Thiếu xót hay thiếu sót? Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là gì

Thiết sót và thiếu xót là 2 từ có phát âm gần giống nhau nên nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy thực chất thì thiếu xót hay thiếu sót – từ nào đúng chính tả? Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn này là gì?. Hãy cùng với chúng tôi tìm câu trả lời ngay sau đây. 

Thiếu xót hay thiếu sót đúng?

Thiếu sót là gì?

Để hiểu rõ nghĩa của từ “thiếu sót” thì chúng ta cần phân tách chúng ra thành 2 từ riêng biệt, cụ thể: 

  • “Thiếu”: có nghĩa là bỏ quên, chưa hoàn thiện một điều gì đó, trống vắng, không được lấp đầy.
  • “Sót”: có nghĩa là bỏ sót, quên mất việc cần phải tác động vào sự vật, hiện tượng để chúng có thể trở nên đầy đủ hơn. 

Khi hai từ này ghép lại với nhau thì chúng ta được từ “thiếu sót” mang nghĩa bỏ quên, thất lạc sự vật, sự kiện nào đó dẫn tới những trải nghiệm không được trọn vẹn. 

Ví dụ:

  • Cô ấy còn nhiều thiếu sót trong công việc.
  • Bài kiểm tra của cô ấy vẫn còn nhiều thiếu sót nên không đạt điểm cao.
  • Anh ấy vẫn còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý học sinh.
Thiếu xót hay thiếu sót
Thiếu xót hay thiếu sót

Thiếu xót là gì?

Trái với từ “thiếu sót” ở trên thì từ “thiếu xót” lại có ý nghĩa khác, cụ thể:

  • “Thiếu”: có nghĩa là bỏ quên, chưa hoàn thiện việc làm hay sự việc nào đó. 
  • “Xót”: từ này thường xuất hiện trong những từ như “thương xót”, “đau xót” – mang nghĩa là tiếc nuối, đau lòng khi mất đi một điều gì đó (có thể là mất đi người thân hoặc một vật thân thiết nào đó…) 

Mặc dù hai từ “thiếu” và “xót” này đều mang nghĩa riêng nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì chúng ta lại không tìm được ý nghĩa chung. Trong từ điển tiếng Việt thì từ “thiếu xót” này không được ghi nhận và là từ không có nghĩa. Bao gồm cả trong văn nói và văn viết chúng ta đều không được sử dụng từ này.

Thiếu sót hay thiếu xót đúng chính tả?

Từ “thiếu sót” chính là một từ đúng chính tả tiếng Việt. Nó được dùng trong cả văn nói và văn viết trong các trường hợp như:

Sử dụng từ thiếu sót đúng chính tả
Sử dụng từ thiếu sót đúng chính tả
  • Sử dụng để phê phán: Nếu như cấp dưới của bạn thiếu sót trong công việc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì bạn hãy sử dụng từ “thiếu sót” để phê bình họ. Điều này sẽ giúp cho họ có thêm kinh nghiệm và chú ý đến công việc nhiều hơn; không để cho tình trạng thiết sót trước đó xảy ra nữa.
  • Sử dụng để đòi quyền lợi: Nếu như người khác phục vụ bạn nhưng lại gây ra những thiếu sót, khiến bạn không hài lòng thì bạn có thể phản ánh, phàn nàn về điều đó để đòi lại quyền lợi cho bản thân mình.

Nguyên nhân nhầm lẫn “thiếu xót” và “thiết sót”

Lý do mà thiếu sót hay thiếu xót thường xuyên bị nhầm lẫn là bởi vì ngữ âm phát ra không chuẩn. Người miền Bắc và miền Nam thì thường phát âm “s” và “x” giống nhau. Do đó mà những từ được viết “s” cũng đều đọc là “x”. Từ đó đã hình thành nên thói quen đọc “nhiễm” vào văn viết và trở thành lỗi sai chính tả.  

Bên cạnh “thiếu sót” và “thiếu xót” thì cũng có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn liên quan đến cách dùng của “s” và “x”. Ví dụ như: suất cơm hay xuất cơm, sai sót hay sai xót, xuất ăn hay suất ăn…

Mẹo viết đúng chính tả
Mẹo viết đúng chính tả

Nếu như bạn lo lắng rằng mình sẽ không nhớ được cách viết thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả thì bạn có thể tra cứu từ điển tiếng Việt nhé. Ngoài ra thì bạn cũng nên rèn luyện cho mình một số thói quen để luôn viết đúng chính tả như: 

  • Luôn tập trung khi viết: Việc nhầm lẫn, sai chính tả xuất phát chủ yếu từ việc chúng ta thiếu sự tập trung. Để tránh tình trạng viết sai chính tả; mất điểm trong các bài thi, soạn thảo văn bản, báo cáo… thì bạn cần chú ý, tập trung để không bị nhầm lẫn. 
  • Luyện tập thường xuyên: Việc viết thường xuyên cũng là cách để tránh tình trạng sai chính tả. Thiếu sót hay thiếu xót sẽ không còn là trở ngại chính tả nếu như bạn thường xuyên luyện viết mỗi ngày. Đồng thời thì bạn cũng hãy luyện phát âm chuẩn “s” và “x” để luôn viết chuẩn xác chính tả. 
  • Đặt giấy nhớ tại những nơi dễ nhìn thấy: Đây cũng là cách làm khá hiệu quả nếu như bạn thường xuyên quên cách viết thiếu sót hay thiếu xót. Hãy viết từ đúng vào tờ giấy nhớ và dán chúng ở nơi dễ nhìn để nhắc nhở bản thân mình. Bạn cũng có thể áp dụng cách làm này với những cụm từ dễ sai chính tả khác nhé. 

XEM THÊM:

Như vậy bạn đã biết được thiếu xót hay thiếu sót thì đâu mới là từ đúng chính tả rồi đúng không nào. Trong giao tiếp mặc dù bạn phát âm sai nhưng mọi người vẫn có thể hiểu và chấp nhận. Tuy nhiên trong văn viết thì cần đến sự chính xác, chỉn chu. Do đó bạn cần sử dụng sao cho đúng để không bị bắt lỗi nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *