Stakeholder là gì? Tìm hiểu mọi điều liên quan đến Stakeholder

Stakeholder là gì? Đó là những người có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến các mục tiêu, chính sách, sự phát triển của tổ chức/ doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Stakeholder là gì?

What is Stakeholder? Hiểu đơn giản, Stakeholder là các bên liên quan. Đó có thể là một cá nhân, một nhóm người hoặc cũng có thể là tổ chức chịu ảnh hưởng, liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự thành công của một dự án. 

Stakeholder có thể bao gồm các đối tượng như: các thành viên trong nội bộ, nhà cung cấp, nhà đầu tư bên ngoài, khách hàng, cơ quan quản lý,… 

stakeholder là gì
Stakeholder có nghĩa là gì?

Bài viết tham khảo: WhatsApp là gì? Hướng dẫn tải whatsapp cho máy tính

Các loại Stakeholder

Tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi dự án sẽ có các Stakeholder khác nhau nhưng chúng được chia thành 2 loại chính sau: 

Stakeholder thứ yếu

Đây là các cá nhân và tổ chức bên ngoài dự án nhưng có ảnh hưởng gián tiếp bởi các hoạt động của dự án. Họ có thể là cộng đồng, chính phủ, các tổ chức quan trọng,… 

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất thải ra lượng khí carbon cao hơn mức cho phép thì những người dân sống xung quanh khu vực đó được coi là Stakeholder vì họ phải chịu ảnh hưởng từ sự ô nhiễm do doanh nghiệp gây nên. 

Stakeholder chính

Là những người có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định chính đến sự thành công hay thất bại của dự án. Họ có thể là chủ đầu tư dự án, cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng hay tất cả những người làm việc cho dự án. 

Ví dụ, một nhà đầu tư đầu tư 50 triệu vào doanh nghiệp vào doanh nghiệp của bạn để đổi lấy 5% cổ phần thì nhà đầu tư được gọi là Stakeholder chính. 

yếu tố ảnh hưởng đến công việc
Là những người gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án

Tầm quan trọng của Stakeholder la gi?

Sự tham gia tích cực của Stakeholder có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi dự án. Nếu không có sự hợp tác của nhóm đối tượng này thì dự án rất khó để phát triển và đạt được mục đích đề ra ban đầu. Tùy theo chức danh, trách nhiệm của các bên tham gia dự án mà Stakeholder có mức độ quan trọng khác nhau. 

Thông thường, một dự án sẽ được chia thành nhiều mảng khác nhau như: người quản lý trực tiếp, người đưa ra quyết định, người đầu tư tài chính,… Và trong bất cứ giai đoạn nào cũng cần phải có sự hợp tác giữa các Stakeholder để giảm thiểu rủi ro, chi phí và thời gian. Đồng thời giúp thu lại kết quả tốt nhất!

Vì sao Stakeholder quyết định đến sự thành công của dự án?

Stakeholder đóng vai trò quan trọng và là người không thể thiếu xuyên suốt quá trình hoạt động của dự án. Mọi nhu cầu thông tin, các quyết định của Stakeholder đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự án. 

Khi có một đội ngũ Stakeholder mạnh đồng nghĩa với việc bạn có nguồn lực mạnh. Họ sẽ giúp bạn cam kết duy trì dự án, đấu tranh để dự án của bạn hoạt động tốt nhất và đạt hiệu quả như mong muốn. 

Như chúng ta biết, nguồn vốn là nguồn lực chính để nuôi dưỡng và làm đòn bẩy giúp dự án thành công. Và nguồn vốn để duy trì đó cũng do Stakeholder nắm giữ. Sẽ rất khó để bạn có thể tự thực hiện thành công một dự án. Vì vậy, khi có ý tưởng thực hiện một dự án nào đó, hãy kêu gọi sự hợp tác từ những Stakeholder để hiện thực hóa dự án. Hơn nữa, nếu có  sự cố gì phát sinh thì một đội ngũ giải quyết chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc bạn tự giải quyết một mình. 

stakeholder là gì
Vì sao Stakeholder lại quyết định đến sự thành công của dự án?

Một số khái niệm liên quan đến Stakeholder

Stakeholder theory

Đây là một quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư và những thành phần khác có cổ phần trong doanh nghiệp. Theo học thuyết này, doanh nghiệp nên hướng tới việc tạo ra các giá trị cho Stakeholder chứ không chỉ cho riêng các cổ đông của mình. 

Multi Stakeholder

Khái niệm này đề cập đến cấu trúc của tổ chức được hình thành dựa trên quy trình quản trị đa thành phần hoặc quá trình hoạch định một chính sách nào đó. Mô hình này khuyến khích sự tham gia của Stakeholder chính như: chính phủ, các doanh nghiệp,….. để đối thoại, ra quyết định và thực hiện các giải pháp cho mục tiêu chung của Stakeholder. 

Stakeholder Analysis

Cụm từ này được dùng để chỉ quá trình theo dõi và phân tích các bên liên quan. Quá trình này được thực hiện trước khi bắt đầu dự án với mục đích chính là: chia Stakeholder thành từng nhóm nhỏ tùy theo mức độ quan tâm, mức độ tham gia cũng như tầm ảnh hưởng của họ lên dự án. Đồng thời cũng đưa ra giải pháp tốt nhất để các nhóm Stakeholder có thể làm việc hiệu quả nhất với nhau trong quá trình thực hiện dự án. 

theo dõi và phân tích các bên liên quan
Stakeholder là gì?

Stakeholder Management

Đây là quy trình phát triển các chiến lược quản lý sao cho phù hợp với doanh nghiệp. Lúc này sẽ cần phải có sự can thiệp của tất cả các Stakeholder trong suốt quá trình diễn ra dự án. 

Tuy nhiên, việc can thiệp có xảy ra hay không và xảy ra ở mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.  Trong đó, quan trọng nhất vẫn là sức ảnh hưởng, nhu cầu và lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Bài viết tham khảo: Gluten là gì? Gluten free là gì? Gluten có trong thực phẩm nào?

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Stakeholder là gì cũng như tầm quan trọng của Stakeholder. Nếu bạn có thắc mắc hay chia sẻ thêm thông tin về chủ đề này, hãy để lại bình luận dưới bài viết cho chúng mình biết nhé! Mọi ý kiến đóng góp từ quý độc giả sẽ giúp supperclean.vn hoàn thiện bài viết tốt hơn. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *