Tôi là bánh khúc đây | Cách làm bánh khúc Hà Nội chuẩn ngon

Sống ở Hà Nội bao năm, nhưng chắc chắn nhiều bạn vẫn thắc mắc không biết “tôi là bánh khúc đây!” hay “xôi lạc bánh khúc đây!” mới chính xác. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn khám phá về tiếng rao đêm “gây lú” huyền thoại này trong bài viết dưới đây nhé!

Tiếng rao đêm – Đặc sản của Hà Nội

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nhớ đến Lăng Bác, Hồ Gươm, Chùa Một Cột,… mà còn có những tiếng rao đêm văng vẳng bên tai khi cả phố phường chìm vào giấc ngủ. Ban ngày, phố xá ồn ào với vô vàn thứ âm thanh, từ tiếng còi xe, tiếng người nói chuyện,… Chỉ khi màn đêm buông xuống thì những tiếng rao mới trở nên rõ ràng. 

Tiếng rao đêm - Thứ “đặc sản” của Hà Nội
Tiếng rao đêm – Thứ “đặc sản” của Hà Nội

Nhớ những đêm trằn trọc mãi không ngủ được. Hãy những buổi thức khuya học bài, tiếng rao của các cô bác bán xôi lạc, bánh khúc cứ văng vẳng mãi bên tai, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng, cũng chả có mấy ai nghe rõ, “tôi là bánh khúc đây!” hay “xôi lạc bánh khúc đây!”.

“Tôi là bánh khúc đây!” – Câu nói gây lú huyền thoại

Mình đã từng đặt câu hỏi này với rất nhiều bạn bè, thậm chí những bạn được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội đều khẳng định tiếng rao là “tôi là bánh khúc đây!”. Nghe có vẻ cũng khá đúng nhỉ, tiếng rao này như một lời khẳng định của người bán rằng “tôi có bán bánh khúc”, vừa đơn giản, gần gũi và vẫn truyền tải trọn vẹn thông điệp. 

Mình đã lầm tưởng như vậy cho đến khi được trò chuyện với một bác bán bánh khúc. Theo như bác chia sẻ, câu nói “xôi lạc bánh khúc đây” mới là chính xác. Như vậy mới biết rằng, hóa ra cũng có rất nhiều người đã nghe nhầm giống mình. Nhưng, đây lại là một sự nhầm lẫn đáng yêu, trở thành kỉ niệm đáng nhớ của biết bao người!

“Tôi là bánh khúc đây” hay “xôi lạc bánh khúc đây”
“Tôi là bánh khúc đây” hay “xôi lạc bánh khúc đây”

Bánh khúc – Món quà ý nghĩa mà thiên nhiên ban tặng

Qua những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được câu hỏi “tôi là bánh khúc đây” hay “xôi lạc bánh khúc đây” mới là câu đúng rồi phải không? Vậy bánh khúc là gì? 

Bánh khúc là loại bánh có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và được nhiều người biết đến cùng với bánh giò, bánh đúc nóng,… là đặc sản của người Hà Nội. Bánh có mùi thơm của lá khúc, gạo nếp; hòa quyện với nhân đậu xanh bùi bùi, thịt mỡ béo ngậy và vị cay nồng của hạt tiêu. 

Bánh khúc có hương thơm đặc trưng của lá khúc và béo ngậy của thịt mỡ
Bánh khúc có hương thơm đặc trưng của lá khúc và béo ngậy của thịt mỡ

Nguyên liệu làm bánh cũng khá đơn giản, gồm có lá khúc, gạo nếp, bột gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và một số gia vị cơ bản (nước mắm, hành khô, dầu ăn, muối, đường,…). Bánh khúc sau khi chế biến sẽ được hấp chín cùng gạo nếp; khi lấy ra có cả một lớp xôi nếp dẻo thơm bao bọc bên ngoài. 

Chúng ta có thể thưởng thức bánh không do phần nhân mặn bên trong đã được chế biến rất vừa miệng. Hoặc có thể kết hợp với đậu phộng, hành khô để gia tăng thêm hương vị cho món bánh. 

Hướng dẫn làm bánh khúc đơn giản tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 1kg
  • Bột gạo nếp: 200g
  • Bột gạo tẻ: 100g
  • Thịt ba chỉ: 100g
  • Đậu xanh tách vỏ: 200g
  • Lá khúc tươi: 300g
  • Các nguyên liệu, gia vị: hành khô, mắm, muối, đường,… 

Cách làm chi tiết

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi mang đi xay nhuyễn. Ướp thịt với hành tím băm + muối + hạt nêm + nước mắm.
  • Gạo nếp + đỗ xanh đem vo sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 4 giờ
  • Lá khúc rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn. Sau đó, lọc lấy nước cốt
Băm nhuyễn thịt lợn và hành khô
Băm nhuyễn thịt lợn và hành khô

– Bước 2: Thực hiện

  • Hấp chín đậu xanh rồi cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó, cho đậu xanh xào với dầu ăn và thêm một chút nước lọc cho đến khi đậu kết dính lại là được. 
  • Xào thịt lợn với hành khô cho chín, nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn
  • Trộn bột gạo nếp + bột gạo tẻ + nước cốt lá khúc tạo thành một khối mịn, không dính tay là được
Trộn bột với nước cốt của lá khúc
Trộn bột với nước cốt của lá khúc

– Bước 3: Tạo hình bánh

  • Bọc kín phần thịt băm bằng một lượng đậu xanh vừa đủ
  • Dùng bột lá khúc bọc kín viên đậu xanh đó
  • Lăn viên bánh qua gạo nếp để gạo phủ kín viên bột
Nặn bánh
Nặn bánh

– Bước 4: Hấp chín bánh

  • Trải một lớp gạo nếp bên dưới rồi xếp bánh vào nồi hấp. Lưu ý, nên để khoảng cách giữa các viên bánh khoảng 1cm. 
  • Rắc một lớp gạo nếp lên trên cùng và tiến hành hấp. Thời gian hấp nhanh hay lâu còn phụ thuộc vào kích thước bánh. Bạn cứ hấp cho đến khi gạo nếp nở đều và bánh chín là được. 
Xếp bánh và nếp vào nồi để hấp chín
Xếp bánh và nếp vào nồi để hấp chín

Cách làm bánh khá đơn giản phải không? Món bánh khúc nóng hổi, thơm mùi nếp và có vị béo ngậy, mặn mặn của phần nhân bên trong tạo nên hương vị đặc biệt, rất khó quên!

Bánh khúc nên ăn kèm với hành khô và đậu phộng sẽ ngon hơn
Bánh khúc nên ăn kèm với hành khô và đậu phộng sẽ ngon hơn

Trên đây là bài viết chia sẻ về câu nói gây lú “tôi là bánh khúc đây” và cách làm món bánh này. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bánh khúc và có thể tự thực hiện món bánh thơm ngon này cho gia đình mình thưởng thức nhé!

Xem thêm : Cách làm bánh tai yến ngon – đơn giản – chuẩn miền Tây

5/5 - (1 bình chọn)

About QuangMinh

Tôi là Quang Minh- Tôi đem lại cho mọi người kiến thức, thông tin, giải trí, kinh nghiệm và trải nghiệm !!!

View all posts by QuangMinh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *