ADN là từ được nhắc rất nhiều trong các tài liệu y khoa, sách vở và đời sống thường ngày. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc lưu trữ các thông tin của con người và sinh vật. Tuy nhiên, rất ít người hiểu kỹ tường tận về ADN khi được hỏi đến. Vật chức năng của ADN là gì? Ứng dụng của ADN trong đời sống như nào? Hãy theo dõi bài viết này để tìm được lời giải đáp nhé!
Contents
ADN là gì?
Trước khi tìm hiểu về “chức năng của ADN là gì?” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm của ADN trước. Vậy ADN là gì? ADN là một đại phân tử phức tạp mang thông tin di truyền của hệ thống sống. Hầu như các loại sinh vật đa bào đều có đủ bộ ADN của sinh vật đó. Trong quá trình sinh sản phân tử ADN phải trải qua quá trình phân chia nên một phần của ADN sẽ được truyền cho đời sau.
ADN được hình thành từ rất nhiều nucleotide. Một nucleotide sẽ gồm ba thành phần là: đường deoxyribose (C5H10O4), nhóm photphat (H3PO4) và một nitơ base. Mỗi nitơ base sẽ gồm có bốn loại là: A-Adenine, G-Guanine, T-Thymine và C-Cytosine. Kích thước phân tử của A và T luôn lớn hơn so với kích thước phân tử G, C.
Cấu trúc của ADN
Cấu trúc ADN là một chuỗi xoắn kép được thành bằng các liên kết của nitơ base và chuỗi đường được xen kẽ với photphat để tạo ra khung xương chắc chắn. Theo thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, DNA của con người được tạo thành bởi 3 tỷ cặp bazơ và có hơn 99% cặp giống nhau ở tất cả mọi người.
ADN còn có khả năng tự nhân lên và sao chép. Quá trình nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp của hai tế bào con giống nhau từ tế bào mẹ dựa theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. Với cơ chế tự sao chép thì hai mạch đơn của ADN mẹ sẽ bị tách ra từ từ rồi tạo thành hai mạch khuôn mới. Mạch mới sẽ tổng hợp và đóng xoắn để tạo thành hai phân tử ADN con.
Sau khi tổng hợp ADN xong, từ một tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ. Bên cạnh đó, mỗi loài sinh vật đều có một loại gen di truyền và trình tự sắp xếp nucleotide khác nhau với đặc trưng riêng. Nếu thay đổi vị trí của các nucleotide sẽ tạo ra một phân tử ADN khác hẳn so với loài sinh vật ấy. Do đó, ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù.
XEM THÊM: Giun đất có vai trò và tác dụng gì? Giun đất di chuyển như thế nào?
Chức năng của ADN là gì?
ADN có vai trò rất quan trọng đối với các loài sinh vật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ chức năng chính của ADN là gì? ADN có 3 chức năng quan trọng là mã hóa thông tin di truyền, bảo quản thông tin di truyền và bảo tồn thông tin di truyền. Cụ thể như sau:
- Mã hóa các thông tin di truyền: ADN sẽ mã hoá số lượng, thành phần và trình tự của các nucleotide trên ADN.
- Bảo quản thông tin di truyền: Khi tổng hợp hay phân chia ADN, nếu quá trình ấy có bất cứ một sai sót nào thì phân tử ADN gần như sẽ được hệ thống enzyme sửa sai ngay trong tế bào.
- Bảo tồn các thông tin di truyền: Nhờ quá trình nhân đôi của ADN nên thông tin di truyền đã được truyền từ thế hệ trước sang đến thế hệ sau.
Như vậy, chức năng của ADN chính là mang thông tin di truyền, bảo quản, bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi để tạo nên nền tảng cho sự tiến hóa. Thông tin di truyền sẽ mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể của sinh vật. Do đó, ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính riêng biệt của sinh vật.
Ứng dụng của ADN trong đời sống là gì?
Sau khi tìm hiểu về chức năng của ADN là gì? Các bạn có thể thấy rằng những chức năng đó chứa đựng các thông tin di truyền. Điều này có thể giúp ích cho một số lĩnh vực hiện nay. Họ có thể ứng dụng nó để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống.
Xét nghiệm tiền lâm sàng
Một số căn bệnh được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như bệnh tim, ung thư vú, ung thư trực tràng,… Mà nhiều người có gen mang bệnh di truyền là gen lặn nên không biết mình có bị bệnh di truyền không. Do đó, việc xét nghiệm ADN sẽ giúp xác định được tình trạng sức khỏe của người đó để tìm ra phương pháp trị bệnh sớm nhất.
XEM THÊM: Bức xạ nhiệt là gì? Ứng dụng của bức xạ nhiệt trong thực tế
Xét nghiệm trước sinh
Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ. Ví dụ như hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch; hội chứng klinefelter gây vô sinh; hội chứng Down,… Xét nghiệm ADN cho thai nhi được 7 tuần tuổi với người cha giả định, nhờ đó có thể phát hiện được quan hệ huyết thống.
Xét nghiệm huyết thống
ADN là vật chứa đựng các thông tin di truyền từ nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy nên, khi xét nghiệm ADN sẽ giúp xác định được mối quan hệ huyết thống giữa cha con, họ hàng,….
Trong một số trường hợp đặc biệt như giấy khai sinh, chứng minh quan hệ trong gia đình hay các vụ kiện tụng,… thì các cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu phải có giấy xét nghiệm ADN để chứng minh quan hệ huyết thống. Cụ thể như sau:
- Giấy khai sinh: Khi con được sinh ra trước khi bố mẹ có giấy đăng ký kết hôn hoặc khi trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ mà chưa có tên bố sẽ cần bổ sung giấy xét nghiệm ADN.
- Thủ tục nhận người thân: ADN giúp xác nhận huyết thống giữa ông và cháu, bố & con, mẹ & con,…
- Xác nhận cấp dưỡng sau khi ly hôn cần phải xác nhận quyền thừa kế và các thủ tục pháp lý khác.
- Phân chia tài sản.
Như vậy, với các thông tin bên trên các bạn có thể dễ dàng hiểu được chức năng của ADN là gì? Và các ứng dụng của ADN trong đời sống. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về ADN và áp dụng vào thực tế hiệu quả.