Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS là gì? Cách làm MSDS

MSDS được áp dụng cho các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm như ăn mòn, hàng hóa có mùi, ch.áy n.ổ,… khi vận chuyển và sử dụng. Vậy MSDS là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu qua thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

MSDS là gì?

MSDS là gì? Đây là viết tắt của cụm tiếng Anh Material Data Safety Sheets; có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Văn bản này sẽ chỉ ra những dữ liệu liên quan đến thuộc tính của một hóa chất nào đó đi liền với sản phẩm. 

Bảng MSDS ra đời nhằm thông báo cho những người tiếp xúc hoặc phải làm việc với hóa chất đó cần thực hiện theo đúng trình tự an toàn cũng như đưa ra cách xử lý cần thiết nếu không may gặp sự cố. 

msds là gì
Bảng MSDS mẫu

Bài viết tham khảo: FMCG là gì? ngành FMCG và xu hướng phát triển thị trường tại VN

MSDS thường được sử dụng với những loại mặt hàng nào?

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS được áp dụng chủ yếu với các mặt hàng có khả năng gây ng.uy hi.ểm trong quá trình vận chuyển như: hóa chất đ.ộc h.ại, dễ bị ăn mòn, dễ gây ch.áy n.ổ,… Các đặc tính nguy hiểm của sản phẩm sẽ được kê khai trên MSDS giúp người vận chuyển hàng hóa biết và cẩn thận hơn khi sắp xếp hoặc biết cách xử lý nếu có sự cố xảy ra. 

Bên cạnh đó, với các thực phẩm chức năng, thực phẩm dạng lỏng/ dạng bột, mỹ phẩm tuy không được xếp trong nhóm hóa chất nguy hiểm nhưng khi vận chuyển qua đường hàng không, cơ quan Hải Quan vẫn yêu cầu phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) để họ xác định xem thành phần của những sản phẩm đó có thực sự là an toàn cho người dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp không rồi mới đồng ý cho qua. 

msds là gì
MSDS dùng cho những mặt hàng nguy hiểm hoặc thuộc diện nguy hiểm

Vai trò của MSDS là gì?

  • Đảm bảo an toàn trong quá trình xếp hàng hóa. Trong trường hợp gặp sự cố thì việc xử lý cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn do mọi thông tin liên quan đến hóa chất đã được ghi rất kỹ trên bảng. 
  • Cung cấp thông tin cảnh báo về các mối ng.uy h.iểm có thể xảy ra nếu người dùng không tuân thủ theo đúng quy trình trong quá trình sử dụng. 
  • Cung cấp thông tin để người lao động sử dụng hóa chất/ vật liệu một cách an toàn.  
  • Cung cấp thông tin ứng cứu trong trường hợp không may xảy ra sự cố. 

Trách nhiệm của các bên liên quan trong MSDS

Nhà cung cấp, người xuất khẩu

Về phía người xuất khẩu phải cung cấp đầy đủ thông tin MSDS về hàng hóa thuộc diện nguy hiểm hoặc cảnh báo nguy hiểm trước khi bán hoặc xuất khẩu. 

Tùy từng mặt hàng sẽ có nội dung bảng chỉ dẫn khác nhau nhưng phải đảm bảo cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về mức độ độc hại, nguy hiểm của hàng hóa. Đặc biệt, thời hạn của MSDS không được phép quá 3 năm trước ngày hàng hóa được nhập khẩu/ xuất khẩu. 

Người nhập khẩu

Người nhập khẩu phải đảm bảo chắc chắn nhận đúng bản gốc MSDS từ phía nhà cung cấp. Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý về thời gian của các bản cập nhật, các thay đổi phải được cập nhật ít nhất trước 90 ngày và khoảng 3 năm 1 lần. 

Sau đó, người nhập khẩu có in thêm các bản sao hoặc bổ sung thông tin lên bản sao để người sử dụng dễ hiểu hơn và hạn chế tối đa các rủi ro. 

Người sử dụng

Phải nắm rõ và tuân thủ các quy định, hướng dẫn được nêu ra trong bảng chỉ dẫn để tiếp xúc với sản phẩm một cách an toàn, hạn chế sự cố cũng như biết cách xử lý sự cố kịp thời. 

Nội dung của bảng MSDS tiếng Việt gồm những gì?

Theo quy định, MSDS form đầy đủ sẽ bao gồm các thông tin sau: 

* Thông tin về MSDS: Bao gồm thông tin của người viết, người lập bảng, thời gian lập bảng, thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, email,…)

* Thông tin về sản phẩm: 

  • Tên hàng hóa/ sản phẩm chứa hóa chất, tên hóa chất, công thức phân tử, thông tin về trọng lượng của phân tử. 
  • Thông tin khác như: Dữ liệu để nhận dạng sản phẩm, số Hotline/ đường dây nóng, địa chỉ nhà máy.
bảng chỉ dẫn an toàn hoa chất
Ví dụ về bảng MSDS Acetone

* Các thành phần hóa học độ.c h.ại: Tên hóa chất, nồng độ cồn, nồng độ chất độc, công thức, phản ứng hóa học của chất đó,… 

* Cách tính chất vật lý của sản phẩm

  • Thuộc tính: màu sắc, biểu hiện, mùi vị, trọng lượng, áp suất, tỷ trọng, khả năng bay hơi, phản ứng lưu trữ, nhiệt độ,…
  • Đặc biệt chú ý các thông tin như: độ nhớt, điểm bắt lửa, điểm dễ cháy,… 

* Nguy cơ gây ch.áy n.ổ

  • Trình bày đầy đủ thông tin về mức độ ng.uy hi.ểm của sản phẩm. Cho biết các hóa chất đó dễ bén lửa trong điều kiện nhiệt độ như thế nào. 
  • Hướng dẫn và giới thiệu những công cụ có thể xử lý ch.áy n.ổ, bảo vệ an toàn cho người dùng. 

* Dữ liệu về phản ứng hóa học

  • Cung cấp thông tin về các chất hóa học này sẽ xảy ra phản ứng trong điều kiện độ ẩm, nhiệt độ thay đổi như thế nào hoặc khi tiếp xúc với các hóa chất khác. 
  • Hướng dẫn cách bảo quản sản phẩm để không xảy ra các phản ứng gây ng.uy hi.ểm đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. 

* Dữ liệu về thuộc tính g.ây đ.ộc

  • Cung cấp thông tin về sự nguy hiểm cũng như tác hại của hóa chất khi cơ thể con người tiếp xúc hoặc sử dụng không đúng quy trình. 
  • Đưa ra các giới hạn phơi nhiễm hay nồng độ chất độc có thể tiếp xúc an toàn mà không gây ảnh hưởng đến sứ.c kh.ỏe con người như: TWA (Là thời gian trung bình cho phép người dùng có thể tiếp xúc trong một ngày), STEL (giới hạn ph.ơi nhiễ.m ngắn và người dùng chỉ được tiếp xúc tối đa trong khoảng 15 phút),…

* Biện pháp phòng ngừa

  • Nêu rõ quy trình và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm. 
  • Nêu rõ cách bảo quản, lưu trữ sản phẩm phù hợp, đúng tiêu chuẩn.
  • Hướng dẫn cách xử lý khi hóa chất bị tràn theo đúng quy định về xử chất thải. 

* Biện pháp sơ cứ.u: Hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu về biện pháp sơ cứ.u, khắc phục và giải quyết sự cố. 

Ai là người có có trách nhiệm làm MSDS?

Theo quy định, MSDS hóa chất sẽ do phía người gửi hàng là cá nhân, công ty phân phối, công ty sản xuất,… (được gọi chung là shipper) cung cấp để khai báo. 

Một mẫu MSDS hoàn chỉnh yêu cầu phải đảm bảo chính xác các thông tin từ tên gọi sản phẩm, độ ch.áy, độ sôi, thành phần,…. và đáp ứng các yêu cầu khi thực hiện vận chuyển. 

Đặc biệt, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cần phải có mộc tròn của công ty phân phối, công ty sản xuất hoặc cá nhân gửi có vai trò pháp lý. Trong trường hợp các thông tin cung cấp trên MSDS không trùng khớp với thông tin trên sản phẩm thì người gửi hàng sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt hành chính.

bảng hướng dẫn an toàn hóa chất
Ai là người có trách nhiệm làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất?

Vậy làm MSDS ở đâu? Cách làm MSDS như thế nào? Việc làm hồ sơ khai báo được quy định tại Thông tư số 40/2011/TT – BCT của Bộ Công Thương. Bạn có thể đến trực tiếp phòng Văn thư của Cục Hóa Chất để được hỗ trợ cũng như hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. 

Cách tìm MSDS của hóa chất

Đây là một câu hỏi được rất nhiều quan tâm khi muốn biết thông tin chi tiết về tính chất hóa học hay công thức hóa học,…. của hóa chất. Để có thể tra cứu được, chúng ta thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Truy cập vào link https://www.sciencelab.com/msdsList.php. 
  • Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F rồi nhập tên hóa chất cần tìm vào. 
  • Bước 3: Download tài liệu đó về máy và đổi thành đuôi .pdf. 
  • Lưu ý: Để cho dễ tiếp cận và dễ đọc, nên dịch ra tiếng Việt. 

Ví dụ, tìm ethanol MSDS, bạn sẽ làm như sau: 

  • Truy cập vào được link trên.
  • Nhấn phím Ctrl + F rồi nhập từ khóa “ethanol” vào. Tài liệu về hóa chất này sẽ xuất hiện. 
  • Tải về máy và sử dụng. 

Tương tự, nếu bạn muốn tìm MSDS NaOH, MSDS H2SO4, MSDS Acetone hay bất kỳ hóa chất nào thì chỉ cần thực hiện theo các bước trên là được.

Bài viết tham khảo: ASMR là gì? Tại sao có thể khiến con người có cảm giác cực khoái

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về MSDS là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ thêm thông tin, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *