Tìm hiểu về câu điều kiện loại 1 2 3 | bài tập câu điều kiện

Câu điều kiện loại 1 2 3 là phần ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh mà bạn cần phải ghi nhớ. Bởi chúng thường xuất hiện trong các bài thi trên trường, lớp cũng như kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng anh. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như cách sử dụng câu điều kiện, mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé!

câu điều kiện loại 1
Tổng hợp kiến thức về câu điều kiện

Định nghĩa câu điều kiện trong tiếng anh

Là loại câu sử dụng để nêu lên giả thiết về một sự việc nhưng sự việc đó chỉ xảy ra khi điều kiện được đề cập đến xảy ra. 

Cấu trúc câu điều kiện gồm có 2 phần: 

  • Mệnh đề điều kiện (mệnh đề If), còn được gọi là mệnh đề phụ. 
  • Mệnh đề chính: Là mệnh đề nêu lên kết của của sự việc. 

Ví dụ:

If it rains, I won’t go to the picnic. (Nếu trời mưa, tôi sẽ không đi picnic). 

Trong câu điều kiện, hai mệnh đề không cố định mà có có thể đổi vị trí cho nhau. Nếu mệnh đề phụ đứng trước thì bắt buộc phải có dấu phẩy để ngăn cách giữa hai mệnh đề. Nếu mệnh đề phụ đứng sau thì không cần. 

Với ví dụ trên, chúng ta có thể viết như sau:  

I won’t go to the picnic if it rains. (Tôi sẽ không đi picnic nếu trời mưa).

Bài viết tham khảo: Due to là gì? Ý nghĩa, cấu trúc và cách sử dụng due to

Các loại câu điều kiện

Trong tiếng anh, câu điều kiện được chia thành 5 loại. Trong đó, có 4 loại chính là: câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3, loại 0 và 1 loại mở rộng, gọi là câu điều kiện hỗn hợp. Cụ thể về ý nghĩa, cách dùng và cấu trúc của từng loại như sau: 

câu điều kiện loại 1
Bảng tóm tắt cấu trúc của câu điều kiện

Câu điều kiện loại 0

Dùng để diễn tả một chân lý, một hành động, một thói quen hoặc sự kiện thường xuyên xảy ra. Loại câu điều kiện này đề cập đến những vấn đề hiển nhiên và được mọi người công nhận. 

Cấu trúc: 

 If + S + V(s,es), S + V(s,es)

Động từ trong hai mệnh đề được chia ở thì hiện tại đơn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các trạng từ chỉ tần suất như always, usually hoặc often trong mệnh đề chính để diễn tả một thói quen. 

Ví dụ: 

  1. If it’s cold, I wear warm clothes. (Nếu trời lạnh thì chúng ta mặc áo ấm). 
  2. Plants die if they don’t get enough water. (Cây cối sẽ chết nếu chúng không có đủ nước).

Ngoài ra, loại câu điều kiện này còn được dùng để đưa ra lời đề nghị hay lời chỉ dẫn. 

Ví dụ: If you want to subscribe, please contact us. (Nếu bạn muốn đăng ký thì hãy liên hệ đến chúng tôi). 

Câu điều kiện loại 1

Là câu điều kiện mà sự việc hay hành động có thực ở hiện tại. Loại câu này được dùng khi giả định cho những sự việc, hành động có thể xảy ra trong hiện tại hoặc ở tương lai. 

Cấu trúc: 

If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu).

Trong câu điều kiện loại 1, động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn; còn động từ ở mệnh đề phụ thì được chia ở thì hiện tại đơn. Chủ ngữ trong hai mệnh đề có thể khác nhau hoặc trùng nhau. Tùy ý nghĩa của câu mà bổ ngữ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. 

Ví dụ:

  1. If it’s sunny, I’ll hang out with my friends. (Nếu trời nắng thì tôi sẽ đi chơi với bạn của tôi). 
  2. If it rains, our flight will be canceled. (Nếu trời mưa thì chuyến bay của chúng tôi sẽ bị hủy). 

Câu điều kiện loại 2

Đây là loại câu điều kiện mà các hành động, sự việc không có thực ở hiện tại. Điều kiện chỉ là giả thiết hoặc ước muốn trái ngược với hiện tại, không thể xảy ra trong hiện tại hoặc ở tương lai. 

Cấu trúc: 

If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu).

Trong loại câu điều kiện này, động từ của mệnh đề chính được chia ở điều kiện hiện tại; động từ trong mệnh đề phụ được chia ở thì bàng thái cách (giống như thì quá khứ đơn). 

Ví dụ: 

  1. If I were a boy, I would be better. (Nếu là con trai thì tôi sẽ khỏe hơn). 
  2. If I were a bird, I would fly across the sky. (Nếu là con chim thì tôi sẽ bay lượn khắp bầu trời). 

Câu điều kiện loại 3

Đây là loại câu điều kiện mà sự việc hay hành động không có thực ở quá khứ. Điều kiện mang tính chất thể hiện mong muốn ở quá khứ, là giải thiết trái ngược với hiện trạng trong quá khứ và không thể xảy ra được trong quá khứ. 

Cấu trúc: 

If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P

Động từ trong mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành; động từ của mệnh đề phụ sẽ được chia ở thì quá khứ hoàn thành. 

Ví dụ: 

  1. If I had been absent yesterday, I wouldn’t have met her. (Nếu hôm qua vắng mặt thì tôi đã không được gặp mặt cô ấy). 
  2. If she had studied English hard, she would have passed the final exam.  (Nếu cô ấy chăm chỉ học tiếng anh thì cô ấy đã vượt qua kỳ thi cuối kỳ). 

Câu điều kiện hỗn hợp

Là loại câu được mix giữa hai loại câu điều kiện với nhau trong quá trình giao tiếp. Cụ thể như sau: 

  • Hỗn hợp giữa câu điều kiện loại 3 và loại 2 để diễn tả một giả thiết trái trước với quá khứ nhưng kết quả lại ngược với hiện tại. 

Cấu trúc:

 If + S + had + P.P (V3), S + would + V (nguyên mẫu)

Ví dụ: If I had studied hard at school, I would become a freshman at Thuong Mai University. (Nếu học hành chăm chỉ ở trường thì tôi đã trở thành sinh viên năm nhất tại trường Đại học Thương mại rồi, tức là hiện tại không phải).

  • Hỗn hợp giữa câu điều kiện loại 2 và loại 3 để thể hiện một giả thiết ngược với hiện tại và kết quả thì trái ngược với kết quả trong quá khứ. 

Cấu trúc:

If + S + V (quá khứ) , S + would + have + P.P.

Ví dụ: If I were him, I would have bought a car instead of a motorcycle. (Nếu tôi là anh ấy thì tôi đã mua một chiếc ô tô thay vì xe máy). 

Đảo ngữ câu điều kiện

Trong một số trường hợp, người ta sẽ đảo vị trí của động từ và chủ ngữ trong mệnh đề phụ nhằm mục đích nhấn mạnh. Hình thức đảo ngữ được áp dụng với cả 3 loại câu. Cụ thể như sau: 

câu điều kiện loại 1 2 3
Cách đảo ngữ trong câu điều kiện

Câu điều kiện loại 1

 Cấu trúc: 

Should + S + V(e,es), S + Will + V(nguyên mẫu)

Ví dụ: 

If I have free time, I will learn makeup. (Nếu tôi có thời gian thì tôi sẽ học trang điểm).

=> Should I have free time, I will learn makeup.

Câu điều kiện loại 2

Cấu trúc: 

Were + S + to V,  S+ Would + V(nguyên mẫu)

Ví dụ: 

If I learnt French, I would read a French book. (Nếu tôi học tiếng Pháp thì tôi đã đọc được sách bằng tiếng Pháp).

=> Were I to learn French, I would read a French book.

Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc: 

Had + S + P.P, S + Would have P.P

Ví dụ: 

If I had studied hard, I would have passed the test. (Nếu tôi học hành chăm chỉ thì tôi đã vượt qua bài kiểm tra). 

=> Had I studied hard, I would have passed the test.

Lưu ý khi sử dụng câu điều kiện

  • Với những câu điều kiện mà mệnh đề ở dạng phủ định, chúng ta có thể sử dụng ‘Unless” để thay thế cho cấu trúc “If…. not”. 
  • Trong mệnh đề phụ, có thể dùng thì tương lai nếu mệnh đề phụ sẽ diễn ra sau khi mệnh đề chính diễn ra. 
  • Dùng “were” để thay thế cho “was” khi trong câu điều kiện if loại 2. 
  • Câu điều kiện loại 2 và loại 3 có thể dùng có thể dùng trong cấu trúc would rather/ wish để trách móc ai đó hoặc thể hiện sự tiếc nuối. 

Bài tập về câu điều kiện có đáp án 

Dạng 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc (Chia động từ)

Đây là dạng bài tập củng cố giúp học sinh nhận biết và ghi nhớ lâu hơn về cách dùng cũng như cấu trúc của các loại câu điều kiện. 

Bên cạnh những kiến thức về câu điều kiện if, học sinh cần phải nắm vững các dạng quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành của động từ, nhất là các động từ bất quy tắc. 

bài tập tiếng anh
Ví dụ về dạng bài tập câu điều kiện số 1

Dạng 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng

Dạng bài tập này cũng tương tự như dạng 1. Đề bài sẽ đưa ra câu hỏi cùng 4 đáp án; học sinh sẽ dựa vào kiến thức đã học để lựa chọn đáp án đúng nhất. 

bài tập tiếng anh
Ví dụ về dạng bài tập câu điều kiện số 2

Dạng 3: Viết lại câu điều kiện

Đây là dạng bài tập câu điều kiện được đánh giá là khó nhất. Để làm tốt dạng này, học sinh cần nắm vững tất cả các kiến thức về câu điều kiện và thường xuyên luyện tập để nâng cao kỹ năng. 

Ví dụ về dạng bài tập câu điều kiện số

bài tập tiếng anh
Ví dụ về dạng bài tập câu điều kiện số 3

Dạng 4: Viết lại câu điều kiện trong câu nói trực tiếp.

Trong dạng bài tập này, câu điều kiện sẽ được đưa ra trong câu nói trực tiếp và yêu cầu người học chuyển sang câu tường thuật. Để làm tốt dạng bài tập này, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau: 

  • Câu điều kiện loại 1:  Khi chuyển sang câu tường thuật sẽ lùi 1 thì. Ví dụ: 

Ana said: “If I go to school early, I will buy you breakfast.”

=> Ana said that if she went to school early, she would buy me breakfast. 

(Ana bảo rằng nếu cô ấy đi học sớm thì cô ấy sẽ mua cho tôi đồ ăn sáng).

  • Câu điều kiện loại 2: Khi chuyển sang câu tường thuật, câu loại 2 vẫn giữ nguyên và không bị thay đổi về thì.

Jenni said to me, “If I were a bird, I would fly across the sky.”

=> Jenni said to me that if she were a bird, she would fly across the sky.

(Jenni đã nói với tôi rằng nếu là con chim thì cô ấy sẽ bay lượn khắp bầu trời). 

  • Câu điều kiện loại 3: Khi chuyển sang câu tường thuật, câu loại 3 vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi về thì. Ví dụ: 

My teacher said to me, “If I had studied hard, I would have passed the test”.

=> My teacher said to me that If I had studied hard, I would have passed the test. 

(Giáo viên nói với tôi rằng nếu tôi chăm chỉ học tập thì tôi đã vượt qua bài kiểm tra)

Bài viết tham khảo: Tham khảo các cách học collocation hiệu quả theo từng chủ đề

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu trúc, cách sử dụng và các bài tập về câu điều kiện loại 1 2 3. Hãy thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng để ẵm trọn điểm trong phần thi này nhé! Trong quá trình ôn tập, nếu gặp phải thắc mắc thì bạn hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau trao thêm nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *