Sodium là gì? Vai trò và tác dụng của sodium

Khi kiểm tra bao bì của một số loại thực phẩm như sữa, nước ngọt,… chúng ta rất hay gặp khái niệm sodium. Vậy sodium là gì? Nó có vai trò như thế nào? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu nhé!

Sodium là gì?

Nhiều người tiêu dùng có thói quen kiểm tra thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhờ vậy mà khái niệm sodium cũng nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng với các câu hỏi như: “sodium trong thực phẩm là gì?”, “sodium là gì trong đồ ăn?”, “sodium là gì trong mỹ phẩm?”, “sodium là gì trong sữa, trong nước ngọt?”,…

Thực chất, sodium là tên gọi của nguyên tố Natri; được ký hiệu là Na, có nguyên tử khối là 23 và số nguyên tử là 11. 

Trong thực phẩm (sữa, nước ngọt, đồ ăn sẵn,…), sodium là hàm lượng Natri có trong thức ăn. Nó là một thành phần giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tùy theo từng loại thực phẩm sẽ có mức độ Natri cao/ thấp khác nhau. 

Trong mỹ phẩm hay lĩnh vực làm đẹp, Sodium được nhắc đến với cái tên là “Sodium Hyaluronate”. Đây là một loại muối được tách ra từ axit Hyaluronic (HA). Hoạt chất này có kích thước cực kỳ nhỏ nên dễ dàng len lỏi sâu vào trong da. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng giữ nước rất tốt nên được dùng hầu hết trong các sản phẩm làm đẹp với mục đích dưỡng ẩm và tăng tính đàn hồi cho da. 

Natri sodium là gì? 
Natri sodium là gì?

Vai trò của sodium là gì?

Sodium có tác dụng gì? Sodium là một thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Có thể kể đến như sau: 

Đối với người trưởng thành

  • Đóng vai trò như chất điện giải, giúp giữ nước trong cơ thể. 
  • Điều tiết hoạt động của thận. 
  • Giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, hạn chế tình trạng chuột rút, co cơ. 
  • Đây là hoạt chất cần thiết giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định,… 

Đối với phụ nữ mang thai

  • Natri hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nó giúp duy trì và bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể bởi khi mang thai, lượng nước trong cơ thể thai phụ bị thay đổi rất nhiều. 
  • Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ cần một lượng muối natri rất nhỏ bởi nếu dùng với hàm lượng nhiều có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, thận hay huyết áp. 

Đối với trẻ nhỏ

  • Natri rất cần thiết đối với sự phát triển cũng như hoạt động của não bộ. 
  • Hỗ trợ cho các hoạt động cơ và điều hòa huyết áp. 

Ngoài ra, sodium còn được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất kem đánh răng, xà phòng, bột baking soda, nước súc miệng, muối ăn,… 

Mức sodium khuyến nghị nên tiêu thụ mỗi ngày

Sodium đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều Natri có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, loãng xương, tăng cân (do tích quá nhiều nước), gặp các vấn đề về thận (sỏi thận), các bệnh về tim mạch,.. 

Ngược lại, nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng Natri có thể xuất hiện các vấn đề như cơ thể mệt mỏi, bị chuột rút, buồn nôn, tim đập nhanh, thậm chí có thể rơi vào hôn mê. 

Chúng ta nên bổ sung bao nhiêu sodium trong ngày? 
Chúng ta nên bổ sung bao nhiêu sodium trong ngày?

Xem thêm:

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ Natri cho cơ thể là điều cực kỳ cần thiết. Tùy theo từng độ tuổi mà chúng ta bổ sung hàm lượng sodium thích hợp như:  

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi không tiêu thụ quá 1000mg Natri/ ngày. 
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi không tiêu thụ quá 1200mg Natri/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 18 tuổi không tiêu thụ quá 1500mg Natri/ ngày
  • Với người trưởng thành không tiêu thụ quá 2000mg Natri/ ngày. 

Trong đó: 

  • 1g muối chứa 400mg Natri
  • 1g hạt nêm có chứa khoảng 200mg Natri
  • 1g bột ngọt chứa khoảng 130mg Natri
  • 1ml nước mắm chứa khoảng 77g Natri
  • 1ml nước tương có chứa khoảng 56mg Natri

=> Trung bình một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 6g muối/ ngày. 

Sodium có trong những loại thực phẩm nào?

Sodium có trong các loại gia vị chúng ta sử dụng hàng ngày như: muối ăn, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, dầu hào,…. Không chỉ vậy, chúng còn có trong các loại thực phẩm như: 

  • Hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa Natri như thịt, cá, tôm, trứng,….
  • Các loại thực phẩm được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại bánh, sữa, nước ngọt, pizza, thịt nguội, bánh ngọt công nghiệp,… có hàm lượng sodium rất cao. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế nạp các loại thực phẩm này vào cơ thể để hạn chế tình trạng dư thừa muối. 
Không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế nạp sodium vào cơ thể
Không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế nạp sodium vào cơ thể

Xem thêm:

Một số khái niệm liên quan đến ‘sodium”

Spam 25 less sodium là gì?

Đây là loại thịt hộp có nguồn gốc từ Mỹ, được chế biến từ thịt heo nạc và một số loại gia vị khác. Loại thịt hộp ăn sẵn được sản xuất theo tiêu chuẩn khép kín, lựa chọn nguồn nguyên liệu hảo hạng, không chứa các chất độc hại nên an toàn cho sức khỏe. 

Sản phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cách chế biến nhanh gọn, thích hợp với những người bận rộn hoặc những buổi dã ngoại, cắm trại,…

Đặc biệt, nhà sản xuất cũng cho biết sản phẩm chứa ít muối so với các loại thịt hộp khác, giảm bớt lượng sodium nạp vào cơ thể. 

Hình ảnh thịt hộp SPAM 
Hình ảnh thịt hộp SPAM

Low sodium là gì?

Hiểu đơn giản đây là một chế độ ăn ít muối. Hiện nay, nhiều người có thói quen ăn mặn, lượng muối tiêu thụ mỗi ngày vượt quá khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên xây dựng chế độ ăn low sodium, ăn nhạt để có một sức khỏe tốt nhất nhé!

Diclofenac sodium là gì?

Đây là một hoạt động có tác dụng giảm đau, chống viêm; được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ đến vừa như đau bụng kinh, đau xương khớp,…. 

Trên đây là bài viết chia sẻ chất sodium là gì, hy vọng sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *