Tam Quốc Diễn Nghĩa là bộ tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc. Mặc dù được ra mắt cách đây 7 thế kỷ nhưng rất nhiều bài học kinh doanh và cuộc sống đến ngày nay vẫn có giá trị. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Đôi nét giới thiệu về Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tam Quốc Diễn Nghĩa là cuốn tiểu thuyết về lịch sử Trung Hoa, là một trong tứ đại danh tác của nền văn học quốc gia này. Truyện được viết vào thế kỷ 14 bởi nhà văn, gồm 120 chương hồi, viết theo phương pháp 7 phần thực tế, ba phần hư cấu. Tên nguyên tác của truyện là “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa” nhưng được người đời gọi tắt là “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
Truyện lấy bối cảnh tại thời Tam Quốc hỗn loạn (190 – 280) của Trung Quốc. Khi đó, nhà Hán đang bước vào thời kỳ suy vong, triều đình hư nát, kinh tế trì trệ, chính trị – an ninh vô cùng bất ổn. Cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, sự nhũng nhiễu của quan lại khiến đời sống người dân rơi vào cảnh “tận cùng cơ cực” đã được tác giả thể hiện rất chi tiết trong tác phẩm.
Tam Quốc Diễn Nghĩa có quy mô hoành tráng về cả cốt truyện và nhân vật. Từng bối cảnh truyện được tác giả La Quán Trung thể hiện rất chi tiết và đầy đủ. Hiện nay, cuốn tiểu thuyết này vẫn được nhiều người yêu thích và đánh giá cao. Thậm chí, nhiều đọc giả còn coi nó là “cuốn sách gối đầu giường” bởi chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống và kinh doanh.
Những bài học “xương máu” được đúc rút từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
Phải có sự nhẫn nại và hạ cái “tôi” đúng lúc
Khi ở Tân Dã, nghe về danh tiếng và tài năng của Gia Cát Lượng nên Lưu Bị đã đích thân để mời ông giúp đỡ. Con đường “nhờ vả” này gặp không ít khó khăn và trắc trở như Gia Cát Lượng không có nhà, gặp trận tuyết lớn, bị Gia Cát Lượng làm khó,… Nhưng nhờ sự kiên nhẫn và quyết tâm của bản thân mà Lưu Bị đã gặp được Gia Cát Lượng.
Sau khi được Cát Lượng phân tích về mọi chuyện, Lưu Bị đã quỳ xuống để cầu xin được giúp đỡ. Từ đây, có thể thấy rằng việc hạ thấp cái tôi với tấm lòng cầu thị để học hỏi từ những người giỏi giang là điều vô cùng cần thiết. Dù trong cuộc sống hay công việc thì chúng ta cũng cần phải rèn luyện đức tính này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhẫn nại không phải là cam chịu, nhu nhược, phải cúi đầu trong mọi hoàn cảnh!
Muốn đi xa, phải đi cùng nhau
Sự kiện kết nghĩa tại vườn đào của Lưu Bị – Trương Phi – Quan Vũ khiến chúng ta liên tưởng đến các startup hiện nay. Cả ba người không có gì trong tay ngoài tài sản duy nhất là chung lý tưởng, chung ước mơ với khát vọng là khôi phục nhà Hán.
Áp dụng trong thực tế hiện nay, để khởi nghiệp thành công, điều kiện cần và quan trọng nhất là chung lý tưởng. Khi đi lên từ hai bàn tay trắng, bị vấp ngã và gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Lúc đấy, việc chung mục tiêu sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn, hạn chế mâu thuẫn và cùng nhau giải quyết khó khăn.
Biết cách dùng người
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoàng Trung – một vị tướng dày dặn kinh nghiệm của Thục dù tuổi tác đã cao nhưng vẫn được đảm nhận vị trí Hậu Tướng Quân. Bởi Lưu Bị và Cát Lượng biết rằng để tiếp tục con đường chinh phạt thì cần phải có một vị tướng trung thành và có tài năng như Hoàng Trung.
Trong thực tiễn hiện nay cũng vậy, nếu bạn bỏ lỡ một nhân tài thì thật đáng tiếc. Đáng buồn hơn là nhân tài đó lại đầu quân cho đối thủ. Vậy nên, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá và dùng người thật chính xác.
Phải biết trân trọng cơ hội
Tào Tháo từ một viên quan nhỏ nhờ nắm bắt thời cơ đã xây dựng nên đế chế Tào Ngụy hùng mạnh, khiến nhiều người phải kiêng nể. Qua đó có thể thấy rằng, nếu biết cách tận dụng cơ hội thì chắc chắn, thành công sẽ đến với bạn.
Bên cạnh đó, cơ hội thường không có nhiều và chỉ đến với những người biết cách nắm bắt lấy nó. Vì vậy, hãy trân trọng, nâng niu và tận dụng nó một cách triệt để để làm nên nghiệp lớn.
Sống khiêm nhường, không kiêu ngạo
Người đời có câu “núi cao còn có núi cao hơn. Bởi vậy, đức tính khiêm nhường luôn được cha ông ta trọng dụng. Kiêu ngạo, thích ra vẻ ta đây, chủ quan,… có thể “giết chết” sự phát triển, thậm chí là tính mạng của con người. Như nhân vật Mã Tắc, Ngụy Diên, Trương Phi,… trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vậy. Mặc dù họ có tài trí, lập được nhiều đại công nhưng vì kiêu ngạo, khinh địch mà nhận cái kết thật thảm hại.
Vì vậy, trong cuộc sống hay công việc, sự kiêu ngạo và chủ quan rất dễ dẫn đến thất bại, khiến chúng ta mất tất cả. Thay vào đó, hãy thật thận trọng, khiêm tốn và xem xét kỹ mọi chuyện trước khi quyết định. Đức tính này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro, chủ động đón đầu và vượt qua thử thách một cách “nhẹ nhàng hơn”.
Hợp tác để cùng phát triển
Bài học về sự hợp tác được thể hiện rất rõ trong trận Xích Bích. Nhận rõ vị thế của nước Thục so với các quốc gia khác, Cát Lượng đã thuyết phục Đông Ngô liên minh với Thục để đánh Tào.
Trong kinh doanh cũng vậy, nếu bạn không có sự sẵn sàng về mọi mặt để đối đầu trực diện với đối thủ lớn thì hãy suy nghĩ đến kế hoạch liên minh chiến lược. Thiết lập mối quan hệ đối tác với các “bạn” có cùng mục tiêu sẽ đảm bảo sự sống sót cho doanh nghiệp bạn trong cuộc chiến thị trường đó.
Không để cảm xúc chi phối
Bị cảm xúc chi phối mang đến rất nhiều hậu quả xấu cho con người. Nếu đã từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, chắc hẳn bạn sẽ rất ấn tượng với Trương Phi. Nhân vật này được tác giả xây dựng với hình tượng uy mãnh, nhiều hào quang nhưng tích cách nóng nảy nên đã đẩy bản thân và những người thân xung quanh mình vào tình huống nguy hiểm. Thậm chí, kết cục của Trương Phi cũng không mấy tốt đẹp.
Trong cuộc sống, thay vì bực tức hãy học cách kiềm soát cảm xúc của bản thân. Hãy lấy bực tức làm động lực để phấn đấu và phát triển. Sự bĩnh tĩnh sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi chuyện một cách thấu đáo và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất trong mọi hoàn cảnh. Ngược lại, bức tức hay khó chịu rất dễ đẩy bạn vào bước đường cùng, không lối thoát!
Phải có tầm nhìn xa trông rộng
Trong truyện, Lữ Bố vì Điêu Thuyền nên đã giết hại Đổng Trác. Để nhận lại sự chê bai và khinh bỉ của người đời. Không chỉ vậy, còn làm hỏng việc lớn và cuối cùng là chết trong tay Tào Tháo.
Qua đó có thể thấy rằng, muốn làm nên nghiệp lớn thì phải có tầm nhìn xa trông rộng. Khả năng này sẽ giúp bạn suy xét đến hậu đối với các quyết định của mình để có hành động phù hợp. Đừng quá quan tâm đến tiểu tiết (chuyện nhỏ) để rồi làm hỏng chuyện lớn.
Quả không ngoa khi đánh giá Tam Quốc Diễn Nghĩa là cuốn tiểu thuyết đi trước thời đại phải không các bạn? Mong rằng những bài học hay được rút ra từ truyện trên sẽ giúp bạn có thể gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như công việc!