khi luộc 
Ngâm sợi mì khô trong nước trước khi luộc
  • Bạn cho giá đỗ đã trần sơ vào đáy bát, thêm sợi cao lầu, rau sống và các topping đã chuẩn bị. Sau đó, rưới một ít nước sốt cao lầu lên là có thể thưởng thức. 
Món cao lầu sau thành phẩm
Món cao lầu sau thành phẩm

XEM THÊM:

Cao lầu là món ăn độc đáo, mang đậm lịch sử và nền văn hóa của thành phố cổ Hội An. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ cao lầu là gì và cách chế biến tại nhà nhé!

4.4/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *