Câu trần thuật là gì? Đặc điểm, chức năng và dấu hiệu nhận biết

Tiếng Việt có nhiều kiểu câu khác nhau; trong đó phổ biến nhất là câu trần thuật. Vậy câu trần thuật là gì? Câu trần thuật dùng để làm gì? Làm sao để nhận biết kiểu câu này? Những chia sẻ sau đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn ôn luyện lại phần kiến thức này nhé!

Câu trần thuật là gì? Cho ví dụ minh họa

Câu trần thuật là dạng câu được dùng dưới hình thức kể, miêu tả, nhận xét, thông báo hoặc nhận định,…. về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại. 

Câu trần thuật còn được gọi là câu tường thuật, câu kể. Chúng được dùng với giọng điệu bình thường hoặc có thể xen lẫn các từ ngữ biểu cảm nhưng mục đích chính vẫn là dùng để kể. 

Khái niệm về câu trần thuật
Khái niệm về câu trần thuật

Ví dụ về câu trần thuật: 

  • Chiếc máy ảnh được đặt trong góc tủ. 
  • Đường phố đông xe cộ qua lại.
  • Cánh đồng lúa chín vàng và tỏa hương thơm ngát. 
  • Trời mưa to, gió lớn. 
  • Sáng mai, tôi sẽ cùng mẹ đi chợ huyện sắm đồ Tết. 
  • Trời nắng như đổ lửa. 

XEM THÊM: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, vai trò và ví dụ minh họa

Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

Mục đích chính của câu trần thuật là dùng để kể, tường thuật lại một câu chuyện hoặc sự việc nào đó đã xảy ra. Trong một số trường hợp, chúng được dùng để yêu cầu, thông báo, nhận xét, bộc lộ cảm xúc,…. 

Câu tường thuật được dùng phổ biến trong văn xuôi, văn viết, tiểu thuyết,… và cả cuộc sống thường ngày. 

Ví dụ: 

  • Trời đang mưa to. => Miêu tả, thông báo sự kiện đang diễn ra. 
  • Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi ăn sáng và tự đi đến trường bằng xe đạp. => Thuật lại các hoạt động diễn ra vào buổi sáng của nhân vật “tôi”. 
Câu trần thuật thường dùng để kể, tả hoặc tường thuật lại một câu chuyện
Câu trần thuật thường dùng để kể, tả hoặc tường thuật lại một câu chuyện

Câu trần thuật là gì? – Đặc điểm và cách nhận biết

Để nhận biết câu trần thuật, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau: 

  • Nội dung câu trần thuật thường là mô tả, trình bày, tường thuật toàn bộ một việc đã xảy ra 
  • Câu trần thuật không có nhiều đặc điểm hình thức như câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Chúng thường mở đầu bằng chữ in hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm lửng hoặc chấm than nhằm mục đích nhấn mạnh. 

XEM THÊM: Câu cầu khiến là gì? Dấu hiệu nhận biết, tác dụng và ví dụ minh họa

Có những loại câu trần thuật nào?

Câu trần thuật được chia thành 2 loại, đó là:

  • Câu trần thuật đơn: Chỉ có một mệnh đề độc lập, bao gồm 1 chủ ngữ – 1 vị ngữ. Ví dụ: Tôi đang ăn cơm. 
  • Câu trần thuật ghép: Là kiểu câu có 2 mệnh đề độc lập trở lên. Các mệnh đề thường liên kết độc lập với nhau bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc liên từ/ cặp liên từ. Ví dụ: Trời mưa to, gió lớn. 

Cách đặt câu trần thuật

  • Bước 1: Xác định rõ mục đích đặt câu.
  • Bước 2: Chọn kiểu câu trần thuật phù hợp. 
  • Bước 3: Xác định thành phần chính (chủ ngữ – vị ngữ). Bổ sung các thành phần phụ khác như phụ chú, trạng ngữ,…. 
  • Bước 4: Đọc và chỉnh sửa. Chú ý đến hình thức câu (viết hoa câu mở đầu và kết thúc bằng dấu câu. 

Bài tập về câu trần thuật

  • Dạng 1: Đặt câu trần thuật.
  • Dạng 2: Chỉ và cho biết tác dụng của câu trần thuật là gì.
Bài tập về câu trần thuật
Bài tập về câu trần thuật
Bài tập về câu trần thuật
Bài tập về câu trần thuật

Mong rằng chia sẻ trên đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm câu trần thuật là gì. Mọi câu hỏi thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *