Tân ngữ là gì? Cách nhận biết và sử dụng tân ngữ trong câu tiếng Anh như thế nào? Những thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn tổng hợp và ôn tập lại toàn bộ kiến thức về tân ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Contents
Tân ngữ là gì trong tiếng Anh?
Tân ngữ trong tiếng anh là Object, ký hiệu là O. Chúng được sử dụng để chỉ đối tượng chịu sự tác động của chủ ngữ (chủ thể gây nên hành động). Tân ngữ có thể là một từ, một cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động.
Ví dụ:
- I play game. (Tôi chơi game) => Tân ngữ “game” đứng sau động từ “play”.
- My teacher gives me some book (giáo viên đưa cho tôi một vài quyển sách) => “me” và “some flowers” đều là tân ngữ trong câu và đứng sau động từ “give”.
Lưu ý:
- Trong một câu có thể xuất hiện nhiều tân ngữ.
- Với những câu dùng ngoại động từ (transitive verbs) như make, eat, give, play, cut, send,… thì bắt buộc phải có tân ngữ để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của câu.
- Với những câu dùng nội động từ (intransitive verbs) như fall, run, die,… thì có thể có hoặc không có tân ngữ đều được.
Bài viết tham khảo: Due to là gì? Ý nghĩa, cấu trúc và cách sử dụng due to
Vai trò của tân ngữ là gì?
Trong câu, tân ngữ là một bộ phận nhỏ nhưng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, giúp biểu đạt ý, làm rõ nghĩa cho động từ. Từ đó, giúp cho câu văn dễ hiểu và truyền đạt nội dung thông tin được chính xác hơn.
Hơn nữa, trong tiếng Anh có rất nhiều động từ cần phải có tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng. Người ta gọi đó là các ngoại động từ.
Phân loại tân ngữ
Có hai loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object). Đặc điểm của từng loại đó như sau:
Tân ngữ trực tiếp
Là tân ngữ chỉ đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của chủ ngữ (chủ thể gây ra hành động). Thông thường, trong câu có 1 tân ngữ thì chắc chắn đó là tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ: I love spring. (Tôi thích mùa xuân) => Trong câu chỉ có duy nhất một tân ngữ là “spring” nên đây là tân ngữ trực tiếp.
Tân ngữ gián tiếp
Là đối tượng mà hành động xảy ra bởi chủ ngữ là dành cho đối tượng đó. Trong câu, tân ngữ gián tiếp thường đứng sau tân ngữ trực tiếp và được ngăn cách bởi một giới từ (thường là to, for) hoặc đứng trước tân ngữ trực tiếp và không có sự xuất hiện của giới từ. Đây cũng chính là mẹo đơn giản để phân biệt khi trong câu có nhiều tân ngữ.
Ví dụ:
- My father bought me a bike => Hai tân ngữ không được ngăn cách nhau bằng giới từ nên “me” là tân ngữ gián tiếp và “bike” là tân ngữ trực tiếp.
- My father bought a bike for me => Hai tân ngữ được ngăn cách với nhau bằng giới từ “for” nên tân ngữ trực tiếp “bike” đứng trước và tân ngữ gián tiếp “me” đứng sau.
Sau khi đã hiểu rõ tân ngữ là gì và các loại tân ngữ, chúng ta có thứ tự của tân ngữ trong câu như sau:
– Có giới từ:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (For/ to) + Tân ngữ gián tiếp.
– Không có giới từ:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ gián tiếp + Tân ngữ trực tiếp.
Các cách để nhận biết tân ngữ
Khi xác định tân ngữ trong trong câu, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Tân ngữ thường đứng sau động từ hoặc đứng sau giới từ.
- Trả lời cho câu hỏi “Ai/ cái gì sẽ nhận hành động đó?”.
Ví dụ. “Tôi mua điện thoại”. Để xác định tân ngữ, bạn phải trả lời cho câu hỏi “Tôi mua cái gì?” hay “Cái gì được tôi mua?”.
Các hình thức của tân ngữ trong tiếng Anh
Danh từ (Noun – N)
Trong câu, danh từ có thể làm tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
- She is studying literature in the class. (Cô ấy đang học môn Ngữ Văn trong lớp).
- My father just bought a cat. (Bố tôi vừa mua một con mèo).
Bên cạnh đó, các tính từ được sử dụng như danh từ tập hợp cũng được sử dụng làm tân ngữ, ví dụ: The poor, the old, the rich,…
Đại từ nhân xưng (Pronouns)
Đại từ nhân xưng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm bổ ngữ hoặc tân ngữ để bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ trước đó: I – me, He – him, she – her, you – you, it – it, they – them và we – us.
Ví dụ: I want to meet her in Hanoi.
Động từ (Verb)
Động từ nguyên thể có thể làm tân ngữ.
Ví dụ: I want to eat vegetables. (Tôi muốn ăn rau củ).
Dưới đây là một số động từ đòi hỏi theo sau nó phải là một tân ngữ dạng động từ nguyên thể ( to V): seem, agree, attempt, refuse, claim, pretend, decide, prepare, demand, plan, desire, offer, forgot, need, hope, fail, expect, learn, want,…
Danh động từ (Gerund)
Danh động từ là hình thức của động từ được tạo ra bằng cách thêm đuôi -ing vào sau động từ nguyên mẫu, viết tắt là V-ing. Trong câu, danh động từ được dùng làm tân ngữ.
Dưới đây là một số động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải có dạng động từ thêm đuôi –ing, ví dụ như: resent, admit, mind, deny, quit, delay, suggest, avoid, recall can’t help, appreciate, enjoy, resume, postpone, finish, consider, risk, repeat, like,…
Ví dụ: I like watching TV. (Tôi thích xem TV).
Mệnh đề hoặc cụm từ (Clause/ Phrase)
Tân ngữ cũng có thể là một mệnh đề hoặc một cụm từ.
Ví dụ:
- I know how she can pass the final exam. ( Tôi biết cách anh làm thế nào để cô ấy vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ).
- I known how to do that. (Tôi biết cách giải quyết việc đó).
Cách sử dụng tân ngữ trong câu bị động
Nắm rõ các kiến thức về tân ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi làm bài tập chuyển từ câu chủ động sang câu bị động. Khi chuyển, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
- Xác định tân ngữ cần chuyển.
- Chuyển tân ngữ đó thành chủ ngữ của câu bị động.
- Động từ ở thể chủ động chuyển sang thể bị động.
- Chủ ngữ của câu chủ động sẽ được chuyển thành tân ngữ của câu bị động và thêm “by” vào đằng trước.
Ví dụ: Chuyển câu sau thành câu bị động.
I buy a car (Tôi mua chiếc xe ô tô)
=> A car is bought by me.
Bài viết tham khảo: Mrs là gì? Khi nào dùng Mrs & cách phân biệt Mrs, Ms, Mr
Trên đây là thông tin giải đáp thắc tân ngữ là gì trong tiếng anh. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu và biết cách nhận diện tân ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ về thêm thông tin, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!