OCD là gì? Những điều cần biết về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay OCD là căn bệnh tâm lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Vậy OCD là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

OCD là gì? OCD là viết tắt của từ gì? 

OCD là cách viết tắt của cụm từ “Obsessive Compulsive Disorder”, có nghĩa là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Để hiểu rõ hơn về hội chứng OCD là gì, chúng ta sẽ đi cắt nghĩa các cụm từ cấu thành: 

  • Ám ảnh: Đó là những xung đột, hình ảnh hoặc suy nghĩ lặp lại nhiều lần khiến chủ thể xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, ghê tởm, lo âu, căng thẳng,… Những hình ảnh đó thường không có thật mà do chủ thể suy nghĩ quá mức. 
  • Cưỡng chế: Đó là những hành vi tâm lý bị ép buộc hoặc thúc đẩy phải làm để đáp ứng các suy nghĩ ám ảnh đó. Những hành vi này có mục đích nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn sự đau khổ, cảm giác khó chịu hoặc phòng ngừa tình huống xấu có thể xuất hiện. 

Như vậy, có thể hiểu rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành động của con người. Người bệnh thường xuyên có những suy nghĩ, hành vi lặp lại một cách vô nghĩa, không kiểm soát được để giảm bớt sự lo âu, căng thẳng của bản thân. 

OCD là bệnh gì? 
OCD là bệnh gì?

Xem thêm:

Các loại ám ảnh rối loạn cưỡng chế

OCD được chia thành 4 dạng chính, đó là:

  • Checking OCD: Với nhóm bệnh này, người bệnh luôn nghi ngờ, băn khoăn không biết mình đã làm điều này hay chưa. Ví dụ, không biết mình đã tắt bếp chưa, lo sợ mình đã khóa cửa kỹ chưa,…. Bởi vậy, họ sẽ quay lại để kiểm tra mọi việc một cách bất thường. 
  • Hygiene OCD: Đây là hội chứng rối loạn lo sợ nhiễm khuẩn. Họ sẽ rửa tay, tắm rửa, kỳ cọ nhiều lần vì sợ bẩn. 
  • Hoarding OCD: Lưu trữ nhiều đồ vật bất thường và có thể gây hại cho sức khỏe. 
  • Pure OCD: Có những suy nghĩ mà bản thân họ cho rằng không phù hợp, đi trái với lương tâm của họ. Những suy nghĩ đó thường liên quan nhiều đến các vấn đề về tôn giáo, xu hướng tình dục, bạo lực,… Những hành vi cưỡng chế này thường không biểu hiện ra ngoài (rửa tay, dọn dẹp nhà cửa,…) mà xuất hiện dưới dạng suy nghĩ. 

Nguyên nhân gây bệnh OCD là gì?

Nhiều nghiên cứu y khoa về rối loạn ám ảnh cưỡng chế được thực hiện nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác hình thành nên căn bệnh này. Tuy nhiên, một số yếu tố cụ thể được chỉ ra có thể tăng khả năng mắc phải căn bệnh này, đó là: 

  • Sự thay đổi của não bộ hoặc cơ thể, nhất là thiếu hụt thành phần Serotonin trong não. Trẻ nhỏ nhiễm liên cầu nhóm A hoặc liên cầu khuẩn tán huyết beta có nguy cơ mắc OCD cao hơn so với những đứa trẻ khác. 
  • Tiền sử gia đình có người đã mắc căn bệnh này. 
  • Thực hiện hành vi nào đó trong thời gian dài, từ đó hình thành thói quen và có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh. 
  • Stress trong cuộc sống, nhất là với những người nhạy cảm có thể khả năng mắc bệnh cao hơn. 
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. 
Một số nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh

Xem thêm:

Những triệu chứng của bệnh OCD là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế như: 

  • Rửa tay thường xuyên và lau chùi kỹ càng bàn tay bởi họ bị ám ảnh rằng trên tay có rất nhiều vi khuẩn, vi trùng. 
  • Lúc nào cũng muốn kiểm tra tất cả đồ vật xung quanh mình bởi họ luôn cảm thấy bất an. Việc kiểm tra nhiều lần sẽ giúp họ cảm thấy an tâm hơn. 
  • Dọn nhà theo một nguyên tắc nhất định và nhà cửa lúc nào cũng phải đảm bảo trong trạng thái sạch sẽ, ngăn nắp. Vì vậy, OCD còn được gọi là hội chứng ngăn nắp, hội chứng sạch sẽ. 
  • Bị ám ảnh bởi những con số, họ luôn có yêu cầu nghiêm khắc về những con số. Ví dụ đồ dùng trong phòng phải sắp xếp theo cặp,…. 
  • Có khả năng tổ chức rất tốt. Tuy nhiên, yêu cầu của họ đối với công việc và những người đồng sự rất cao nên có thể gây ra một vài rắc rối trong quá trình làm việc. 
  • Nâng tầm, phóng đại mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống của mình. 
  • Dằn vặt về các mối quan hệ như sợ làm tổn thương người khác, luôn muốn biết suy nghĩ của đối phương để bản thân cảm thấy an tâm hơn. Họ luôn cảm thấy lo lắng, bất an mỗi khi xảy ra xung đột với người khác mà không tìm được cách xử lý. 
  • Có suy nghĩ bất thường về xu hướng tình dục như muốn quan hệ với người đồng giới, người lạ,… 
  • Thường không tin tưởng vào bản thân mình và luôn hỏi ý kiến của những người xung quanh,…
Người bệnh bị ám ảnh bởi những con số 
Người bệnh bị ám ảnh bởi những con số

Bệnh OCD có nguy hiểm không?

Khi đã hiểu rõ hội chứng OCD là gì và triệu chứng của nó, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Thực tế, rối loạn ám ảnh cưỡng chế không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như: 

  • Ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của người bệnh như trong học tập, công việc và những mối quan hệ với những người xung quanh. 
  • Khiến chủ thể mất nhiều thời gian để thực hiện những hành vi hoặc có suy nghĩ thừa thãi. 
  • Một số người bệnh có những hành vi gây hại đến thân thể như cào da, nhổ tóc, cắt móng tay sát thịt,….
  • Khiến người bệnh khó thích nghi với môi trường, dễ xuất hiện xung đột với những người xung quanh. 
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây lo âu, căng thẳng trong thời gian dài. Lâu ngày có thể dẫn đến hội chứng trầm cảm. 
  • Có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực (trường hợp này khá ít gặp phải)

Bệnh OCD được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Chẩn đoán bệnh OCD

Căn bệnh này thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi. Mặc dù có khá nhiều dấu hiệu chẩn đoán bệnh nhưng để biết chính xác bản thân có mắc bệnh không, chúng ta cần phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám. 

Để đánh giá tình trạng mắc bệnh, bác sĩ sẽ ra bệnh nhân thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế và căn cứ vào biểu hiệu lâm sàng để chẩn đoán. Vì vậy, quá trình này rất cần sự phối hợp nghiêm túc của người bệnh để chẩn đoán chính xác nhất. 

Việc chẩn đoán OCD được thực hiện bởi các bác sĩ khoa thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý. Thời gian chẩn đoán nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự tin tưởng và phối hợp của người bệnh với bác sĩ. Với những bệnh nhân nhỏ tuổi, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để trẻ sẵn sàng giải bày thật lòng mà không lo lắng, sợ hãi. Đồng thời, các bác sĩ cũng cần phải thật kỹ kiên trì trong quá trình chuẩn đoán. 

người bị bệnh OCD cần đến gặp bác sĩ
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và có liệu pháp điều trị phù hợp nhất

Điều trị bệnh OCD như thế nào?

Bệnh OCD sẽ cải thiện tốt khi được trị liệu như điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc. Với mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau tùy theo mức độ bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng rất cần sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè để quá trình trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất!

Trên đây là bài viết chia sẻ hội chứng bị OCD là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên của supperclean.vn sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nếu bạn có góp ý gì thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *