Bất động sản xây dựng đang là một trong những lĩnh vực rất phát triển trong nền kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây. Tuy nhiên các khái niệm cơ bản như lộ giới là gì hay quy định liên quan thì không phải ai cũng nắm chắc. Bài viết này của supperclean.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc những những thông tin hữu ích nhất. Đây cũng là điều cần thiết để bạn có thể biết thêm kiến thức và tránh những sai phạm có thể xảy ra.
Contents
- Ranh lộ giới là gì?
- Vậy lộ giới tiếng anh là gì?
- Lộ giới đường được tính như thế nào?
- Xây nhà cách lộ giới bao nhiêu là hợp lệ?
- Giải đáp một số vấn đề khác liên quan đến ranh lộ giới
- Chỉ giới xây dựng là gì?
- Khái niệm mốc lộ giới?
- Khái niệm ranh quy hoạch là gì?
- Đất nằm trong phần lộ giới là gì?
- Một vài quy chuẩn pháp luật cần biết về lộ giới
- Cách xác định chính xác lộ giới của một lô đất như thế nào?
- Nếu xây dựng bất động sản trên lộ giới thì phải đối diện với biện pháp xử phạt như thế nào?
Ranh lộ giới là gì?
Lộ giới là 1 thuật ngữ chuyên ngành được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhằm để chỉ ra ranh giới quy hoạch mở đường, mở hẻm hoặc là xây dựng. Trong đô thị thì lộ giới chính là phần đất được sử dụng dành riêng cho các công trình kỹ thuật hạ tầng, đường giao thông hoặc không gian công cộng. Vậy có thể hiểu khái niệm ranh lộ giới là gì rõ ràng hơn không?
Lộ giới chính là điểm cuối cùng trên chiều rộng của 1 con đường. Nó được tính từ tim đường trải dài về 2 bên đường. Hiểu một cách đơn giản hơn thì lộ giới là khoảng cách giữa hai chỉ giới đường đỏ và nó được tính bằng mét. Trong đó, chỉ giới đường đỏ chính là đường ranh giới phân định phần đất được cho phép xây dựng công trình và phần đất dành cho giao thông hoặc là các công trình kỹ thuật. Thông thường thì mốc lộ giới ở hai bên đường đều được thiết lập để cảnh báo dân cư không được phép xây dựng hoặc xâm lấn trái phép trong phạm vi của mốc lộ giới.
Vậy lộ giới tiếng anh là gì?
Trong tiếng Anh thì các mốc lộ giới tại các cung đường sẽ được gọi là “World Highway”. Tuy nhiên, thuật ngữ tiếng Anh này lại rất ít khi được sử dụng tại Việt Nam. Trong trường hợp nếu bạn làm công trình tại nước ngoài thì biết đến tên gọi này là cần thiết.
Lộ giới đường được tính như thế nào?
Theo quy định thì chiều cao tối thiểu sẽ được quy hoạch để có thể đồng bộ với khu dân cư. Mặt khác, chiều cao tối đa của các công trình được quy định sẽ phải phụ thuộc vào lộ giới.
Theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng năm 2014, trên bản đồ quy hoạch cũng như cả trên thực địa, cần phải quy định lộ giới để có thể phân định rõ ràng ranh giới giữa phần đất dành riêng cho đường giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác với phần đất để xây dựng công trình.
Trường hợp trong các đô thị lớn, phần lộ giới sẽ được xác định là phần đất dành để làm đường đô thị. Cụ thể thì lộ giới sẽ gồm toàn bộ lòng đường, vỉa hè và cả lề đường.
Trên thực tế, tại những khu dân cư đã có quy hoạch rõ ràng hoặc khu dân cư mới hình thành, chủ đầu tư cũng thường cắm cả cột mốc để có thể cảnh báo người dân tránh xây dựng vào phần lộ giới. Trong hoạt động xây dựng thì các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng sẽ phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về lộ giới hay chỉ giới đường đỏ cho người dân để tránh những xây dựng sai phạm.
Xây nhà cách lộ giới bao nhiêu là hợp lệ?
Dựa theo luật xây dựng đã quy định thì việc xây dựng nhà cách mốc lộ giới đường bộ là bao nhiêu cũng còn phải phụ thuộc cả vào chiều cao của ngôi nhà mà bạn đang xây. Cụ thể như sau:
Nếu tuyến đường lộ giới dưới 19m
Khi tuyến đường lộ giới dưới 19 mét mà công trình xây dựng của người dân lại có chiều cao là 19 mét hoặc nhỏ hơn so với 19 mét thì không cần quan tâm cách lộ giới bao nhiêu, có nghĩa là bạn hoàn toàn được phép xây dựng nhà sát với mép lộ giới.
Nếu công trình xây dựng của bạn có chiều cao trên 19 mét cho tới 22 mét thì sẽ phải cách lộ giới 1 khoảng cách là đúng 3 mét.
Khi công trình xây dựng lại có độ cao từ khoảng 22 mét cho đến 25 mét thì công trình xây dựng sẽ phải cách lộ giới 4 mét.
Khi công trình của bạn có chiều cao từ 28 mét trở lên thì công trình xây dựng sẽ phải cách lộ giới 1 khoảng là 6 mét.
Dựa theo quy luật nêu trên thì công trình càng cao thì lại càng phải cách lộ giới sâu hơn.
Nếu tuyến đường lộ giới từ 19 mét đến 22 mét
Với các công trình xây dựng có chiều cao dưới 22 mét thì tương tự như trên, không cần cách lộ giới, bạn được phép xây dựng sát với mép lộ giới.
Với những công trình xây dựng có chiều cao từ 22 mét tới 25 mét thì khi xây dựng sẽ cần phải cách lộ giới là 3 mét.
Với các công trình xây dựng có chiều cao từ 28 mét trở lên thì sẽ phải cách mép lộ giới là 6 mét.
Nếu tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên
Với các công trình xây dựng có chiều cao nhỏ hơn 25 mét thì cũng sẽ không cần phải cách mốc lộ giới.
Với những công trình xây dựng có chiều cao từ 28 mét trở lên thì bắt buộc phải cách mép lộ giới 1 khoảng là 6 mét.
Giải đáp một số vấn đề khác liên quan đến ranh lộ giới
Chỉ giới xây dựng là gì?
Có không ít người thắc mắc và có mong muốn tìm hiểu khái niệm chỉ giới xây dựng là gì? Cụ thể giải thích như sau, “chỉ giới xây dựng” chính là cụm từ nói tới đường giới hạn cho phép các cư dân được xây dựng nhà cửa hoặc các công trình trên phần đất mà không xâm phạm vào lộ giới. Có những trường hợp đường chỉ giới xây dựng đã trùng hoặc là lùi vào một khoảng cách nhất định so với chỉ giới đường đỏ.
Khái niệm mốc lộ giới?
Để có thể xác định được lộ giới thì các mốc lộ giới sẽ được thiết lập. Lúc này thì mốc lộ giới là gì và chúng có tác dụng ra sao? Mốc lộ giới chính là các cột mốc được cắm ở phía mép ngoài cùng, giúp xác định chính xác phần ranh giới của phần đường dựa theo chiều ngang. Ở một vài nơi thì mốc lộ giới còn có thể là các biển báo.
Khái niệm ranh quy hoạch là gì?
Ranh quy hoạch hay còn có tên gọi khác là khoảng lùi xây dựng chính là phần khoảng cách được tính từ đường chỉ giới đường đỏ cho đến chỉ giới xây dựng. Theo quy định của pháp luật thì khoảng cách này sẽ còn phải phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới.
Đất nằm trong phần lộ giới là gì?
Đất nằm bên trong lộ giới chính là phần diện tích đất thuộc vào ranh giới lộ giới. Theo đó thì người dân sẽ không được sử dụng phần đất này cho các mục đích cá nhân như là xây dựng công trình.
Một vài quy chuẩn pháp luật cần biết về lộ giới
Hiểu được lộ giới là gì sẽ giúp bạn biết được rằng các quy chuẩn của lộ giới sẽ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
- Ở những nơi tập trung đông dân như thị trấn, huyện, xã thì cứ 100m sẽ lại cắm 1 cột mốc giới lộ.
- Đường đi qua khu vực ruộng, đồi thấp, bên ngoài khu đông dân cư, phụ thuộc vào địa hình cụ thể mà cự ly các cột cũng sẽ có thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.
- Ở những nơi có địa hình hiểm chở thì chỉ cắm ở một số điểm sao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý được hành lang an toàn đường bộ.
- Các cột mốc giới trên thực tế chỉ giúp tạo ra một hành lang cảnh báo người dân không được phép xây dựng công trình kiên cố nằm trong phạm vi của các mốc giới chỉ. Nhờ đó giúp cho việc mua bán hay cấp quyền sử dụng đất được diễn ra rõ ràng hơn mà không bị vướng mắc các quy định quy hoạch hay đền bù, tranh chấp và kiện tụng.
Cách xác định chính xác lộ giới của một lô đất như thế nào?
Bước 1: Hãy nhìn tổng quan khu đất mà bạn chuẩn bị xây dựng, xác định chính xác các cột mốc lộ giới và các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước đã cắm sẵn ở hai bên đường.
Bước 2: Từ vị trí của cột mốc lộ giới sẽ xác định lộ giới của tuyến đường được tính từ tim đường về phía hai bên.
Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta có thể xác định được khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng cũng như quy hoạch của các cơ quan nhà nước.
Bước 4: Sau khi đã xác định chính xác được khoảng lùi của công trình ta sẽ ra được chỉ giới xây dựng, phần đất bên trong chỉ giới xây dựng sẽ chính là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp luật.
Bài viết tham khảo: Lục sát là gì? Ý nghĩa cùng cách hóa giải lục sát tránh vận hạn
Nếu xây dựng bất động sản trên lộ giới thì phải đối diện với biện pháp xử phạt như thế nào?
Nếu người dân cố tình xây dựng nhà trái phép trên đất thuộc lộ giới thì sẽ như thế nào là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm. Nếu trong bản vẽ xây dựng hoặc hiện trạng xây dựng đã vi phạm lộ giới đường thì cơ quan Nhà Nước sẽ có quyền không cấp giấy phép xây dựng cho những bản vẽ đã vi phạm lộ giới. Nếu còn cố tình vi phạm, người dân sẽ bị xử phạt và yêu cầu phá bỏ công trình xâm phạm vào trong phần lộ giới, cuối cùng có thể là cưỡng chế phá dỡ.
Mức phạt tối đa khi người dân vi phạm lộ giới sẽ là 60 triệu đồng và được quy định rất cụ thể tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ký ngày 27 tháng 11 năm 2017. Người cố tình thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị buộc phải phá bỏ công trình vi phạm, bị cưỡng chế phá dỡ, đồng thời nếu sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt tiên cực nặng với mức từ 50.000.000 đồng cho đến 350.000.000 đồng theo Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ký ngày 27 tháng 11 năm 2017.
Chắc hẳn sau bài viết trên đây bạn đọc đã hiểu được ranh lộ giới là gì, cách tính ranh lộ giới như thế nào cùng các thông tin có liên quan rồi đúng không nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được supperclean.vn hỗ trợ nhanh nhất nhé!