[Hỏi đáp] Tester là gì? Làm nghề tester cần học những gì?

Nhắc tới công nghệ thông tin, điều mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên chính là những lập trình viên, quản trị, thiết kế phần mềm, quản lý hệ thống,… Đó là những vị trí đã quá quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên có một vị trí tiềm năng khác mà ít người để ý đó là trở thành tester. Vậy, nghề tester là gì? Tester là làm gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu công việc tester là gì?

tester-la-gi
Công việc của tester là gì?

Tester là gì?

Bạn đã bao giờ thắc mắc về những cụm từ như: bản tester, game tester, beta tester, software tester hay tiktok tester là gì chưa?

Đúng như tính chất tên gọi của nó, công việc chính của một tester đó là kiểm tra chất lượng của phần mềm, cho phần mềm chạy thử trước để thực hiện khảo sát. Tức là, một tester sẽ tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua việc thực hiện những so sánh điều kiện thực tế của phần mềm với những điều kiện yêu cầu liên quan đến bugs, defects hay errors… 

Nhiều người gọi vui tester là dân chuyên đi vạch lá tìm sâu. Và phải có một đội ngũ chuyên trách như vậy thì chất lượng của sản phẩm mới được đảm bảo hơn trước khi đến tay khách hàng. 

Vậy các tester học ngành gì? Đa phần nhân viên tester hiện nay đều là những  sinh viên tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin từ các trường đại học, cao đẳng. Cũng có một phần thiểu số làm trái ngành nhưng tỷ lệ không nhiều.

Bài viết tham khảo: Công nghệ thông tin học những môn gì? Xu hướng phát triển sau này?

Tester có những loại nào?

Tester có rất nhiều mảng, tuỳ vào từng nhu cầu cũng như tính chất của mỗi công ty mà họ sẽ cần những Tester ở những mảng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những vị trí tester thường thấy:

Manual Tester là gì?

Nếu bạn học manual test thì trong tương lai bạn sẽ trở thành người kiểm thử phần mềm thủ công. Mặc dù vị trí này không yêu cầu quá cao về kiến thức lập trình tuy nhiên nếu muốn làm tốt công việc này vẫn đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về test manual, có niềm đam mê và tư duy khi tìm lỗi. 

Bạn biết gì về manual tester?

Automation Tester là gì?

Trong khi đó, Automation Tester lại là những người thực hiện kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Kết quả kiểm thử được thực hiện bởi Automation Tester đa phần sẽ đáng tin cậy hơn, tuy nhiên để có thể đảm nhận vị trí này đòi hỏi bạn phải nắm chắc các kiến thức liên quan đến lập trình.

QA tester là gì?

QA tester tên Tiếng Anh đầy đủ là Quality Assurance tester nghĩa là kiểm thử phần mềm. Đây là một công việc có tính hấp dẫn cao, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm tra và thử nghiệm một phần mềm bất kỳ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. 

Việc xác định và sửa lỗi trong giai đoạn đầu của phần mềm là điều cần thiết vì chi phí sửa lỗi sẽ tăng theo thời gian. Chính vì thế, mục tiêu của những người ở vị trí này là tìm lỗi và tìm ra chúng càng sớm càng tốt.

QC tester là gì?

QC là người đảm nhận trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng của phần mềm. Thông thường, QC có 2 vị trí là: manual QC (không yêu cầu kỹ năng lập trình) và Automation QC (yêu cầu cao về kỹ năng lập trình). 

Nhiệm vụ chính của 1 QC Tester là tìm hiểu về hệ thống, phân tích tài liệu mô tả, thiết kế test case cũng như thực hiện việc thử phần mềm trước khi giao cho khách hàng.

BA tester là gì?

Business Analyst hay được viết tắt là “BA” nhằm ám chỉ những “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người trung gian đứng giữa, kết nối khách hàng với các bên kinh doanh cùng đội kỹ thuật của doanh nghiệp thông qua trao đổi, phân tích công việc.

Các cấp bậc của một Tester là gì?

Bạn đã bao giờ thắc mắc cấp bậc kinh nghiệm của nhân viên tester là gì chưa? Thông thường, nghề này được chia thành 4 cấp chính bao gồm: Intern, Fresher, Junior và cuối cùng là Senior.

Yêu cầu về trình độ Công việc cụ thể
Intern tester là gì? Là cấp độ thấp nhất trong thang đánh giá kinh nghiệm làm việc của một nhân viên tester. Các Intern thường là người không có quá nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp, luôn phải có người hướng dẫn, phụ đạo. Vì không có kinh nghiệm chuyên môn nên chỉ đảm nhận những công việc đơn giản và mang tính chất hỗ trợ cho những đồng nghiệp khác. 

Mục đích chủ yếu của những Intern hiện nay là học hỏi để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm nhằm phục vụ cho những công việc khác.

Fresher tester là gì? Các Fresher hầu hết là các  sinh viên mới ra trường của ngành Công nghệ thông tin. Họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức căn bản có liên quan đến công nghệ khi ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa có nhiều cơ hội để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Là những sinh viên mới ra trường và đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Fresher thường sẽ bắt đầu  với những công việc hay nhiệm vụ không quá khó khăn. Chủ yếu là giúp đỡ các đồng nghiệp khác trong nhóm. 

Tuy nhiên, Fresher cũng phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Hiểu được những kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm, nắm được quy trình phát triển phần mềm và nhiều kiến thức, kỹ năng khác có liên quan đến công việc.

Junior tester là gì? Nếu Fresher là những người đã có  trình độ chuyên môn ở một chừng mực nào đó thì Junior tester lại có lợi thế hơn một chút. Ngoài trình độ thì họ cũng đã từng có khoảng thời gian ngắn được tiếp xúc với công việc trong thực tế hoặc đã trải qua quy trình đào tạo nghiêm ngặt của các doanh nghiệp. Những Junior tester thường phải đảm nhận những công việc khó khăn hơn so với Fresher.

Các Junior tester phải biết cách tự xử lý công việc và có khả năng tư duy cao hơn, tiếp xúc với những trường hợp thử nghiệm phức tạp hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện lỗi trong kiểm thử thì phải tự tin biết mình sẽ phải làm gì và sửa như thế nào.

Senior tester là gì? Senior nghĩa là tiền bối. Chính vì vậy những người này  có trong tay khối lượng kiến thức rất lớn và vô cùng chuyên sâu. Họ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cũng như thâm niên làm việc cao. 

Tùy thuộc vào trình độ và thời gian làm việc mà Senior sẽ được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau

Là cấp bậc có kinh nghiệm cao nhất nên Senior có thể đảm nhận bất kỳ công việc nào liên quan đến công việc kiểm thử. Thậm chí, họ hoàn toàn có thể tự nhận một dự án riêng biệt.

Cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên học tester là gì?

Tester – cơ hội hay thách thức?

Mặc dù công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển nhưng ngành nghề này ở Việt Nam vẫn còn vấp phải khá nhiều “định kiến”. Chính vì vậy việc đào tạo chuyên sâu cũng chưa quá phổ biến, hầu hết các tester hiện nay đều xuất thân từ vị trí developer, làm trái ngành trái nghề… cho nên vẫn còn tồn tại hiện tượng khan hiếm nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm, có tay nghề. 

Đây vừa là thách thức cũng vừa là một lợi thế cho những bạn trẻ đang có ý định theo đuổi nghề này một cách chuyên nghiệp. Mặc dù là một nghề có tiềm năng phát triển cao và dễ dàng hơn những công việc cùng khối ngành nhưng không phải ai cũng có năng lực để trở thành một Tester chuyên nghiệp, có tâm và có tầm. 

Bạn cần xác định rõ ràng và kỹ lưỡng hướng đi cho mình sau này, bên cạnh đó cũng phải không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong lĩnh vực này.

Làm tester cần học những gì?

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ hứng thú với vị trí tester tuy nhiên đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn thì các bạn lại lo lắng không biết nên học gì để trở thành tester và học tester có khó không? 

Nếu bạn thực sự có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề này một cách nghiêm túc thì bạn cần trang bị đầy đủ những điều sau đây: 

Nền tảng chắc chắn về máy tính

Cũng giống như bất cứ ngành nào khác trong lĩnh vực phần mềm thì vị trí tester cần một nền tảng căn bản về máy tính. Những kiến thức căn bản này bạn có thể học từ những chương trình được giảng dạy trong trường cao đẳng, đại học. 

Hiện nay giáo trình đào tạo về công nghệ thông tin của các trường cũng tương đối đầy đủ và bao quát nhiều kiến thức về hệ điều hành, database, lập trình mạng…. Tuy những kiến thức này có vẻ không ứng dụng được gì trong lúc học nhưng sẽ rất hữu ích cho vị trí test nếu bạn đi làm sau này.

Kiến thức kiểm thử căn bản

  • Kiến thức lập trình: Căn bản về SQL, HTML và CSS. Đây là 3 kiến thức rất cần thiết khi làm test, bạn không cần phải học quá chuyên sâu để viết code nhưng phải đọc để hiểu được và có thể chỉnh sửa những code đơn giản.
  • Kiến thức tổng quan về kiểm thử, bao gồm việc hiểu được các khái niệm cơ bản, các thuật ngữ cũng như quy trình để phát triển phần mềm, quy trình test.

Vốn Tiếng Anh khá

Điều này không liên quan trực tiếp đến thao tác test nhưng lại rất quan trọng. Nếu vốn tiếng Anh tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào các công ty lớn hơn cũng như dễ dàng học thêm kiến thức về test sau này vì tài liệu hầu hết đều là tiếng Anh.

Con gái có nên học tester?

con-gai-co-ne-lam-tester
Đối với nhiều người, con gái không nên học tester

Ngành Tester không phân biệt nam – nữ, đam mê và năng lực sẽ  giúp bạn chinh phục được mọi khó khăn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc tiếp cận, tìm hiểu hay nghiên cứu về một ngành kĩ thuật đòi hỏi rất nhiều sáng tạo và đây là một khó khăn khá lớn đối với phái nữ.

Tester là ngành được đánh giá là cần nhiều tư duy logic nhất và dựa theo các nghiên cứu khoa học gần đây, tư duy não bộ của phái mạnh phát triển mạnh hơn ngược lại thì nữ giới lại có trí nhớ tốt. 

Vì thế, nữ giới giỏi về các môn xã hội hơn là tự nhiên so với nam giới. Tester là ngành cần sự tư duy cao, tuy vậy việc tư duy logic hoàn toàn có thể rèn luyện được. Chỉ cần các bạn nữ có sự đam mê, chịu khó tìm tòi nghiên cứu tài liệu là mọi thứ có thể nằm trong tầm tay của bạn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn toàn bộ những thông tin cần thiết về tester. Hy vọng chúng đã giúp bạn đọc có thể hình dùng rõ hơn về ngành nghề này cũng như có những định hướng rõ ràng khi quyết định chọn lựa công việc nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *