Dành hay giành? Tranh dành hay tranh giành? Đâu là từ viết đúng

Bạn đang phân vân không biết nên dùng từ dành hay giành cho đúng chính tả? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây để có đáp án chính xác nhất nhé!

Dành hay giành viết đúng chính tả? 

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy, sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viết sai chính tả đa số người Việt. Trong đó, phải kể đến lỗi dùng sai giữa “dành” và “giành”. Vậy dành hay giành là từ viết đúng chính tả? 

dành hay giành
Giành hay dành viết đúng?

Thực chất, về mặt ngữ nghĩa, “dành” và “giành” là 2 từ đồng âm. Chúng đều viết đúng chính tả và có ý nghĩa cụ thể tùy từng ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là ý nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của 2 từ này:

Dành là gì?

Dành là một động từ, có nghĩa là cất giữ, giữ lại một cái gì đó để dùng sau hoặc để riêng cho ai đó. 

Ví dụ: 

  1. Cô ấy để dành chiếc bánh cho em gái.
  2. Tất cả tình này anh đều dành cho em.
  3. Tôi thường dành ngày nghỉ để về quê thăm bố mẹ. 
  4. Tôi dành quá nhiều thời gian của mình cho những thứ vô bổ. 
  5. Hãy dành nhiều thời gian cho gia đình khi chúng ta còn có thể.

Bài viết tham khảo: Dùng bổ sung hay bổ xung mới đúng? Hướng dẫn phân biệt và sủa dụng

Giành là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, “giành” vừa giữa chức vụ là động từ, vừa giữa chức vụ là danh từ. 

Khi là động từ, “giành” là từ dùng để chỉ hành động cố dùng hết sức lực để đoạt lấy, lấy về một thứ không thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc quyền sở hữu của bản thân nhưng bị người khác chiếm đoạt. Để giành lấy được, chúng ta mất rất nhiều công sức, thời gian, thậm chí là tiền bạc,…  

Ví dụ: 

  1. Cô ấy đã giành phần thắng trong cuộc thi này!
  2. Nó cố giành lấy con búp bê dù không phải của mình. 
  3. Sau khi ông cụ mất, con cháu trong nhà thi nhau tranh giành tài sản. 
  4. Xin chúc mừng, cậu đã “giành” được vị trí Tổng Giám Đốc khu vực từ tay lão già xảo trá đó!
  5. Thị trường phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp thi nhau tranh giành thị phần!
  6. Năm con hổ đang giành nhau miếng mồi. 
  7. Đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho người dân. 
  8. Chúc mừng cậu đã giành giải nhất trong cuộc thi này nhé!

Ngoài ra, trong một số trường hợp, “giành” còn mang ý nghĩa là tranh để làm một việc gì đó. 

Ví dụ: 

  1. Tôi chưa kịp lên tiếng thì cô ấy đã giành phần nói trước. 
  2. Đã không biết nhưng vẫn cố giành bằng được. 

Khi là danh từ, “giành” là đồ vật được đan khít bằng tre nứa hoặc cỏ tranh có phần đáy phẳng và thành cao. Chúng được dùng để đựng đồ vật khi đi làm đồng. 

cái giành
Hình ảnh cái giành

Giải đáp câu hỏi thắc mắc nên dùng dành hay giành

Dành dụm hay giành dụm đúng? 

Trong 2 từ trên, “dành dụm” là từ viết đúng chính tả. Nó có nghĩa là gom góp, tích cóp từ tý để dành, tích tiểu thành đại. Từ đồng nghĩa với “dành dụm” là tiết kiệm. 

Ví dụ: Cô ấy đã dành dụm tiền mấy năm trời để mua căn nhà đó. 

Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? 

Đó là từ “giành chiến thắng”, chỉ việc chúng ta đã cố gắng, nỗ lực hết sức mình để giành phần thắng trong một cuộc thi hoặc một cuộc chiến nào đó. 

Ví dụ: Trong cuộc chiến đầy cam go ấy, chúng ta đã rất nỗ lực để giành phần thắng. 

Dành hay giành thời gian là đúng?

Giành hay dành thời gian? Đó từ cụm từ “dành thời gian”, có nghĩa là ta dùng thời gian để là một công việc nào đó.

Ví dụ: Tôi dành thời gian cuối tuần để xả stress, áp lực công việc. 

Dành hay giành sự quan tâm? 

Đó là từ “dành sự quan tâm”, có nghĩa là bạn dành hết sự quan tâm, chú ý của mình dành cho một người hoặc một công việc nào đó. 

Của để dành hay giành là đúng? 

Từ “của để dành” là từ viết đúng chính tả. Nó có nghĩa là số tài sản mà chúng ta tích góp, tiết kiệm để sử dụng sau này hoặc để dùng vào những sự cố bất ngờ xảy ra trong tương lai. 

Người Việt ta thường quan niệm rằng: “Con cái là “của để dành” của cha mẹ”. Bởi cha mẹ nuôi con cái trưởng thành để sau này, con cái sẽ phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

Bài viết tham khảo: Tình bằng hữu là gì? Ý nghĩa tử tình bằng hữu, hữu hảo, chiến hữu

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã biết được chữ dành hay giành là đúng rồi phải không? Hãy dùng ‘dành” và “giành” đúng hoàn cảnh, đúng ngữ cảnh cụ thể để tránh những hiểu lầm không đáng có xảy ra nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *