Cô cạn là gì? Các cách tách chất ra khỏi hỗn hợp phổ biến

Làm muối, làm mứt là các ví dụ điển hình cho phương pháp cô cạn. Vậy cô cạn là gì? Có những phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp nào?. Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu qua bài viết này. 

Phương pháp cô cạn là gì?

Cô cạn là phương pháp dùng để tách chất rắn ra khỏi huyền phù hoặc dung dịch bằng cách làm dung môi bay hơi và thu được lượng chất rắn còn lại. Phương pháp này được áp dụng đối với loại chất rắn tan trong chất lỏng, khó bay hơi và bền với nhiệt độ cao. 

Ví dụ về phương pháp cô cạn: Thu muối ăn từ dung dịch nước muối bằng cách đun nóng cho đến khi nước (dung môi) bay hơi hết; ta sẽ thu được chất rắn, hay chính là muối ăn. Người ta dùng phương pháp cô cạn để tách muối ra khỏi nước bởi muối là chất rắn tan trong nước và không bị hơi hóa nếu gặp nhiệt độ cao. 

Phương pháp cô cạn là gì? 
Phương pháp cô cạn là gì?

Các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp khác

Ngoài cô cạn, chúng ta còn nhiều phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp khác như: 

Phương pháp gạn, lắng, lọc

  • Phương pháp lắng: Dùng để tách chất rắn lửng lơ, có trọng lượng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn. Ví dụ khi khuấy một thìa bột sắn dây với nước lạnh, chờ một lúc bạn sẽ thấy bột sắn dây lắng xuống dưới. 
  • Phương pháp gạn: Đây là việc ta đổ khẽ để lấy phần chất lỏng trong và để lại chất rắn (cặn). Ví dụ, đợi sau khi sắn dây lắng xuống, ta gạn lấy phần nước trong ở phía trên. 
  • Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp của chúng. Ví dụ, khi pha cafe phin, ta đổ nước nóng vào để lọc phần bã cafe đi. 

Đối với chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, phương pháp lọc sẽ giúp tách chất rắn ra khỏi chất lỏng. Để lọc chất rắn, người ta thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc có nhiều lỗ nhỏ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, những hạt chất rắn có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại. 

Phin lọc sẽ giúp giữ lại phần bã cà phê
Phin lọc sẽ giúp giữ lại phần bã cà phê

Phương pháp chiết

Chiết là phương pháp dùng để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau. Hay nói cách khác, chiết là phương pháp tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp chất lỏng không đồng nhất. Ví dụ, nước và dầu ăn là hai hỗn hợp không đồng nhất. Để tách riêng hai chất lỏng này, ta sẽ dùng phương pháp chiết. 

Phương pháp chưng cất

Chưng cất là phương pháp dùng để tách hỗn hợp chất khí, chất lỏng thành các chất riêng biệt dựa vào nhiệt độ sôi hoặc nhiệt độ bay hơi của chúng. Mục đích của chưng cất là loại bỏ tạp chất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến độ tinh khiết cao nhất. 

Hiện nay, phương pháp chưng cất được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp thực phẩm, sinh học và hóa chất. Ví dụ như sản xuất tinh dầu, rượu, điều chế oxi,… 

Chưng cất rượu thủ công
Chưng cất rượu thủ công

Một số bài tập liên quan

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cô cạn là gì cũng như các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp, chúng ta cùng giải đáp một số bài tập dưới đây: 

Ví dụ 1: Một hỗn hợp gồm có muối ăn và cát, hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?

Lời giải: 

Trước tiên, hãy hòa tan hỗn hợp muối ăn và cát với nước. Sau đó, đổ hỗn hợp qua giấy lọc, ta sẽ thu được nước muối hòa tan; còn cát ở trên giấy lọc.  Sau đó, tiến hành cô cạn hỗn hợp nước muối, khi nước bốc hơi ta sẽ thu được muối ăn khan. 

Ví dụ 2: Hỗn hợp gồm nước và dầu hỏa, hãy tách dầu hỏa ra khỏi nước?

Lời giải: 

Vì dầu hỏa có khối lượng riêng nhẹ hơn so với nước và không tan trong nước nên ta sẽ cho hỗn hợp này vào phễu chiết. Khi đó, dầu nhẹ hơn sẽ nổi ở trên và nước ở dưới. Mở khóa phễu chiết, ta sẽ thu được nước và dầu hỏa riêng biệt. 

Cách tách dầu ra khỏi nước
Cách tách dầu ra khỏi nước

Ví dụ 3: Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta làm cách nào?

  1. Cô cạn
  2. Lọc
  3. Chiết
  4. Phản ứng hóa học

=> Chọn đáp án b. 

Ví dụ 4: Khi pha trà, người ta đang dùng phương pháp nào?

  1. Chưng cất
  2. Cô cạn
  3. Chiết
  4. Lọc

=> Chọn đáp án d. 

Ví dụ 5: Khi làm rượu truyền thống, rượu thu được thường bị lẫn nước. Để tách rượu ra khỏi nước, người ta đã dùng phương pháp nào?

  1. Chưng cất
  2. Chiết
  3. Cô cạn
  4. Lọc

=> Chọn đáp án a. Bởi rượu và nước đều tồn tại dưới dạng thể lỏng nhưng có nhiệt độ sôi khác nhau. Vì vậy, người ta đã sử dụng phương pháp chưng cất để tách rượu ra khỏi nước. Hơi cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên sẽ bay ra trước. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ, tạo thành những giọt cồn lỏng. 

Ví dụ 6: Hỗn hợp gồm bột sắt và bột nhôm bị trộn lẫn với nhau. Hãy tìm cách thu sắt tinh khiết?

Lời giải: 

Cho hỗn hợp bột sắt và bột nhôm vào dung dịch NaOH dư. Khi đó, nhôm phản ứng hoàn toàn với NaOH, còn sắt thì không. 

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

Sau đó, tiến hành lọc bột sắt và rửa sạch, ta sẽ thu được bột sắt tinh khiết. 

Ví dụ 7: Cho 40g CuO tác dụng vừa đủ 500ml HCl có nồng độ Cm. Sau đó, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Hãy xác định giá trị của Cm và m?

Lời giải: 

Phương trình: 

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

Theo bài ra, ta có: 

nCuO = 40/80 = 0.5 mol

nCuO = nHCl = 0.5 mol

=> Cm = 0.5/0.5 = 1M

m= 0.5 x 135 = 67.5 (g)

XEM THÊM:

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp. Tùy theo mục đích sử dụng và đặc tính của các chất mà người ta sẽ tách các chất ra khỏi hỗn hợp theo nhiều cách khác nhau. Supperclean.vn mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ cô cạn là gì và các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *