ATM – loại thẻ mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống nên được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thẻ sẽ phát sinh một số loại phí như phí thường niên, phí duy trì tài khoản… Vậy tài khoản thu phí thường niên là gì? Có cách nào miễn hay giảm phí thường niên không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại phí này nhé!
Contents
Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Phí thường niên là gì?
Phí thường niên chính là mức phí mà ngân hàng sẽ thu từ khách hàng hằng năm; để đảm bảo duy trì việc sử dụng các dịch vụ cũng như tính năng có liên quan đến thẻ. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục mở thẻ ATM thì cũng là lúc bắt đầu tính phí thường niên cho khách hàng.
Đối với thẻ ghi nợ nội địa thì ngân hàng sẽ thu phí thường niên bằng cách trừ tiền trực tiếp vào tài khoản. Nếu như tài khoản không đủ số dư thì ngân hàng sẽ thu phí vào lần tiếp theo. Riêng với thẻ tín dụng thì phí thường niên sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí.
Về mức phí thường niên thì phụ thuộc vào loại thẻ mà khách hàng sử dụng, các ngân hàng sẽ có các quy định khác nhau đối với từng loại thẻ:
- Thẻ nội địa: Mức phí thường niên dao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng.
- Thẻ thanh toán quốc tế: Hầu hết thì các ngân hàng áp dụng mức phí 100.000 đồng đối với thẻ thường; với thẻ có giá trị cao hơn thì mức phí có thể lên đến 500.000 đồng.
- Thẻ tín dụng: Phí thường niên của thẻ tín dụng thường sẽ cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Đi kèm với đó là khách hàng sẽ được nhận nhiều ưu đãi hơn so với thẻ thông thường.
Mặc dù, mức phí nằm trong khoảng trên tuy nhiên với chiến lược cạnh tranh như hiện nay thì nhiều ngân hàng đã có chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mở thẻ như: không thu phí thường niên đối với một số loại thẻ ATM nhất định.
Trong trường hợp mà khách hàng chỉ mở thông tin tài khoản mà không sử dụng thẻ thì sẽ không cần phải đóng phí thường niên. Lúc này, khách hàng chỉ có thể thực hiện được các giao dịch online mà không sử dụng thẻ để quẹt khi thanh toán hay rút tiền mặt được.
Phí thường niên có khác phí duy trì tài khoản?
Không ít người nhầm lẫn về phí thường niên và phí duy trì tài khoản. Tuy nhiên đây là 2 loại phí khác nhau, cụ thể:
- Phí thường niên: Nhằm duy trì dịch vụ khi dùng thẻ và nó được thu hàng năm, phí này có thể gọi là phí bắt buộc. Một khi khách hàng kích hoạt thẻ ATM hay thẻ tín dụng thì bạn sẽ phải trả khoản phí thường niên này để đảm bảo việc duy trì thẻ ngay cả khi bạn không sử dụng thẻ.
- Phí duy trì tài khoản: Nhằm để quản lý tài khoản và chỉ bị trừ hàng tháng nếu như số dư trong tài khoản của khách hàng ở dưới mức quy định. Mức quy định về số dư này ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Do đó bạn chỉ cần duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản theo như quy định của ngân hàng là bạn không phải tốn phí duy trì tài khoản.
Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Tài khoản thu phí thường niên chính là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản của thẻ tín dụng, số tài khoản của thẻ thanh toán…Việc đóng phí thường niên này sẽ giúp cho khách hàng có thể thực hiện được giao dịch gửi tiền, chuyển tiền hay nhận tiền một cách nhanh chóng.
Số tài khoản sẽ được ngân hàng cung cấp khi mà khách hàng đăng ký làm thẻ ATM. Khi nhận thẻ thì khách hàng sẽ phát một phong bì và bên trong có ghi đầy đủ thông tin về tài khoản kèm theo mã pin. Ngân hàng sẽ trừ tiền trực tiếp thông qua số tài khoản khi mà khách hàng sử dụng dịch vụ.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản tài khoản thu phí thường niên là gì? Nó chính là tài khoản mà mỗi năm ngân hàng sẽ trừ tiền trực tiếp để chi trả cho việc duy trì các tính năng của thẻ. Mỗi ngân hàng cũng sẽ có quy định về các số tài khoản thu phí thường niên khác nhau.
XEM THÊM: Cách vẽ biểu đồ đường và một số thông tin liên quan| Bài tập môn Địa Lý
Phí thường niên sẽ thu khi nào?
Phí thường niên được áp dụng ngay từ thời điểm mà khách hàng đăng ký mở thẻ. Khoản phí này sẽ được thu mỗi năm một lần. Cách thức thu phí đối với từng loại thẻ như sau:
- Đối với thẻ ghi nợ, thẻ trả trước (nội địa và quốc tế): Phí thường niên sẽ được trừ trực tiếp vào thẻ ngân hàng. Trường hợp mà thẻ không còn tiền khi đến kỳ thu phí, ngân hàng sẽ thu ngay vào thời điểm nạp tiền tiếp theo.
- Đối với thẻ tín dụng: Phí thường niên sẽ được trừ vào hạn mức thẻ và được tính là một giao dịch trong năm.
Cách tra cứu phí thường niên nhanh nhất
Tra cứu trực tiếp tại quầy giao dịch
Giao dịch viên tại các quầy giao dịch của ngân hàng sẽ hỗ trợ các vấn đề mà bạn cần trợ giúp; trong đó có bao gồm cả việc tra cứu số tài khoản thu phí thường niên.
Khi đến ngân hàng thì bạn cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng. Bạn đến chi nhánh gần nhất của ngân hàng mà bạn đang giao dịch và yêu cầu giao dịch viên tra cứu tài khoản thu phí thường niên của bạn là được.
Tuy nhiên, với cách thức này thì bạn sẽ phải đến ngân hàng trong thời gian ngân hàng làm việc. Vì vậy mà bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian bởi lượng khách hàng giao dịch tại quầy là khá đông.
Gọi trực tiếp tổng đài CSKH của ngân hàng
Trong trường hợp mà bạn không thể đến quầy giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng ở xa thì bạn có thể liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để được trợ giúp.
Bạn sẽ cung cấp các thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân còn giá trị sử dụng cho nhân viên tiếp nhận cuộc gọi và yêu cầu họ tra cứu. Số tổng đài của một số ngân hàng phổ biến như sau:
- Tổng đài của ngân hàng BIDV: 1900 9247
- Tổng đài của ngân hàng Agribank: 1900558818
- Tổng đài của ngân hàng Techcombank: 024 3944 6699/1800 588 822
- Tổng đài của ngân hàng Vietinbank: (+84) 24 3941 8868/1900 558 868
- Tổng đài của ngân hàng HSBC: (84 28) 37 247 247
- Tổng đài của ngân hàng Vietcombank: 1900545413
- Tổng đài của ngân hàng Eximbank: 18001199
- Tổng đài của ngân hàng MB bank: 1900 545 426
XEM THÊM: Flash AI là gì? Sự thật về cuộc gọi Flash AI bạn nên biết
Kiểm tra bằng SMS Banking
Nếu như bạn đăng ký dịch vụ SMS Banking thì khi bạn thực hiện bất kỳ giao dịch nào khiến số dư trong tài khoản của bạn bị biến động thì bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ ngân hàng. Nội dung tin nhắn này sẽ bao gồm các thông tin có liên quan đến giao dịch và bạn có thể tra cứu tài khoản thu phí thường niên tại đó.
Tra cứu thông qua dịch vụ Internet Banking
Cách thức này khá đơn giản và tiện lợi nếu như khách hàng tải và sử dụng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng. Bạn chỉ cần truy cập tài khoản của mình tại ứng dụng và chọn mục tài khoản để tra cứu là được.
Tra cứu tại trụ ATM
Bạn có thể tra cứu tài khoản thu phí thường niên của mình tại trụ ATM của các ngân hàng. Bạn chỉ cần đưa thẻ ngân hàng vào máy ATM theo chiều mũi tên ở trên thẻ rồi lựa chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt. Tiếp đến bạn bấm mật khẩu và lực chọn tính năng tham vấn số dư. Khi đó, thông tin tài khoản thu phí thường niên của bạn sẽ được hiện lên màn hình và bạn có thể xem hoặc là lưu lại bằng cách chụp ảnh hoăc in biên lai…
Cách giảm phí thường niên
Để duy trì bất kỳ một dịch vụ nào của thẻ thì việc bị tính phí thường niên là điều đương nhiên. Tuy nhiên, để giảm bớt phí thường niên thì các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Sử dụng thẻ của những ngân hàng có chính sách ưu đãi phí thường niên
Hiện nay nhiều ngân hàng đã ra ưu đãi miễn phí thường niên từ 1 cho đến 2 năm cho khách hàng mở thẻ tại ngân hàng đó. Đặc biệt đối với thẻ tín dụng thì bạn có thể lựa chọn những ngân hàng có chính sách ưu đãi này để giảm phí thường niên của thẻ.
Tận dụng các chương trình khuyến mãi
Để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng thì nhiều ngân hàng đã có những chương trình khuyến mãi lên tới 70% dành cho khách hàng mới (đặc biệt là đối với khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng). Vì vậy mà khi phát hiện có chương trình khuyến mãi của ngân hàng thì bạn hãy tận dụng ngay để giảm bớt phí thường niên nhé.
Chọn thẻ tích điểm thưởng
Để giúp khách hàng có thể giảm bớt phí thường niên thì nhiều ngân hàng đã đưa ra chính sách tích lũy điểm thưởng đổi lấy phí thường niên như TPBank, HSBC… Tức là khi dùng thẻ để chi tiêu càng nhiều thì bạn sẽ có càng nhiều điểm thưởng. Số điểm thưởng này sẽ được ngân hàng quy đổi thành phí thường niên cho năm tiếp theo sử dụng.
Như vậy bạn đã biết tài khoản thu phí thường niên là gì rồi đúng không nào? Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách tận dụng các ưu đãi, chính sách khuyến mãi để được giảm phí thường niên nhé!