Tư duy là gì? Đặc điểm, vai trò và cách phát triển kỹ năng tư duy

Tư duy – một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc cũng như trong đời sống; giúp chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá vấn đề và có cách giải quyết sao cho phù hợp. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ tư duy là gì? Vai trò, đặc điểm và cách rèn luyện tư duy như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây nhé! 

Tư duy là gì? Ví dụ

Tư duy hiểu đơn giản là quá trình nhận thức để đưa ra những hành động đúng đắn về sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống. Mục tiêu của quá trình tư duy đó chính là tìm ra những lý luận, triết lý và phương pháp để có thể giải quyết tình huống theo cách tích cực hơn. Hoạt động của tư duy cũng chính là hoạt động của trí tuệ bởi cơ sở sinh lý của quá trình tư duy là vỏ đại não.

Tư duy - quá trình nhận thức để đưa ra hành động đúng đắn
Tư duy – quá trình nhận thức để đưa ra hành động đúng đắn

 

Ngoài ra, tùy vào từng góc độ, lĩnh vực mà định nghĩa về tư duy cũng sẽ có sự khác nhau, ví dụ như:

  • Dưới góc độ triết học: Trong triết học duy tâm khách quan thì tư duy chính là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối không phụ thuộc vào vật chất. Còn theo triết học duy vật biện chứng thì tư duy là một trong những đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao.
  • Dưới góc độ tâm lý học: Tư duy là gì trong tâm lý học? Trong tâm lý học thì tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ cũng như quan hệ bên trong của sự vật và hiện tượng. Tư duy làm cho con người ta có nhận thức đúng đắn về những sự vật xung quanh và ứng xử tích cực với nó.
  • Dưới góc độ sinh lý học: Tư duy được biết đến là một hoạt động của hệ thần kinh nhằm tạo ra những liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc và kích thích chúng hoạt động. Từ đó thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh và định hướng cho các hành vi tích cực.

Ví dụ: Hiện nay, con người có thể thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau. Tùy vào đối tượng là người nước nào mà chúng ta sẽ chủ động giao tiếp bằng ngôn ngữ sao cho phù hợp, đó chính là sự tư duy ngôn ngữ.

Đặc điểm của tư duy là gì?

Tư duy có tính vấn đề

Tư duy có tính vấn đề
Tư duy có tính vấn đề

Vấn đề ở đây là những hoàn cảnh, tình huống có mục đích nhất định hay một vấn đề mới xảy đến. Tuy nhiên ứng phó với vấn đề đó là những kiến thức và phương pháp hoạt động cũ lại không đủ sức để giải quyết, mặc dù nó vẫn rất cần thiết.

Lúc này tư duy sẽ xuất hiện khi gặp phải những tình huống, hoàn cảnh có vấn đề. Với những vấn đề mới mẻ và phức tạp này thì con người không thể áp dụng theo cách giải quyết cũ mà thay vào đó là phải tìm ra được cách thức giải quyết mới hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tư quy cũng có thể nảy sinh. Vấn đề chỉ trở thành tình huống mới và chưa từng xảy ra khi mà chủ thể nhận thức được tình huống đó có vấn đề; nhận thức được các mâu thuẫn đang chứa đựng trong vấn đề đó. Bên cạnh đó thì chủ thể phải có nhu cầu giải quyết chúng và phải sở hữu tri thức có liên quan tới vấn đề đó thì tư duy với có thể nảy sinh.

Tư duy có tính gián tiếp

Tư duy của con người không nhận thức được thế giới một cách trực tiếp mà là nhận thức một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở chỗ để có được tư duy thì con người cần phải biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp cho con người sử dụng các kết quả của nhận thức (khái niệm, quy tắc, quy luật, công thức…) và những kinh nghiệm vốn có của mình vào quá trình tư duy (khái quát, so sánh hay phân tích…) để hiểu có thể hiểu về bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ngoài ra thì tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện qua quá trình con người sử dụng các phương tiện, công cụ máy móc để nhận thức được các đối tượng không thể trực tiếp đụng vào chúng. Bên cạnh đó thì tính gián tiếp của tư duy còn giúp cho con người có được những phán đoán mang tính khoa học với những sự vật và hiện tượng xảy ra trong cả quá khứ cũng như tương lai. 

XEM THÊM: Hướng nội hướng ngoại là gì? Bạn là người hướng nội hay ngoại

Tư duy có tính trừu tượng và khái quát

Tư duy có tính trừu tượng và khái quát
Tư duy có tính trừu tượng và khái quát

Trừu tượng là việc sử dụng trí óc để giữ lại những yếu tố quan trọng cho tư duy; đồng thời gạt bỏ đi những thứ không cần thiết. Khái quát chính là dùng tri thức hợp nhất những đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm dựa trên những thuộc tính, đặc điểm giống nhau.

Trừu tượng và khái quát của tư duy có mối liên hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nếu như không có trừu tượng thì con người không thể bắt đầu tiến hành khái quát. Hay có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế về quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về vấn đề, sự vật và hiện tượng…

Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ

Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ để diễn đạt kết quả của quá trình tư duy. Vì vậy để chủ thể và người khác có thể tiếp nhận được kết quả của quá trình tư duy như dự đoán, khái niệm… về các sự vật, hiện tượng thì cần phải có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ mà chúng ta đang dùng hiện nay chính là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử của nhân loại. Nếu như không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là thứ vô nghĩa. Ngược lại nếu như không có ngôn ngữ thì mọi kết quả của tư duy cũng sẽ không thể được tiếp nhận.

Vai trò của kỹ năng tư duy là gì?

Tư duy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nó giúp cho chúng ta nhận thức được các quy luật khách quan trong cuộc sống. Từ đó có thể dự đoán và lập ra các kế hoạch cải thiện, thay đổi hiện thực một cách khoa học.

Kỹ năng tư duy giúp giải quyết vấn đề hiệu quảKỹ năng tư duy giúp giải quyết vấn đề hiệu quả
Kỹ năng tư duy giúp giải quyết vấn đề hiệu quả

Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy còn giúp chúng ta thu thập, phân tích, sử dụng thông tin một cách thông minh để giải quyết được các vấn đề và phát triển bản thân. Cụ thể vai trò của tư duy như sau: 

  • Giải quyết vấn đề: Tư duy giúp chúng ta tìm ra được các giải pháp cho các vấn đề khó khăn, phức tạp trong cuộc sống cũng như trong công việc. 
  • Tạo ra những ý tưởng mới: Nhờ có tư duy mà chúng ta có thể tìm ra được những ý tưởng độc đáo, từ đó sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. 
  • Nâng cao khả năng học tập: Tư duy giúp cho chúng ta học tập hiệu quả hơn bằng cách xác định các khái niệm, mối liên hệ cũng như quan hệ giữa các thông tin khác nhau. Điều này giúp cho chúng ta dễ dàng học tập và lưu giữ thông tin được lâu hơn. 
  • Phát triển kỹ năng quản lý tình huống: Tư duy giúp chúng ta phát triển khả năng quản lý tình huống, xác định được sự ưu tiên và lập kế hoạch cho các hoạt động trong cuộc sống. 
  • Đánh giá và quyết định: Tư duy giúp cho chúng ta có thể đánh giá và quyết định một cách tỉ mỉ và có tính logic hơn. Điều này giúp cho chúng ta đưa ra được những quyết định chính xác và đúng đắn.

XEM THÊM: Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?

Các loại hình tư duy hiện nay

Hiện nay, trong cuộc sống thông thường sẽ có 6 loại hình tư duy phổ biến. Dưới đây là một vài thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo nhé!

Tư duy tri giác 

Tư duy tri giác - dựa trên trải nghiệm thực tế
Tư duy tri giác – dựa trên trải nghiệm thực tế

Đây được coi là hình thức tư duy cơ bản nhất. Nó xuất phát từ chính trải nghiệm và cảm giác của con người. Nó còn được gọi là tư duy cụ thể bởi dựa trên các đối tượng, sự kiện và tình huống thực tế. 

Tư duy khái niệm 

Tư duy khái niệm là một loại hình tư duy trừu tượng, sử dụng các khái niệm, đối tượng, ngôn ngữ khái quát để diễn đạt và hiểu về các sự vật, sự việc hay quan hệ giữa chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

So với tư duy tri giác thì tư duy khái niệm có ưu điểm là giúp tiết kiệm thời gian, nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề và hiểu biết hiện thực. Từ đó giúp con người có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác hơn. 

Tư duy sáng tạo 

Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo chính là khả năng đưa ra các ý tưởng mới, khác biệt và độc đáo thông qua việc kết hợp, tạo ra hoặc là tái cấu trúc lại các thông tin, kinh nghiệm có sẵn. Loại tư duy này khuyến khích việc tìm kiếm ra các giải pháp mới cho các vấn đề phức tạp và thách thức. 

Tư duy phản chiếu 

Tư duy phản chiếu là loại tư duy nhằm giải quyết các vấn đề có tính phức tạp bằng cách tổ chức lại kinh nghiệm cũng như loại bỏ các trở ngại. Nó đòi hỏi một tiếp cận nhận thức sâu sắc và sắp xếp các dữ kiện theo một trật tự logic để tìm ra được các giải pháp phù hợp. 

Tư duy phản biện 

Tư duy phản biện
Tư duy phản biện

Đây là loại hình tư duy nhằm đánh giá và đưa ra các nhận xét, phê bình về một ý tưởng, quan điểm hay là một lập luận nào đó. Nó thường tập trung vào việc suy luận, chứng minh tính hợp lý của một quan điểm; tìm kiếm ra những điểm yếu hay là những mâu thuẫn trong lập luận đó. 

Tư duy phản biện còn giúp chúng ta tránh được sự thiên vị, tiếp cận được các vấn đề với tư cách là người phân tích và đánh giá. Từ đó đưa ra các quyết định hoặc là lập luận dựa trên sự minh bạch cũng như tính khách quan của dữ liệu. 

XEM THÊM: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất cần thiết để thành công

Tư duy phi hướng 

Tư duy phi hướng là loại tư duy trừu tượng, không dựa trên kinh nghiệm trực tiếp mà thay vào đó là dựa trên các khái niệm và lý thuyết. Tư duy phi hướng thường tập trung vào việc phát triển các lý thuyết, nguyên tắc và hệ thống các quy tắc để giải thích, dự đoán hoặc là kiểm soát thực tế.

Cách phát triển kỹ năng tư duy

Tư duy đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy của mình:

Phát triển kỹ năng tư duy 
Phát triển kỹ năng tư duy
  • Xử lý thông tin: Tập trung vào việc tìm kiếm thông tin có liên quan, sắp xếp và lưu trữ chúng một cách có hệ thống để tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Đánh giá vấn đề: Phát triển khả năng áp dụng các tiêu chí cũng như xây dựng các tiêu chí để đánh giá thông tin tiếp nhận được một cách có hiệu quả.
  • Lập luận: Rèn luyện, thực hành đưa ra các ý tưởng mới và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển khả năng tư duy; khám phá ra những cách tiếp cận khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề. 
  • Đặt câu hỏi: Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá các vấn đề một cách logic, có tính hệ thống. Bạn hãy lật ngược vấn đề để mở rộng góc nhìn cũng như khám phá ra những khía cạnh mới của vấn đề.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tư duy là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn nhất về tư duy để rèn luyện, phát triển nó ngay từ bây giờ nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *