Muối trung hòa là một nội dung kiến thức quan trọng về muối trong chương trình Hóa học lớp 8. Vậy muối trung hòa là gì? Làm cách nào để nhận biết được muối trung hòa? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn ôn luyện trong bài viết dưới đây!
Contents
Muối trung hòa là gì? Cho ví dụ minh họa
Muối trung hòa là loại muối mà anion gốc axit không chứa hidro có khả năng phân li ra ion H+. Hay nói cách khác, muối trung hòa là loại muối mà gốc axit không chứa nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, KCl,…
Một số loại muối còn hidro nhưng vẫn là muối trung hòa. Bởi gốc axit của chúng không có khả năng phân li ra ion H+. Ví dụ như Na2HPO3, NaH2PO2,…..
Các tính chất hóa học của muối
Tác dụng với kim loại
Muối khi tác dụng với kim loại sẽ hình thành kim loại mới và muối mới. Tuy nhiên, phản ứng chỉ xảy ra khi kim loại tham gia mạnh hơn so với kim loại có trong hợp chất muối.
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (kết tủa)
Tác dụng với axit
Muối khi phản ứng với axit sẽ hình thành axit mới và muối mới. Axit mới tạo thành phải yếu hơn so với axit tham gia phản ứng. Đồng thời, muối mới sẽ không tan trong dung dịch mới tạo thành.
Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4 (kết tủa)
Tác dụng với muối
Hai muối có thể phản ứng với nhau và hình thành nên 2 muối mới. Tuy nhiên, để phản ứng xảy ra cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Muối tham gia là muối tan
- Muối tạo thành buộc phải có kết tủa
Ví dụ: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (kết tủa)
Tác dụng với bazơ
Muối tác dụng với bazơ sẽ hình thành muối mới và bazo mới.
Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
Phản ứng thủy phân
Một số muối có thể thủy phân trong nhiệt độ cao như KMnO4, CaCO3, KClO3,…
Ví dụ:
2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2
2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Cách nhận biết muối trung hòa là gì?
Nhận biết dựa vào gốc axit
Muối | Đặc điểm |
Muối clorua: Sử dụng AgNO3 | Muối clorua khi kết hợp với dung dịch AgNO3 sẽ tạo ra kết tủa trắng. Phương trình:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 |
Muối sunfat: Thường dùng dung dịch muối bari hoặc Ba(OH)2 | Muối sunfat khi tác dụng với dung dịch muối bari hoặc bazo Ba(OH)2 sẽ hình thành kết tủa trắng.
Phương trình phản ứng: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl |
Muối photphat: Dung dịch AgNO3 | Muối photphat tác dụng với dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng. Phương trình minh họa là:
Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3 |
Muối nitrat: Dùng axit loãng (H2SO4, HCl) hoặc kim loại Cu | Phản ứng này sẽ tạo ra khí không màu và hóa nâu trong không khí. Dung dịch sau khi phản ứng sẽ có màu xanh.
3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl +4H2O 2NO +O2 → 2NO2 |
Dung dịch muối sắt (III): Dùng các dung dịch kiềm như KOH, NaOH,… | Phản ứng này sẽ tạo ra kết tủa có màu đỏ nâu.
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (màu đỏ nâu) + 3NaNO3 |
Dung dịch muối sắt (II): Dùng các dung dịch kiềm như KOH, NaOH,… | Phản ứng cũng tạo ra kết tủa nhưng có màu trắng xanh.
FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl |
Dung dịch muối sắt (I): Dùng các dung dịch kiềm như KOH, NaOH,… | Phản ứng tạo ra kết tủa có màu xanh lam.
CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 |
Dung dịch muối magie: Dùng các dung dịch kiềm như KOH, NaOH,… | Tạo ra kết tủa có màu trắng.
MgCl2+ 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl |
Một số cách nhận biết muối trung hòa khác
- Muối trung hòa được tạo bởi gốc axit yếu + kim loại mạnh => Khi thủy phân sẽ tạo ra môi trường dung dịch có tính kiềm làm quỳ tím chuyển màu xanh. Ví dụ: K2S, CH3COONa,…
- Muối trung hòa được tạo bởi gốc axit mạnh + kim loại yếu/ amoni => Khi thủy phân sẽ tạo ra môi trường có tính axit làm quỳ tím chuyển đỏ. Ví dụ như ZnBr2, Fe(NO3)3,…
- Muối trung hòa tạo bởi gốc axit mạnh + kim loại mạnh => Không thủy phân vẫn tạo ra môi trường trung tính, không làm biến đổi màu của quỳ tím. Ví dụ: KI, NaCl,…
- Muối trung hòa được tạo bởi gốc axit yếu + kim loại yếu => Khi thủy phân không thể xác định ngay được tính chất của môi trường.
Như vậy, các bạn đã nhận biết được muối trung hòa là gì rồi phải không? Vậy thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số vai trò và ứng dụng của muối trung hòa trong phần tiếp theo nhé!
Vai trò của muối trung hòa là gì?
- Trung hòa axit hoặc bazo trong quá trình xử lý nước, sản xuất, chế biến để nước đạt được độ pH mong muốn.
- Cân bằng độ pH của các dung dịch có trong cơ thể, đảm bảo các quá trình hóa học diễn ra đạt hiệu quả nhất.
- Trung hòa các khoáng chất như canxi, natri, magie,… Đây đều là các khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể.
- Giữ nước trong cơ thể, cân bằng điện giải giữa các tế bào,…
So sánh muối axit và muối trung hòa
Muối axit | Muối trung hòa | |
Bản chất | Đây là loại muối mà amino gốc axit có hidro có khả năng phân li ra H+ | Đây là loại muối mà amino gốc axit không còn hidro hoặc vẫn còn nhưng không có khả năng phân li ra H+ |
Ví dụ | KHSO4, NaHCO3,…. | KCl, Na2SO4,…. |
Cách gọi tên | Tên kim loại + hidro + tên gốc axit
Ví dụ: Natri hidro photphat (NaH2PO4) |
Tên kim loại + tên gốc axit (at, ua, it)
Lưu ý: Gọi kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị. Ví dụ: Natri cacbonat (Na2CO3), sắt (III) nitrat (Fe(NO3)3) |
Một số bài tập minh họa
Ví dụ 1: Muối đồng (II) sunfat có thể phản ứng được với các nhóm nào dưới đây:
- Al, AgNO3, H2SO4, Ca(OH)2
- BaCl2, Al, NaOH, Fe
- Fe, CO2, H2SO4, NaOH
=> Chọn đáp án b.
Ví dụ 2: Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 3.36 lít khí (trong điều kiện tiêu chuẩn). Hãy xác định khối lượng Na2CO3 đã sử dụng?
Lời giải:
Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Khí thu được là khí CO2.
Theo đề bài, số mol khí CO2 là: nCO2 = 3.36/22.4 = 0.15 mol
Theo phương trình, ta có:
nNa2CO3 = nCO2 = 0.15 mol
=> Khối lượng Na2CO3 đã sử dụng là:
mNa2CO3 = 0.15 x 106 = 15.9 (g)
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức lý thuyết về muối trung hòa là gì. Supperclean.vn hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nguồn thông tin tham khảo hữu ích! Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc thì hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!