CapEx là gì? CapEx và Opex là gì? Ứng dụng của CapEx

Thuật ngữ CapEx là gì hẳn rằng không quá lạ lẫm đối với giới đầu tư cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính. Thế nhưng, nhiều người ở lĩnh vực khác vẫn chưa hiểu rõ về CapEx. Nếu bạn cũng vậy, hãy theo dõi bài viết để hiểu hơn về CapEx nhé!

CapEx là gì?

Đối với khái niệm này, nhiều người thường đặt câu hỏi rằng CapEx nghĩa là gì? CapEx là viết tắt của từ gì?  Trong tiếng Anh, CapEx là viết tắt của cụm từ Capital Expenditure. Nghĩa tiếng Việt của cụm từ này là chi phí vốn. Cụ thể, chi phí vốn CapEx là khoản phí được công ty dùng cho mục đích mua, nâng cấp, bảo trì các tài sản vật chất như nhà máy, tòa nhà, công nghệ, thiết bị… Khoản phí này sẽ không thể khấu trừ trong năm mà được thanh toán hoặc có những phát sinh trong tương lai.

Khá nhiều người chưa nắm được khái niệm về CapEx
Khá nhiều người chưa nắm được khái niệm về CapEx

Chi phí vốn CapEx có thể được tài trợ từ ngoài vào. Các hình thức tài trợ thường gặp là:

  • Phát hành cổ phiếu
  • Cung cấp trái phiếu
  • Vay vốn ngân hàng

Về mặt kế toán, CapEx có thể được hiểu đơn thuần là khoản phí để mua, bổ sung, bảo trì tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở mặt kinh doanh thì CapEx được xem là sự đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định. Do đó, việc tính toán về mức chi phí CapEx là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

Ý nghĩa của CapEx trong đầu tư phát triển doanh nghiệp

Bạn đã nắm được khái niệm chi phí CapEx là gì chưa? Đối với doanh nghiệp, loại chi phí này cho bạn biết rằng trước đó và ở thời điểm hiện tại công ty đã đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới, hiện có. Qua các chỉ số này, bạn có thể đánh giá được mức độ phát triển cũng như khả năng duy trì của doanh nghiệp trong tương lai.

Trong đầu tư, CapEx đóng vai trò quan trọng
Trong đầu tư, CapEx đóng vai trò quan trọng

CapEx được xem là một phần chi tiêu quan trọng của doanh nghiệp ở phân mục đầu tư phát triển. Nói dễ hiểu hơn thì thông qua CapEx bạn có thể nhìn ra bảng cân đối kế toán một cách dễ dàng.

Chi tiết về cách tính CapEx là gì?

Để tính toán được chi phí CapEx bạn cần xác định được yếu tố cốt lõi là PP & E của kỳ trước. Đồng thời, bạn phải hiểu được sự thay đổi của yếu tố đó trong 2 kỳ liền nhau. Từ đó, sử dụng công thức dưới đây để tính ra chi tiêu CapEx hiện tại. Công thức tính cụ thể như sau:

CapEx = PP&E + Khấu hao hiện tại

Trong đó: PP&E được hiểu là sự thay đổi trong nhà máy, thiết bị, các tài sản bị hao mòn và bổ sung thêm. 

XEM THÊM: Public Relation là gì? Public Relation khác gì so với Marketing?

Ứng dụng của CapEx

Chi phí CapEx được đánh giá là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Tính ứng dụng của nó cũng có phần đa dạng. Cụ thể:

Tính toán tỷ lệ CFO

Công thức được áp dụng lúc này thường là:

CFO/CapEx = Dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh/CapEx

  • Nếu như tỉ lệ này lớn hơn 1: Hoạt động kinh doanh của công ty đang ở giai đoạn tốt. Dòng tiền đủ để tài trợ cho các hoạt động mua sắm, bổ sung và bảo trì tài sản vật chất cố định của doanh nghiệp.
  • Kết quả tỷ lệ <1 thì đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn khó khăn. Công ty nhất thiết phải vay thêm tiền để phục vụ cho hoạt động mua sắm các loại tài sản cố định.
Thông qua CapEx để tính CFO
Thông qua CapEx để tính CFO

Xác định dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Công thức tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp dựa theo chi phí CapEx là gì? Đó là:

FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi VLĐ.

Trong đó:

FCFF là dòng tiền tự do doanh nghiệp. Thông qua FCFF các chuyên gia đầu tư có thể biết được số tiền sau thuế mà hoạt động kinh doanh của công ty tạo ra là bao nhiêu.

CapEx cho phép doanh nghiệp tính ra dòng tiền tự do
CapEx cho phép doanh nghiệp tính ra dòng tiền tự do

Tính toán dòng tiền thuần vốn của chủ sở hữu

Cũng giống như FCFF, FCFE (dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp) được hiểu là dòng tiền sau khi đã đóng thuế mà chủ sở hữu doanh nghiệp thu về.

Đây là dòng tiền đã đóng thuế sau hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nó đã được phân phối cho chủ sở hữu sau khi các chủ nợ được trả phần lãi và vốn vay, công ty chi trả về phí đầu tư, thay đổi về vốn lưu động.

Chi tiết công thức tính:

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – trả nợ cũ trước đó)

XEM THÊM: Đáo hạn phái sinh là gì? Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào?

 CapEx and Opex là gì? Cách phân biệt Opex và CapEx là gì?

Khái niệm cũng như định nghĩa về CapEx là gì bạn nắm được rồi chứ? Vậy CapEx và Opex là gì bạn có hiểu? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn làm rõ điều này!

Opex là gì?

Đối với khái niệm CapEx chúng tôi đã phân tích chi tiết ở phần trên. Opex hay còn được gọi là chi phí hoạt động. Đây là là một loại chi phí mà công ty dùng để điều hành các hoạt động kinh doanh thường nhật. Các chi phí bao gồm thường là:

  • Tiền thuê, tiện ích
  • Lương chính và lương hưu
  • Các chi phí chung, chi phí quản lý thu nhập
  • Thuế tài sản
  • Chi phí cho lịch trình làm việc/công tác

Thông thường chi phí OPex sẽ chiếm dụng phần lớn chi phí thường nhật của công ty. Chính vì thế, BGĐ thường cố gắng cắt giảm khoản phí này nhưng với điều kiện là không ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng sản xuất. 

Chi phí Opex được dùng trong doanh nghiệp thường nhiều hơn so với CapEx
Chi phí Opex được dùng trong doanh nghiệp thường nhiều hơn so với CapEx

Chi phí hoạt động OPex sẽ được khấu trừ thuế trong năm. Điều quan trọng cần để ý khi tính toán về OPex chính là mặt hàng công ty đang sử dụng là mua hay thuê. 2 hình thức sử dụng này thường được các công ty lựa chọn dựa theo ngân sách. Nếu ngân sách lớn thì doanh nghiệp chọn mua. Ngược lại, phần kinh tế eo hẹp thì doanh nghiệp thường chọn thuê để giảm bớt chi phí. 

Điểm khác nhau giữa CapEx và Opex là gì?

Các khái niệm về CapEx Opex là đã được update, phân tích chi tiết. Vậy điểm khác biệt giữa Opex và CapEx là gì?

Dựa theo chia sẻ từ các chuyên gia thì 2 loại chi phí này có những điểm khác nhau cơ bản là:

Tiêu chí so sánh/Chi phí CapEx Opex
Đặc điểm Được biết đến là một khoản phí phát sinh khi doanh nghiệp đầu tư, mua tài sản vật chất để tạo ra doanh thu cuối cùng. Hoặc đó cũng là chi phí để sửa chữa, bảo trì cho những tài sản hiện có. Đây là khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty
Ý nghĩa  biểu thị Là khoản mua sắm lớn được tính toán ngoài kỳ kế toán, không phải tính ở thời điểm chọn mua. Loại phí này đại diện cho các chi phí được sử dụng thường nhật ở công ty. 
Báo cáo tài chính CapEx sẽ không được khấu trừ trong giai đoạn phí phát sinh. Chúng sẽ được phân bổ theo từng giai đoạn khác nhau và tại thời điểm kế toán thống kê. Opex sẽ được khấu trừ trong từng giai đoạn. Bởi chúng được sử dụng cho mục đích là phục vụ các chi phí kỳ kế toán tổng.
Lợi nhuận Chi phí CapEx thường được trả trước và trả cùng lúc. Lợi nhuận mà khoản phí này mang lại sẽ phải xem xét dài kỳ.  Mức lợi nhuận sẽ tính được trong thời gian ngắn.

Kết Luận

Việc biết rõ khái niệm CapEx là gì và cách phân biệt rõ 2 loại phí Opex và CapEx sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà đầu tư doanh nghiệp. Các chỉ số này cũng góp phần giúp nhà đầu tư phân tích kỹ được những vấn đề nội tại mà doanh nghiệp đang phải đối diện. Đồng thời, bạn cũng sẽ nắm rõ được giá cổ phiếu doanh nghiệp nên để trên thị trường là bao nhiêu. Nếu có điều gì thắc mắc về 2 loại chi phí trên, đừng quên liên hệ hoặc phản hồi ngay dưới bài viết để cùng thảo luận nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *