Phó từ là gì? Phó từ có gì giống và khác với trợ từ?

Hệ thống các từ loại khác nhau như: động từ, tính từ, phó từ… đã góp phần tạo nên sự phong phú của Tiếng Việt. Vậy bạn có biết phó từ là gì không? Có những loại phó từ nào? Phó từ và trợ từ có gì giống và khác nhau? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phó từ nhé!

Phó từ là gì? Cho ví dụ

Phó từ gồm các từ ngữ đi kèm với động từ, trạng từ và tính từ. Mục đích của nó là để bổ sung nghĩa cho các từ này trong câu.

Ví dụ:

  • Phó từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ như: chưa, đang, đã…
  • Phó từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: khá, rất, hơi…
Phó từ - từ đi kèm với động từ, trạng từ và tính từ
Phó từ – từ đi kèm với động từ, trạng từ và tính từ

Phân loại phó từ là gì?

Dựa theo vị trí của phó từ trong câu đối với các động từ, tính từ mà chúng ta có thể chia phó từ làm 2 loại như sau:

Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Loại phó từ này có tác dụng làm rõ nghĩa có liên quan đến đặc điểm, hành động và trạng thái… được nêu ở động – tính từ như: thời gian, mức độ, phủ định, sự tiếp diễn, sự cầu khiến. Cụ thể như sau:

  • Phó từ chỉ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng…

Ví dụ: “Tuấn đã từng yêu cô ấy”. Trong câu này thì phó từ được sử dụng là từ “đã từng”. Nó giúp biểu thị khoảng thời gian trong quá khứ để hỗ trợ thể hiện trạng thái của người tên Tuấn đã có mối quan hệ tình cảm với một cô gái nào đó.

  • Phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi, khá…

Ví dụ: Cô ấy rất thích chuyến du lịch này. Phó từ trong câu này là từ “rất”. Nó được đặt ở vị trí trước động từ “thích” để nhấn mạnh mức độ của hành động thích của một cô gái đối với chuyến du lịch.

  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng…

Ví dụ: “Trời vẫn đang mưa rất to”. Trong câu này thì phó từ là từ “vẫn”. Nó dùng để thể hiện một trạng thái liên tục của thời tiết đó là trời mưa và chưa hè có dấu hiệu dừng lại.

  • Phó từ chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa…

Ví dụ: “Tôi không đi chợ vào trời mưa”. Trong câu này phó từ là từ “không”. Nó thể hiện hành động phủ định của người sử dụng rằng họ sẽ không đi chợ khi trời mưa.

  • Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…

Ví dụ: “Xin bạn hãy bỏ qua lỗi lầm này của tôi”. Trong câu này thì phó từ được sử dụng là từ “hãy”. Nó thể hiện hành động yêu cầu nhờ sự giúp đỡ của người nói đối với người bạn của mình nhằm hướng đến mục đích là được tha thứ lỗi lầm.

Phân loại phổ biến của phó từ là gì?
Phân loại phổ biến của phó từ là gì?

Phó từ đứng sau tính từ và động từ

Thông thường thì nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Nếu như ở loại thứ nhất các từ chỉ phó từ thường đứng trước động từ và tính từ thì ở loại này các phó từ lại đứng sau để bổ trợ cho động từ và tính từ. Cụ thể như sau:

  • Phó từ bổ nghĩa về mức độ như: rất, quá, lắm… 

Ví dụ: 

– “Chiếc xe ô tô đó chạy rất nhanh khi trên đường cao tốc”. Trong câu này thì phó từ từ “rất” để hỗ trợ cho động từ “chạy” của một chiếc ô tô. Thể hiện mức độ chạy với vận tốc rất nhanh khi di chuyển của ô tô.

– “Ngày hôm nay tôi đã làm quá nhiều việc”. Trong câu này thì phó từ được sử dụng trong câu là từ “quá”. Nhiệm vụ là để hỗ trợ cho mức độ hoạt động của động từ “làm” của người nói.

  • Phó từ về khả năng như: có thể, có lẽ, được… 

Ví dụ:

– “Nếu tôi đi đúng giờ có lẽ tôi sẽ không bị phạt”. Trong câu này thì phó từ được sử dụng là từ “có lẽ”. Cụm từ này được sử dụng nhằm hỗ trợ khả năng phán đoán của người nói rằng bản thân sẽ không bị phạt nếu như đi học đúng giờ.

– “Nếu tôi tỏ tình vào hôm ý có lẽ cô ấy đã đồng ý”. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “có lẽ” để giúp hỗ trợ cho trạng thái của người nói khi nhận định về sự thành công của mình khi thực hiện hành động tỏ tình với một cô gái.

  • Phó từ về kết quả như: ra, đi, mất… 

Ví dụ:

– “Nếu tôi cố níu kéo thì cô ấy sẽ không bỏ đi”. Phó từ trong câu này là từ “đi”. Nhiệm vụ là để hỗ trợ cho động từ chỉ kết quả “bỏ đi” của cô gái

– “Nếu tôi gói hàng kỹ càng thì đã không bị mất hàng”. Phó từ trong câu này là từ “mất”. Nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ nhấn mạnh cho kết quả mất hàng từ hành động không gói hàng kỹ càng của người nói.

Vai trò của phó từ là gì?

Phó từ giúp động từ, tính từ, trạng từ rõ nghĩa hơn
Phó từ giúp động từ, tính từ, trạng từ rõ nghĩa hơn

Phó từ được hiểu là loại từ được sử dụng để đi kèm, bổ trợ cho trạng từ, tính từ và động từ. Mục đích chính của phó từ là dùng để hỗ trợ và bổ trợ cho trạng từ, động từ hoặc tính từ được rõ ràng, ý nghĩa hơn trong văn viết cũng như là trong giao tiếp hàng ngày.

Phó từ sẽ không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động cũng như các tính chất như tính từ, danh từ và động từ. Bởi vậy mà phó từ còn được coi như là một loại hư từ; còn thực từ là để chỉ tính từ, động từ và danh từ. 

Đặc biệt là phó từ sẽ không được đi kèm với danh từ mà nó chỉ đi cùng với động từ hoặc tính từ. Ví dụ: Chúng ta có thể nói là “đừng đi” hoặc “quá đẹp”. Tuy nhiên lại không thể nói rằng “đừng bác sĩ” hay “quá xe đạp”.

XEM THÊM: 

Phân biệt phó từ với trợ từ

Phó từ và trợ từ  là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó thường rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt rõ ràng hơn về loại từ này thì chúng ta cần xét trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, cụ thể như sau:

Phó từ và trợ từ là 2 khái niệm khác nhau
Phó từ và trợ từ là 2 khái niệm khác nhau

Đặc điểm phân biệt

Theo ngữ pháp
  • Vị trí của phó từ thường sẽ được đặt trước hoặc là có thể ở sau từ trung tâm hay còn được gọi là từ chính.
  • Còn vị trí của trợ từ thì có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu bởi chúng không có sự ảnh hưởng hay là có mối liên hệ với từ chính. Vì vậy mà khi bạn lược bỏ trợ từ thì vẫn đảm bảo rằng câu vẫn đầy đủ kết cấu ngữ pháp.
Theo ngữ nghĩa
  • Phó từ có mục đích là bổ sung cũng như làm rõ hơn về mặt ý nghĩa cho từ chính; có thể để chỉ về thời gian, mức độ hoặc là tần suất…
  • Chức năng của trợ từ là mang lại thêm nhiều sắc thái nghĩa cho câu văn cũng như là có tác dụng cho người nói, người viết dễ dàng thể hiện thêm cảm xúc của mình tốt hơn trong giao tiếp hoặc là trong văn viết.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến phó từ là gì. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về từ loại tiếng Việt. Đồng thời còn giúp bạn có thể sử dụng phó từ một cách hiệu quả hơn để làm cho cuộc hội thoại với người khác trở nên phong phú và thú vị.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *