Di sản văn hóa là gì? Những ví dụ cụ thể về di sản văn hóa

Di sản văn hóa là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp và đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc, quốc gia. Vậy di sản văn hóa là gì? Có những loại di sản văn hóa nào? Toàn bộ thông tin sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây nhé!

Di sản văn hóa là gì?

Chương trình GDCD lớp 7 và nhiều tài liệu pháp luật đã đưa ra khái niệm di sản văn hóa là gì như sau: 

Di sản văn hóa là các sản phẩm vật chất, tinh thần mang giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học, địa lý được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Di sản văn hóa là biểu hiện lối sống của một cộng động, do cộng đồng đó sáng tạo nên và truyền lại cho các thế hệ sau. 

Di sản văn hóa là các giá trị truyền thống tạo nên nét đặc trưng riêng của một quốc gia
Di sản văn hóa là các giá trị truyền thống tạo nên nét đặc trưng riêng của một quốc gia

Di sản văn hóa được xem là sản phẩm của quá khứ, phản ánh và thể hiện các giá trị, tri thức,… mang tính truyền thống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giá trị văn hóa đã bị lãng quên, nó vẫn được các thế hệ sau gìn giữ và không ngừng phát huy. 

Di sản văn hóa Việt Nam là gì?

Di sản văn hóa Việt Nam là các di sản có giá trị của dân tộc Việt. Mỗi di sản đều là những “chiếc thuyền” trở nền văn hóa được cha ông ta tích lũy đến với cuộc sống hiện đại. Chúng giúp thế hệ trẻ thấy được các giá trị truyền thống, trí tuệ, phong tục tập quán,… của lớp người đi trước. Đồng thời giúp chúng ta thêm yêu quý và tự hào hơn về quê hương, đất nước.  

Ví dụ về di sản văn hóa 

Tại Việt Nam, chúng ta có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận như:

  • Phố cổ Hội An (Quảng Nam): Đây là một đô thị cổ xưa được xây dựng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 với lối kiến trúc giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Hội An được UNESCO ghi tên vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 1999.
  • Cố đô Huế (Huế): Cố đô Huế là công trình kiến trúc tráng lệ do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều kiệt tác nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, Tử Cấm Thành, Hiển Lâm Các,… Cố đô Huế được UNESCO ghi tên vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 1993. 
  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Đây là nơi lưu giữ nền văn hóa của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam như Đinh, Tiền Lê, Lê, Trần, Lý. Công trình này được UNESCO công nhận vào năm 2009, đúng dịp tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. 
  • Thành nhà Hồ (Thanh Hóa): Đây là công trình thành lũy bằng đá duy nhất còn sót tại Đông Nam Á với lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc. Thành nhà Hồ được ghi tên vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011.
  • Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam): Sở hữu hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo từ những viên gạch nung cắt khối xếp chồng lên nhau. Thánh địa Mỹ Sơn nằm sâu trong rừng, tách biệt với thế giới bên ngoài, làm tăng thêm nét huyền bí và ma mị. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1995. 
  • Quần thể thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình): Đây là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 2014. Quần thể thắng cảnh Tràng An là di sản hỗn hợp duy nhất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và địa chất. 
Hoàng Thành Thăng Long 
Hoàng Thành Thăng Long

Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cấp quốc gia như:

  • Ca Huế, ca Trù
  • Dân ca quan họ Bắc Ninh
  • Hát đúm Thủy Nguyên 
  • Hát xoan Phú Thọ
  • Hò Đồng Tháp
  • Hội gióng
  • Nhã nhạc cung đình Huế
  • Lễ hội Bạch Đằng
  • Lễ hội Cổ Loa,…

Các loại di sản văn hóa

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Cụ thể như sau:

Di sản văn hóa vật thể là gì?

Di sản văn hóa vật thể là các sản phẩm vật chất có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học. Gồm có:

  • Các di tích lịch sử, văn hóa
  • Cổ vật, di vật và các bảo vật quốc gia
  • Danh lam thắng cảnh 

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa phi vật thể là các giá trị tinh thần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, trình diễn, truyền nghề,… 

Những di sản văn hóa phi vật thể gồm có:

  • Chữ viết, tiếng nói
  • Phong tục tập quán
  • Tín ngưỡng
  • Nghề thủ công
  • Lễ hội truyền thống
  • Tri thức, kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất, đối nhân xử thế, ẩm thực, trang phục, y học cổ truyền,…
  • Nghệ thuật trình diễn dân gian
  • Các tác phẩm văn học được lưu truyền bằng chữ viết hoặc truyền miệng. 
Hát xoan Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Việt Nam
Hát xoan Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Việt Nam

Vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa là gì?

  • Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống quý báu của một dân tộc
  • Thể hiện nét đẹp riêng của nền văn hóa mỗi quốc gia, sắc tộc. Từ đó, góp phần tạo nên sự đa dạng và giàu có cho nền văn hóa nhân loại. 
  • Là động lực để phát triển ngành công nghiệp không khói (du lịch), góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Đồng thời tạo sự kết nối và đa dạng hóa các tuyến du lịch xuyên quốc gia. 

Các hành vi bị cấm đối với di sản văn hóa

  • Chiếm đoạt danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa – lịch sử.
  • Hủy hoại hoặc có hành vi hủy hoại di sản văn hóa.
  • Làm sai lệch thông tin, giá trị của di sản văn hóa.
  • Đào bới địa điểm khảo cổ trái phép
  • Trao đổi, mua bán và vận chuyển các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quốc gia. 
  • Đưa bảo vật, cổ vật quốc gia ra nước ngoài trái phép. 
  • Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa để trục lợi, thực hiện hoạt động mê tín dị đoan và nhiều hành vi trái pháp luật khác. 

Các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là gì?

Các biện pháp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Các biện pháp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo vệ di sản văn hóa là gì? Bảo vệ hay bảo tồn di sản văn hóa là các nỗ lực nhằm bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại của di sản theo đúng dạng thức vốn có của chúng. Trong quá trình hội nhập như hiện nay, việc bảo vệ các di sản là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa:

– Tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ di sản:

  • Nâng cao nhận thức của cá nhân, tập thể về giá trị của di sản văn hóa
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa.

– Đầu tư cơ sở vật chất:

  • Đầu tư cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu di sản
  • Đầu tư vốn để bảo tồn di sản
  • Nâng cao chất lượng nhân sự nhằm quản lý di sản tốt nhất.

– Tăng cường hàng rào pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa:

  • Ban hành các điều luật liên quan để bảo tồn giá trị văn hóa
  • Xử lý nghiêm minh các vi phạm trong quá trình khai thác giá trị di sản văn hóa
  • Đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di sản văn hóa. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi theo em di sản văn hóa là gì lịch sử 10. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích và có giá trị cho quý bạn đọc! Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *