Câu phủ định là kiểu câu được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Vậy câu phủ định là gì? Có những loại nào? Cách dùng câu phủ định như thế nào? Bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về câu phủ định trong tiếng Việt và tiếng Anh nhé!
Câu phủ định trong tiếng Việt
Câu phủ định là gì tiếng Việt?
Câu phủ định là câu mang ý nghĩa phản bác, phản đối, không đồng tình với quan điểm, đánh giá hay nhận định nào đó. Câu phủ định thường chứa các từ phủ định như không phải, không, chẳng, chưa, chả,…
Ví dụ về câu phủ định
- Tuần này, tôi không về quê.
- Không có bài tập cho môn Toán.
- Bố mẹ tôi không phải là bác sĩ.
- Cô ấy muốn ăn kem nhưng anh ấy không đồng ý. Vì cô ấy vừa mới khỏi ốm, cơ thể vẫn còn rất yếu.
- Nam không làm bài tập về nhà nên bị cô giáo phạt.
- Bố tôi không phải là người ở thôn này. Ông là người từ nơi khác chuyển đến.
Vai trò, tác dụng của câu phủ định là gì?
Trong tiếng Việt, câu phủ định được sử dụng nhằm mục đích:
- Dùng để thông báo, xác định không có sự việc, sự vật hay hiện tượng nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sai hoặc không hợp lý.
- Dùng để phản bác lại ý kiến, quan điểm hay nhận định nào đó của người khác.
Ví dụ:
- Hôm nay trời không mưa. (Dùng để thông báo, xác định)
- Bài tập này giải theo cách thứ nhất là được. – Không phải, bài tập này giải theo cách thứ hai. Cách thứ nhất quá dài dòng, dễ bị nhầm lẫn. (Dùng để phản bác ý kiến của người khác)
Các loại câu phủ định
Có 2 loại câu phủ định là:
- Câu phủ định miêu tả: Dùng để thông báo hoặc xác nhận không có sự việc, sự vật hay thông tin nào đó.
- Câu phủ định bác bỏ: Dùng để phản bác hoặc phủ nhận một ý kiến, nhận định.
Ví dụ minh họa:
- Nam không phải là người học giỏi nhất lớp. => Xác nhận thông tin “Nam không phải là người học giỏi nhất lớp”.
- Cô ấy không mang vở bài tập đến lớp. => Xác nhận việc “Cô ấy không mang vở bài tập đến lớp”.
- Không có, con vẫn đang ngồi học bài ở nhà mà! => Bác bỏ ý kiến con đi chơi, không ngồi ở nhà học bài của bố mẹ.
- Không đúng, món ăn này phải chấm với mắm tôm mới đúng vị. => Bác bỏ, không đồng tình với quan điểm của người nói.
- Không phải, Lan mới là người xinh nhất trong nhóm. => Bác bỏ, phủ nhận quan điểm của người nói.
Cách nhận biết câu phủ định là gì?
Để nhận biết câu phủ định trong tiếng Việt, bạn có thể dựa vào dấu hiệu nhận biết sau:
- Về hình thức: Câu phủ định thường có từ phủ định như không, chẳng, chả, đâu có phải, không phải, chẳng phải,…
- Về nội dung: Dùng để bác bỏ ý kiến hoặc xác nhận không có sự việc, vấn đề hay mối quan hệ nào đó.
Bạn có thể dựa vào 2 dấu hiệu này để tạo câu phủ định. Đây là cách đặt câu phủ định trong tiếng Việt đơn giản và chính xác nhất.
XEM THÊM: Ngôi thứ nhất là gì? Cách nhận biết, tác dụng và ví dụ minh họa
Những lưu ý khi sử dụng câu phủ định là gì?
Phủ định kết hợp với phủ định thành khẳng định. Những câu có cấu trúc như vậy thường không phải là câu phủ định và biểu thị ý nghĩa khẳng định. Dạng câu này được gọi là dùng từ phủ định để khẳng định. Ví dụ về câu phủ định để khẳng định:
- Tôi không thể không nhớ về chuyện ấy mỗi khi nhìn thấy món đồ này.
- Ai mà chẳng biết nhà nó giàu nhất làng.
- Không ai trong lớp không thích cô ấy cả.
Cấu trúc “chẳng những/ không những…. mà còn” mặc dù có chứa từ phủ định nhưng không dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Có những câu không có hình thức là câu phủ định nhưng mang ý nghĩa phủ định. Ví dụ như:
- Làm gì có chuyện đó đâu! Tôi ở làng này từ nhỏ nên chuyện gì tôi cũng biết!
- Bài hát này mày thấy hay hả?
- Mày tưởng tao sướng hơn chắc?
- Tao chắc hạnh phúc lắm cơ đấy!
- Nhìn tôi chắc đang vui lắm!
Câu phủ định trong tiếng Anh
Câu phủ định trong tiếng Anh là gì?
Câu phủ định là kiểu câu dùng để bộc lộ quan điểm, ý kiến về điều gì đó sai hoặc không đúng sự thật của người nói, người viết. Câu phủ định tiếng Anh là Negative sentences.
Ví dụ về câu phủ định trong tiếng Anh
- My father is not a doctor. (Bố tôi không phải là bác sĩ).
- I could not depart without saying my goodbyes. (Tôi không thể rời đi mà không nói lời từ biệt)
- He isn’t from here. (Ông ta không phải là người ở đây)
- This store does not have many nice, modern clothes. (Cửa hàng này không có nhiều quần áo đẹp, hợp xu hướng).
- My dog does not want to eat vegetables. (Chú chó của tôi không thích ăn rau củ)
Cách đặt câu phủ định bằng tiếng Anh
Để tạo câu phủ định, bạn có thể tham khảo các cách làm sau:
– Thêm “not” vào sau trợ động từ/ động từ tobe/ động từ khuyết thiếu:
Ví dụ:
- I am not a student. (Tôi không phải là học sinh)
- I cannot run 20 kilometers. (Tôi không thể chạy bộ 20km)
- I did not engage in military training due to a fractured leg. (Tôi đã không tham gia khóa huấn luyện quân sự vì bị gãy chân)
- The partner doesn’t accept our offer since they have a better offer for cooperation. (Đối tác không chấp nhận lời đề nghị của chúng tôi vì họ có lời đề nghị hợp tác tốt hơn.
- My parents don’t agree to allow me to drive because I was in an accident. (Bố mẹ tôi không đồng ý cho tôi lái xe vì tôi đã từng bị tai nạn)
– Sử dụng các từ mang ý nghĩa phủ định như no one, nobody, none, neither, nothing,..
Ví dụ:
- When the old guy fell, no one on the street came to aid him. (Khi ông già ngã xuống, không một ai trên đường chạy đến giúp đỡ).
- Nothing on the table is my favourite food. (Không món gì trên bàn là món ăn yêu thích của tôi).
– Dùng các trạng từ phủ định như rarely, hardly, never, seldom,…
Ví dụ:
- I never order food out because it appears unsanitary. (Tôi không bao giờ gọi đồ ăn ngoài vì nó có vẻ hơi mất vệ sinh)
- He rarely wakes up at 6 a.m. (Anh ta rất hiếm khi thức dậy lúc 6 giờ sáng).
- She seldom cooks at home. (Cô ấy hiếm khi nấu ăn tại nhà)
– Câu phủ định với “any/no”
Ta có thể chuyển từ câu khẳng định thành câu phủ định với any/no qua cấu trúc sau:
Some (câu khẳng định) => Any/ no + danh từ (câu phủ định)
Ví dụ:
There are some learners in the lecture hall. (Có một số học viên đang ở trong giảng đường)
=> There are no learners in the lecture hall. (Không có học viên trong giảng đường)
– Câu phủ định với “no matter” (bất kể, dù có)
Cấu trúc:
No matter + who/which/what/where/when/how + S + V (hiện tại)
Ví dụ: No matter how good he is, I cannot forgive him for his past mistakes. (Dù anh ta tốt đến mấy thì tôi cũng không thể tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của anh ta).
– Câu phủ định với cấu trúc “not … at all”
Ví dụ: This outfit is not attractive at all. (Bộ trang phục này không hề hấp dẫn chút nào).
Trên đây là bài viết chia sẻ về câu phủ định là gì trong tiếng Anh và tiếng Việt. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phần nội dung kiến thức này nhé!