Phép liên kết là gì? Các phép liên kết thường gặp và ví dụ

Phép liên kết là gì? Có những loại phép liên kết nào? Bài viết dưới đây của supperclean.vn sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Phép liên kết là gì?

Phép liên kết là việc sử dụng các phương tiện để kết nối câu với câu, đoạn văn với đoạn văn. Từ đó, giúp các câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức và nội dung. Đồng thời, tránh tình trạng nội dung diễn đạt rời rạc, lủng củng, khiến người đọc/ người nghe hiểu sai hoặc không hiểu hết dụng ý mà người viết muốn truyền đạt. 

Định nghĩa về phép liên kết
Định nghĩa về phép liên kết

Ví dụ về phép liên kết: 

  1. Máy nén khí là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong các tiệm sửa xe, chúng được sử dụng để bơm hơi xe, xì khô, cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị khác hoạt động như máy bơm mỡ, súng bắn ốc, cầu nâng,… Trong xây dựng, khí nén do thiết bị này tạo ra dùng để hỗ trợ cho các thiết bị như máy khoan, súng bắn đinh,… giúp việc tháo lắp nhanh chóng và tiết kiệm nhiều công sức. Đặc biệt, dòng máy nén khí không dầu còn tạo ra nguồn khí nén tinh khiết, cung cấp oxi cho công nhân làm việc trong các hầm mỏ, đường tàu điện hay sâu trong lòng đất,…
  1. Một con chim đang rất khát nước. Nước có công thức hóa học là H2O, gồm có 2 nguyên tử hidro liên kết với 1 nguyên tử oxy. Oxy có vai trò quan trọng cho mọi sự sống trên Trái Đất. 

=> Qua hai ví dụ trên, có thể thấy rằng câu văn trong ví dụ 1 liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung, giúp người đọc dễ dàng hình dung được nội dung chủ đạo mà người viết muốn trình bày là “công dụng của máy nén khí”. 

Ở ví dụ 2, các câu văn triển khai rời rạc, không có liên kết. Người đọc không thể hiểu rõ dụng ý mà tác giả muốn trình bày là gì. 

Các phép liên kết thường gặp

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ khái niệm phép liên kết là gì rồi phải không? Vậy có các loại phép liên kết nào? Trong văn học, có hai phương diện liên kết là liên kết đoạn văn và liên kết câu. Từ đó, ta có 2 phép liên kết chủ yếu, đó là:

  • Liên kết nội dung
  • Liên kết hình thức

Thông tin chi tiết về các phép liên kết sẽ được chúng tôi bật mí trong phần nội dung tiếp theo. 

XEM THÊM: Trầm tính là gì? Trầm tính có tốt không? Đặc điểm nhận biết

Liên kết nội dung

  • Liên kết chủ đề: Tức là các câu văn trong đoạn văn phải tập trung vào chủ đề chung của đoạn văn. Nội dung các đoạn văn triển khai cũng tập trung vào chủ đề chung của bài văn. 
  • Liên kết logic: Các câu văn và các đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, khoa học, diễn đạt trọn vẹn chủ đề muốn truyền đạt. Nhờ đó mà người đọc mới hiểu rõ thông điệp mà tác giả truyền đạt là gì. 
Sơ đồ tổng hợp về các phép liên kết thường gặp
Sơ đồ tổng hợp về các phép liên kết thường gặp

Các phép liên kết hình thức

Phép lặp

Đây là cách dùng lại yếu tố ngôn ngữ ở các câu văn hoặc đoạn văn liền kề nhau để tạo sự liên kết giữa chúng. Bên cạnh đó, phép lặp còn có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng cảm xúc,…. 

Các phương tiện sử dụng trong phép lặp gồm có: 

  • Lặp ngữ âm: Là hiện tượng cắt nhịp hoặc hiệp vần đều trong văn bản. Lặp ngữ âm xuất hiện nhiều trong thơ ca. Ví dụ: Đòn gánh có mấu/ Củ ấu có sừng/ Bánh chưng có lá… 
  • Lặp từ ngữ: Là hiện tượng nhắc lại các từ ngữ nhất định trong văn bản để tạo tính liên kết giữa các phần. 
  • Lặp cú pháp: Là việc lặp lại nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp để tạo tính liên kết cho văn bản. 

Phép thế

Đây là việc thay những từ ngữ nhất định bằng các từ ngữ mang ý nghĩa tương đương để tạo tính liên kết. Phép thế có tác dụng tránh lặp từ đơn điệu và mang lại hiệu quả nghệ thuật cao nếu chọn lọc từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. 

Các phương tiện dùng trong phép thế là:

  • Thế từ đồng nghĩa: Sử dụng các từ đồng nghĩa phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng. Ví dụ: Sơn Tùng là một ca sĩ, kiêm nhà soạn nhạc tài ba showbiz Việt. Anh sinh ngày 5/7/1994 tại quê hương Thái Bình. Nam ca sĩ được nhiều người biết đến và nổi tiếng khi phát hành hai đĩa đơn “Cơn mưa ngang qua” và “Em của ngày hôm qua”. Sau đó, nam ca sĩ gốc Thái Bình liên tiếp gặt hái thành công với nhiều ca khúc như Chắc ai đó sẽ về, không phải dạng vừa đâu, Lạc trôi, Nơi này có anh, Chạy ngay đi,… Đặc biệt, năm 2019, bài hát “Hãy trao cho anh” với sự hợp tác của rapper đình đám Snoop Dogg đã gây tiếng vang lớn và được truyền thông quốc tế đánh giá cao. 
  • Thế đại từ: Sử dụng các đại từ (chỉ định, phiếm định, nhân xưng) để thay thế cho một từ, một câu hoặc ý nghĩa của nhiều câu. Ví dụ: Mun là chú mèo mướp được mẹ tôi cứu về ở bụi rậm gần nhà. Lúc đó, chú ta rất gầy, ốm và nhiều ve rận. 

XEM THÊM: Điệp ngữ là gì? Các loại điệp ngữ & tác dụng của chúng trong câu

Phép liên tưởng

Là việc sử dụng các từ ngữ chỉ sự vật có thể suy luận theo một hướng nào đó để tạo ra nghĩa mới và được xuất pháp từ nghĩa gốc ban đầu để tạo sự liên kết. Có 2 loại liên tưởng thường gặp, đó là: 

  • Liên tưởng cùng chất: Bao gồm liên tưởng theo quan hệ bao hàm, liên tưởng đồng loại và liên tưởng định lượng. 
Ví dụ về liên tưởng cùng chất
Ví dụ về liên tưởng cùng chất
  • Liên tưởng không cùng chất: Bao gồm liên tưởng đặc trưng của sự vật, liên tưởng định vị, liên tưởng chức năng và liên tưởng nhân quả. 
Ví dụ về liên tưởng khác chất
Ví dụ về liên tưởng khác chất

Phép đối

Sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau trong các bộ phận khác nhau để liên kết chúng lại với nhau. Các phương tiện liên kết bằng phép đối thường gặp là:

  • Từ trái nghĩa
  • Dùng từ phủ định
  • Dùng từ miêu tả (có ý nghĩa và hình ảnh trái ngược nhau)
  • Dùng từ ước lệ

Phép nối

Đây là cách sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa chỉ quan hệ để liên kết các phần trong văn bản. Cách phương tiện nối bao gồm: 

  • Kết từ: Sử dụng từ nối và quan hệ từ. 
  • Kết ngữ: Sử dụng các phụ từ hoặc đại từ như với lại, vì vậy, tuy vậy, nếu như,… 
  • Dùng phụ từ, trợ từ, tính từ,..

Ví dụ minh họa

Hãy xác định phép liên kết về mặt hình thức trong đoạn văn sau: 

Bài tập minh họa về các phép liên kết
Bài tập minh họa về các phép liên kết

Lời giải: Các phép liên kết hình thức được sử dụng là: 

  • Phép lặp: cô bé, ông, ảnh đồ hoàn chỉnh
  • Phép thế: Các từ “cha, ông ta, ông” thay thế cho từ “ông bố”. Từ “cô con gái nhỏ” thế cho từ “cô bé”. Các từ “nó, chúng” thay thế cho cụm từ “trang in bản đồ thế giới”.
  • Phép nối kết từ “nhưng”. 

Trên đây là bài viết chia sẻ phép liên kết là gì lớp 7 và ví dụ minh họa. Hy vọng sẽ là nguồn kiến thức tham khảo thật hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc thì hãy để lại bên dưới bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *