Đáo hạn phái sinh là gì? Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào?

Đáo hạn phái sinh là ngày không còn xa lạ gì với những người đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, với những người không đầu tư hoặc mới tham gia thị trường chứng khoán chưa thực sự hiểu hết về ngày này. Vậy đáo hạn phái sinh là gì? Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết nhất về đáo hạn phái sinh để các bạn hiểu rõ.

Phái sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu kỹ về đáo hạn phái sinh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ về khái niệm phái sinh là gì trước. Trong các giao dịch kinh tế, phái sinh là một dạng hợp đồng được lập ra dựa trên giá trị của tài sản cơ sở khác. Một số loại tài sản phái sinh gồm: Tài sản cố định, cổ phiếu, lãi suất và các chỉ số chứng khoán. 

Tìm hiểu về phiên đáo hạn phái sinh là gì?
Tìm hiểu về phiên đáo hạn phái sinh là gì?

Bản thân của phái sinh không có một giá trị nội tại nào. Nó chỉ là một công cụ để chúng ta thực hiện các mục đích khác nhau. Mục đích của phái sinh gồm đầu cơ, phòng vệ hay tiếp cận với tài sản khó giao dịch.

Phái sinh đang được ứng dụng trong các giao dịch tài sản trên thế giới như: Giao dịch nghiệp vụ nợ thế chấp, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi rủi ro tín dụng, giao dịch hoán đổi, giao dịch trần sàn, giao dịch quyền chọn và các sản phẩm cấu trúc.

Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh (Expiration date) chính là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh chứng khoán còn hiệu lực. Trước ngày này, các nhà đầu tư cần phải đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. 

Sau khi hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai qua hết ngày đáo hạn phái sinh sẽ không còn giá trị. Vậy nên ngày đáo hạn phái sinh cũng là ngày cuối cùng để nhà đầu tư giao dịch quyền chọn. Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn mà hoàn tất vị thế để nhận tài sản hoặc lợi nhuận thì hợp đồng sẽ hết hạn và vô giá trị.

Thời gian ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh là gì? 
Thời gian ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh là gì?

Phiên đáo hạn phái sinh là gì vào ngày nào?

Với khái niệm “ngày đáo hạn phái sinh nghĩa là gì?” ở trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về ngày này. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời gian diễn ra phiên đáo hạn phái sinh.

Phiên đáo hạn phái sinh còn phụ thuộc vào công cụ phái sinh được giao dịch. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, vào thứ sáu của tuần thứ 3 trong tháng mà hợp đồng hết hạn thì sẽ là ngày chấm dứt của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết. 

Đối với các quyền chọn theo chỉ số kiểu Châu Âu, ngày đáo hạn sẽ là ngày trước ngày đáo hạn trên hợp đồng. Ví dụ nếu theo quy định trên hợp đồng là thứ Sáu thì ngày đáo hạn sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm.

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì? Đó là ngày mà công cụ phái sinh quyết toán, đến hạn thanh toán hoặc hết hạn, là ngày không còn được tích lũy và việc thanh toán cuối cùng diễn ra.

Mỗi công cụ phái sinh đều có quy định về ngày đáo hạn cụ thể. Tại thị trường Việt Nam, theo quy định là vào ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng sẽ là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Tháng đáo hạn được hiểu là tháng hiện tại, tháng kế tiếp hoặc tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

XEM THÊM: Net income là gì? Cách tính net income là gì đơn giản nhất

Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng đến thị trường như nào?

Sau khi tìm hiểu kỹ “đáo hạn phái sinh nghĩa là gì?” chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán. Vậy ngày đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng đến thị trường không? Câu trả lời là có, ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. thường thì xu hướng chung vào trước ngày đáo hạn là thị trường biến động khá mạnh. 

Sức ảnh hưởng của ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì?
Sức ảnh hưởng của ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì?

Bởi vào ngày đáo hạn, các nhà đầu tư dù có đang ở vị thế nào đi chăng nữa thì cũng phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc là không thực hiện để hợp đồng bị vô giá trị. Chính vì thế, nhà đầu tư có thể bán/không bán và mua/không mua trong giao dịch để chốt lời hay cắt lỗ.

Đây cũng là thời điểm để các nhà đầu tư nắm được kết quả giao dịch hợp đồng phái sinh có hiệu quả không. Dựa theo dữ liệu thống kê vào năm 2017 cho đến hiện tại, các phiên ATC luôn có sự biến động tăng giảm đột ngột, các mã giao dịch trên sàn luôn chênh lệch nhiều so với phiên trước ATC và chủ yếu là giảm.

Ví dụ: Vào quý I năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra 3 phiên giao dịch đáo hạn. Mã VN30 F2201 có lịch đáo hạn phát sinh vào ngày 01/2022, ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2021 và cuối cùng vào 21/01/2022. 

Ở giai đoạn đầu thị trường không có nhiều sự biến động hay thay đổi. Nhưng kể từ ngày 15/12/2021 thì thị trường dần trở nên sôi động hơn và đến ngày 19/01/2022 (trước ngày đáo hạn 2 ngày), thị trường bắt đầu sụt giảm mạnh.

XEM THÊM: Chia sẻ từ A – Z về tài khoản thu phí thường niên là gì?

Qua bài này, supperclean.vn hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngày đáo hạn phái sinh là gì? Từ đó đưa ra được chiến lược đầu tư thông minh, hiệu quả trong tháng nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *