Gió là gì? Gió bắt đầu từ đâu? Có những loại gió nào & đặc điểm từng loại

Xuân Quỳnh đã từng viết: “Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu. Em cũng không biết nữa?…”. Vậy gió là gì? Nguyên nhân nào hình thành nên gió? Có những loại gió nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Gió là gì?

Gió là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nó là những luồng không khí chuyển động với quy mô lớn, từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. 

gió là gì
Gió là j?

Bài viết tham khảo: Akgae là gì? Những kiểu fan điển hình thường gặp trong K-POP

Gió được hình thành là do đâu?

Để trả lời cho câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” của Xuân Quỳnh, chúng ta cần phải dựa trên yếu tố khoa học và nghiên cứu khí tượng thủy văn. 

Những câu chuyện cổ tích lý giải rằng gió do vị Thần Gió tạo nên. Nhưng thực tế không phải vậy. Nguyên nhân chính hình thành nên gió là do sự khác biệt của áp suất khí quyển. Sự khác biệt đó khiến cho không khí bị dồn từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Từ đó, hình thành nên những cơn gió thổi với tốc độ khác nhau. 

Bên cạnh đó, hiệu ứng Coriolis (loại trừ đường xích đạo) khiến cho không khí bị chệch hướng ra khỏi quỹ đạo và tạo ra gió. 

Việc tạo nên những cơn gió có quy mô lớn được hình thành dựa vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa các cực và xích đạo. Hoặc cũng có thể do quá trình quay của các hành tính. Tuy nhiên, do ma sát của bề mặt Trái Đất nên gió thường có xu hướng cân bằng có tốc độ thổi chậm hơn. 

bồ công anh
Gió được hình thành do sự chênh lệch của áp suất khí quyển

Các loại gió chính

Khi đã hiểu rõ gió là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm, tính chất của các loại gió chính thổi trên Địa Cầu. 

gió là gì
Các loại gió chính thổi trên Địa Cầu

Gió Mậu Dịch

Hay còn gọi là gió Tín Phong. Vậy gió Tín Phong là gì? Đây là loại gió hoạt động phổ biến trong các miền xích đạo. Phạm vi hoạt động của gió Mậu Dịch kéo dài từ 30 độ Bắc và Nam về phía Xích Đạo. 

* Nguyên nhân hình thành: Do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến và áp thấp Xích Đạo. 

* Hướng gió: 

  • Tại bán cầu Bắc: Hướng Đông Bắc – Tây Nam
  • Tại bán cầu Nam: Hướng Đông Nam – Tây Bắc

* Thời gian hoạt động: Gió Tín Phong thường hoạt động quanh năm, nhưng mạnh nhất là vào mùa hè. 

* Tính chất của gió: Khô, ít gây mưa. 

Gió Tây Ôn Đới

Gió Tây Ôn Đới là loại gió hoạt động quanh năm, thổi từ vĩ tuyến 30 – 35 độ Bắc và Nam về khoảng vĩ tuyến 60 độ. 

* Hướng gió: Từ Tây sang Đông trong phạm vi từ 30 – 60 độ tại mỗi bán cầu. 

* Thời gian hoạt động: Gần như quanh năm nhưng thời điểm hoạt động mạnh nhất là vào mùa đông. Hoạt động yếu nhất là vào mùa hè. 

* Tính chất gió: Độ ẩm cao, gây mưa lớn. 

Gió Đông Cực

Đây là loại gió hoạt động từ 2 áp cao địa cực Bắc và địa cực Nam về áp thấp ôn đới. Phạm vi hoạt động của gió Đông Cực trải dài từ 90 độ về 60 độ tại 2 bán cầu.  

* Hướng gió chính: 

  • Tại bán cầu Bắc: Hướng Đông – Tây
  • Tại bán cầu Nam: Hướng Đông Bắc – Đông Nam

* Thời gian hoạt động: Thường hoạt động quanh năm nhưng không đều, hoạt động yếu. 

* Tính chất gió: Khô và lạnh. 

Gió địa phương

Trong thực tế có nhiều loại gió thổi từ các vùng khác nhau. Khi đến một quốc gia nào đó, do chịu ảnh hưởng của địa hình mà gió sẽ có những đặc điểm khác với tính chất ban đầu. Vì vậy, nó được gọi là gió địa phương. Gió địa phương gồm có: 

– Gió biển, gió đất

Gió biển và gió đất là loại gió được hình thành ở vùng đất ven biển. Nguyên nhân là do sự khác biệt về tính chất hấp thụ nhiệt của biển, đất liền hoặc đại dương tạo ra. 

* Hướng gió: Thay đổi theo thời gian ngày và đêm

  • Ban ngày: Gió thổi từ vùng biển vào đất liền. 
  • Ban đêm: Gió sẽ thổi từ đất liền ra vùng biển. 

* Tính chất: 

  • Gió đất: hanh, khô
  • Gió biển: Có độ ẩm cao, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu do thổi từ biển vào.

– Gió mùa

Gió mùa là loại gió thay đổi hướng theo mùa. Hướng gió thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa hè và mùa đông. Gió mùa là đặc trưng khí hậu của khu vực miền nam của Châu Á. 

Gió mùa được chia thành 2 loại, gồm có: 

  • Gió mùa mùa hè: Thổi từ biển vào đất liền theo hướng Tây Nam. Vì vậy, nó còn được gọi là gió mùa Tây Nam. Khi hoạt động, loại gió này mang nhiều hơi nước, hình thành khí hậu nóng ẩm, dễ gây mưa. Càng gần biển khi mưa càng nhiều, vào sâu trong đất liền thì mưa ít hơn. Kết thúc mùa mưa cũng bắt đầu từ đất liền và ra biển. 
  • Gió mùa mùa đông: Thổi từ đất liền ra đến biển. Loại gió này thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc. Khi thổi, nó sẽ mang theo không khí lạnh và khô. Càng gần về phía Xích Đạo, gió càng ấm dần lên. 

Tại khu vực miền Bắc nước ta, gió mùa Đông Bắc còn được gọi là gió bấc, gió Bắc. Nó khiến cho trời trở xấu, rét đậm, rét hại kéo dài từ tháng 12 đến khoảng tháng 4 năm sau. 

– Gió heo may

Thuật ngữ này được người Việt dùng để chỉ những cơ gió nhè nhẹ, kèm theo chút hanh khô và tiết trời se lạnh của mùa thu. Cơn gió này được xem là đặc trưng của mùa thu; thường xuất hiện khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 Dương lịch hàng năm. Thời điểm nó hoạt động mạnh nhất là vào khoảng tháng 8 Âm Lịch. 

Trong văn học, đã có rất nhiều tác giả khai thác đề tài về gió heo may và viết thành những vần thơ hay, làm rung động lòng người như: “Heo May” (Phan Thúc Định), “Lại một mùa heo may” (Lê Hương), “Heo May em về” (Hoàng Minh Tuấn), “Mùa Heo May” (Phạm Hồng Giang),… 

– Gió Lào

Khu vực miền Trung của nước ta thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của những cơn gió mùa hè thổi từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam. Sau khi qua lãnh thổ của Lào và Campuchia, cơn gió này đã bị mất một phần hơi ẩm. 

Khi gặp dãy núi Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa và gây mưa tại khu vực sườn phía Tây Trường Sơn. Khi thổi sang khu vực phía Đông, loại gió này trở nên khô và nóng. Vì vậy, chúng ta thường gọi loại gió này là gió Lào, gió fơn, hiệu ứng fơn. 

gió là gì
Gió fơn là gì?

Tại Việt Nam, gió phơn bắt đầu từ mùa hà, khoảng từ tháng 4 đến tháng 9, xảy ra tại khu vực các tỉnh ven biển Trung Bộ. Thời điểm hoạt động mạnh nhất là vào tháng 6 và tháng 7. 

Ngoài ra, người dân Việt Nam còn có khá nhiều tên gọi đặc biệt của gió như: gió chướng (gió mùa Đông Bắc), gió nồm, gió se, gió rít, gió rét,… 

Vai trò của gió là gì? Ứng dụng của gió

Gió đóng vai trò quan trọng đối với cảnh vật tự nhiên và đời sống của con người trên khắp thế giới. Nó cũng gây ảnh hưởng nhất định đến đặc trưng thời tiết của mỗi vùng lãnh thổ nhất định. 

Bên cạnh đó, gió cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Ví dụ ở Việt Nam, sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nhiệt đới với lượng mưa nhiều đã mang lại cho chúng ta thảm thực vật phong phú và đa dạng. Góp phần không nhỏ vào sự thành công của ngành nông nghiệp ở nước ta. 

Ngoài ra, gió còn là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có khả năng tái tạo. Vì vậy, nó hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động công nghiệp. Có thể kể đến như: 

  • Ứng dụng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm, khinh khí cầu, thiết kế tàu thuyền… 
  • Nghiên cứu tốc độ gió, hướng đi của gió để dự báo thời tiết. 
  • Dùng để sản xuất điện,… 
  • Trong thể thao, gió cũng được nghiên cứu và ứng dụng trong một số trò chơi liên quan đến hướng gió như lướt sóng, cầu lông,… 
tuabin gió
Các tuabin gió được dùng để sản xuất điện

Những tác hại của gió là gì?

Ngoài những lợi ích to lớn trên, gió cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho con người. 

Gió giật từ cấp 7 trở lên gây ra nhiều khó khăn khi di chuyển. Gió giật cấp 9 trở lên có thể gây ra hiện tượng lốc xoáy, bão tố, làm tốc mái nhà, gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Đặc biệt, gió to thường đi kèm với bão lũ, có thể quật đổ cây cối, các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của con người. 

Vì vậy, cần phải có biện pháp dự báo thời tiết chính xác về tốc độ gió, hướng gió,… để giúp người dân phần nào tránh được những nguy hiểm do gió gây nên. Nhất là trường hợp tàu thuyền đang di chuyển trên biển. 

gió là gì
Gió thổi mạnh quật đổ cây bên đường

Bài viết tham khảo: Mã định danh là gì? Cách tra cứu mã định danh online

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ gió là gì, gió bắt đầu từ đâu và các loại gió chính. Mọi câu hỏi thắc mắc và ý kiến góp ý xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng mình luôn sẵn sàng đón nhận để hoàn thiện nội dung bài viết được tốt nhất!

4/5 - (171 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *